Tuyên bố về bản án của công dân Nguyễn Văn Hóa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sự việc và Nhận định

Vào ngày 27-11-2017 Tòa án Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã xét xử vội vàng vụ án “Nguyễn Văn Hóa tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” căn cứ Điều 88 của Bộ luật Hình sự trong một phiên tòa sơ thẩm không công khai và không có luật sư.

Tại phiên tòa, anh Nguyễn Văn Hóa đã bị tước quyền bào chữa và, nghiêm trọng hơn, bị còng tay trước vành móng ngựa. Thân nhân của anh cũng không được tham dự phiên tòa xét xử người thân. Sau đó, bản án sơ thẩm đã tuyên phạt anh Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam và 3 năm quản chế.

Trước khi bị bắt, anh Nguyễn Văn Hóa là một thanh niên dấn thân vì cộng đồng, đã đến tận nơi xảy ra thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra vào tháng 4-2016, để tường thuật tội ác môi trường của doanh nghiệp bất lương này và thảm cảnh của các nạn nhân. Anh cũng hỗ trợ và cùng các nạn nhân thu thập bằng chứng nhằm tố giác tội ác và khởi kiện công ty Formosa trước tòa án.

Để trả thù anh Nguyễn Văn Hóa do những hoạt động nói trên, công an Hà Tĩnh đã bắt giam anh và vu cáo anh là “phản động” và “chống chính quyền” nhằm mục đích tạo cớ bắt giam anh và thêu dệt một chiến dịch tuyên truyền chống lại anh cùng những người hoạt động xã hội dân sự khác.

Tuyên bố

Từ các sự việc và nhận định nêu trên, chúng tôi tuyên bố như sau:

Thứ nhất, bản án sơ thẩm dành cho anh Nguyễn Văn Hóa vào ngày 27-11-2017 không phải là kết quả của việc đánh giá và nhận định chứng cứ hợp lệ và nghiêm túc mà Luật Tố tụng Hình sự hiện hành yêu cầu hội đồng xét xử phải tôn trọng và thực hiện; thay vào đó đây đơn thuần chỉ là một bản án chính trị bỏ túi mà hình phạt đã được ấn định từ trước khi diễn ra phiên tòa.

Thứ hai, tố giác tội ác của công ty Formosa trước công luận và hỗ trợ nạn nhân khởi kiện doanh nghiệp bất lương này trước tòa án là những hoạt động và công việc hoàn toàn hợp pháp trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam hiện hành, không thể bị xem là “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam”, trừ phi chính nhà nước đó bảo kê và dung túng kẻ thủ ác về môi trường tại bốn tỉnh miền Trung Việt Nam.

Thứ ba, bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế dành cho anh Nguyễn Văn Hóa là sự phỉ báng công lý vì nó bất chấp và chà đạp mọi chuẩn mực văn minh pháp lý được công nhận trên toàn thế giới; do đó nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho anh Nguyễn Văn Hóa vô điều kiện và ngay lập tức.

Thứ tư, nhà cầm quyền Việt Nam cần chấm dứt ngay mọi hành vi bắt bớ vô lối các nhà hoạt động xã hội dân sự và những ai đang thực thi quyền tự do ngôn luận của mình một cách công khai như Hiến pháp Việt Nam đã ghi nhận.

Tuyên bố ngày 01 tháng 12 năm 2017

Danh sách ký tên đợt 1

Tổ chức:

1- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành.
2- Câu lạc bộ Phan Tây Hồ. Đại diện: Nhà nghiên cứu Mai Thái Lĩnh.
3- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại điện: GS Phạm Xuân Yêm.
4- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện: Lưu Hoàn Phố, Thái Hằng.
5- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A.
6- Đảng Dân Chủ Việt. Đại diện: Hương Huỳnh.
7- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Đức.
8- Giáo hội Liên hữu Lutheran Việt Nam−Hoa Kỳ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
9- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.
10- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
11- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: BS Nguyễn Đan Quế, LM Phan Văn Lợi.
12- Hội Pháp Việt Tương Trợ AFVE. Đại diện: Hội trưởng Bùi Xuân Quang.
13- Hội thánh Mennonite Cộng Đồng. Đại diện: Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng.
14- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa
15- Mạng lưới Các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập. Đại diện: Thạc sĩ Vũ Quốc Ngữ.
16- Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders). Đại diện: Thạc sĩ Vũ Quốc Ngữ
17- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: LM Nguyễn Hữu Giải, LM Nguyễn Công Bình.
18- Phong trào Dân Chủ Việt. Đại diện: Hương Huỳnh.
19- Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo VNTN. Đại diện: HT Thích Không Tánh và TT Thích Vĩnh Phước.

Cá nhân :

1- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt.
2- Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Pháp.
3- Cù Huy Hà Vũ, Tiến sĩ Luật, Hoa Kỳ.
4- Đinh Hữu Thoại, Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế.
5- Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
6- Lê Phạm Mai, Giáo chức, California, Hoa Kỳ.
7- Lê Tinh Thông, Giáo chức, California, Hoa Kỳ.
8- Nguyễn Khắc Mai, Cán bộ hưu trí, Hà Nội.
9- Nguyễn Minh Nhựt, Lập trình viên, Sài Gòn.
10- Nguyễn Quang Vinh, Cán bộ Quân đội nghỉ hưu, Hà Nội.
11- Nguyễn Thế Quang, Giáo viên, California, Hoa Kỳ.
12- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo độc lập, Hà Nội.
13- Nguyễn Văn Lý, Linh mục, Tổng giáo phận Huế.
14- Trần Quang Thành. Nhà báo, Bratislava, Slovakia.
15- Triệu Sang, Thương binh VNCH, Sóc Trăng.
16- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
17- Vũ Hoàng Anh Bốn Phương, Hoa Kỳ.
18- Vũ Ngọc Phúc, Kỹ sư, Århus, Denmark
19- Vũ Quốc Ngữ, Nhà báo độc lập, Hà Nội.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.