Úc Châu: Biểu tình ngày quốc hận 30/04

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày Quốc hận năm nay đánh dấu mốc thời gian 35 năm kể từ khi phần đất miền Nam còn lại rơi vào tay cộng sản. Ngoài buổi lễ Tưởng niệm hoặc biểu tình được tổ chức đồng loạt tại các thành phố lớn trên nước Úc vào đêm thứ Sáu 30/04, thì cộng đồng tỵ nạn Việt Nam Úc Châu còn có một cuộc biểu tình chung trước Tòa Đại Sứ VC tại thủ đô Canberra vào ngày Chủ nhật 2/05.

Vì 35 năm là một mốc thời gian lớn, cho nên cuộc biểu tình năm nay tại Canberra thu hút một số lượng đồng hương tham dự đông hơn những năm vừa qua. Mặc dầu chương trình dự trù bắt đầu từ 12g trưa, nhưng mới 11.30g sáng mà các đoàn xe từ các thành phố Brisbane, Sydney, Wollongong, Melbourne đã kéo về chật kín trước hang ổ của bọn bán nước. Theo Ban tổ chức cho biết số người tham dự lên gần 2,000 người, với 20 chiếc xe Bus và gần một trăm chiếc xe lớn nhỏ các loại đến từ các thành phố này, trong khi đại diện đến từ các thành phố khác xa hơn thì đến bằng máy bay.

Trước khi vào chương trình, hai MC Thanh Trúc và Nguyễn Toàn đã giúp đồng hương hâm nóng bầu không khí bằng các khẩu hiệu:

Vietnamese Communist must go – Go, go, go
Đả đảo CSVN – Đả đảo, đả đảo, đả đảo
Freedom for Vietnam – Freedom, freedom, freedom
Human rights for Vietnam – Human rights, human rights, human rights,

Sau phần chào cờ Úc-Việt và phút mặc niệm, ông Nguyễn Thế Phong, vị Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam liên bang mở đầu chương trình biểu tình bằng bài phát biểu có chủ đề “Tổng kết sơ lược về tình hình đất nước và tình trạng nhân quyền tại VN”. Ông Phong dẫn ra rằng sau 35 năm dưới sự cai trị của CSVN thì các quyền tự do căn bản của con người vẫn bị chà đạp. Hơn hết, sau 35 năm thì Việt Nam hiện nay đã lụy vào vòng nô dịch Đại Hán hơn bao giờ hết, bởi vì các hiện tượng “lạ” ngày càng rõ rệt hơn bao giờ hết trên đất Việt, mà mỗi khi người Việt trong nước lên tiếng thì đều lãnh nhận những trấn áp, bắt bớ tù đày. Ông kết luận rằng, “Ngày nào còn CSVN thì ngày đó Sơn hà vẫn nguy biến”.

Kế tiếp, ông Lê Công, vị chủ tịch Cộng đồng VN tại vùng Lãnh thổ Thủ đô, có bài phát biểu về “Hiểm họa Trung Cộng và chủ quyền VN”. Ông bắt đầu phần trình bày bằng tiếng Anh với các thính giả Úc và các bạn trẻ, về các hiểm họa bành trướng trong mọi mặt của Trung Cộng đối với các nước trong khu vực, kể cả Úc. Trong phần tiếng Việt, ông lập lại việc nhà nước CSVN đã dâng biển, nhượng đất cho Trung Cộng để cầu an. Ngoài ra còn có vụ việc giao cho Trung Quốc khai thác Bauxite trên Tây Nguyên, có thể gây hiểm họa khôn lường cho môi trường. Ông kết luận rằng, Trung Cộng không những gây ra các hiểm họa tai hại về môi trường, an ninh đối với Việt Nam, khu vực mà còn đối với toàn thế giới.

JPEG - 5.5 kb
Lê Đá: “Ải Nam Quan – Ngày quật khởi”

Để thay đổi bầu không khí, anh Lê Đá đến từ Sydney, đã tự trình diễn, vừa đờn vừa hát bài “Ải Nam Quan – Ngày quật khởi”, do chính anh sáng tác chỉ vài ngày trước đây. Những ưu tư, xót xa về tương lai đất nước dân tộc cùng với giọng ca trầm ấm, đã làm khơi dậy lòng yêu nước mãnh liệt trong lòng người nghe:

Ải Nam Quan yêu ơi,
Ai đã cắt chia người,
Ai, ai đã dâng cho loài quỷ dữ.
Đớn đau này ta phải khắc ghi.

Bài phát biểu của ông Nguyễn Văn Thanh với chủ đề “Đàn áp tôn giáo và kế hoạch quốc doanh hóa các nhà tu hành của CSVN”, nêu ra kế hoạch thâm độc “dùng Sư đánh Sư” của nhà nước CSVN, gây chia rẽ giữa các tôn giáo, sử dụng chiến thuật cho người thâm nhập vào các tôn giáo để dễ bề lũng đoạn. Ngoài ra ông cũng cảnh giác mọi người về kế hoạch “Phật giáo VN đoàn kết liên lục địa” mà diễn giả Scott Johnson đã nêu ra gần đây.

Kết thúc bài phát biểu, ông nhắc lại lời của Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã từng nói trước các quan chức thành phố Hà Nội “Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải Xin – Cho”, và kêu gọi mọi người không tiếp tay với các tu sĩ quốc doanh được gởi ra hải ngoại làm công tác.

Vị chủ tịch trẻ tuổi của tiểu bang Victoria Nguyễn Văn Bon, đã chia sẻ về “Tình trạng sử dụng môi sinh và bán đất vô tội vạ của CSVN cho các nhà tài phiệt và công ty ngoại quốc”. Ông cho rằng nhà nước CSVN không có đặt trọng tâm giải quyết vấn đề môi trường triệt để. Đó cũng là lý do mà mới đây 2 thành phố lớn Hà Nội và Sài Gòn nằm trong số 6 thành phố ô nhiễm nhất trên thế giới. Một chế độ tham nhũng, chính quyền các cấp không quan tâm đến vấn đề môi sinh, ô nhiễm tràn lan, trong khi bản thân các quan chức nhà nước chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, tự sản xuất “rau sạch” tại nhà cho nhu cầu riêng tư, mặc kệ cuộc sống của người dân chung quanh, mà điển hình là “vườn rau sạch” của cựu TBT Lê Khả Phiêu.

Tiếp theo, MC Thanh Trúc giới thiệu với đồng hương tiếng hát của 2 ca sĩ nhí Quốc An – Khánh Vân, qua bài hát “Thiên thần trong bóng tối” của nhạc sĩ Trúc Hồ, để tặng các nhà đấu tranh dân chủ trong nước.

Bạn hãy cùng tôi
Bước theo ngọn đuốc Việt Nam
Niềm tin ngày mau tươi sáng
Hiến dâng cuộc sống cho đời
Những Thiên Thần Trong Bóng Tối…..

JPEG - 91.9 kb

Bác sĩ Bùi Trọng Cường, chủ tịch Cộng đồng Người Việt tiểu bang Queensland đã có bài phát biểu chủ đề “Xuất cảng lao động từ Việt Nam”. Mặc dầu hiện nay nhà nước CSVN đã và đang xuất cảng lực lượng lao động ra nước ngoài, thu nhiều ngoại tệ về nhưng thái độ “đem con bỏ chợ” đã khiến cho hàng ngàn người lao động Việt Nam lâm cảnh khó khăn tại xứ người mà không biết kêu cứu cùng ai.

Nhạc phẩm “Xin Đời Một Nụ Cười” của nhạc sĩ Nam Lộc, được Thanh Trúc trình bày với tiếng đàn Guitar của Nhạc sĩ Hồ Hải:

TỰ DO ơi TỰ DO! Em đổi bằng thân xác.
Vì hai chữ TỰ DO! Ta mang đời lưu vong.

Ông Đoàn Công Chánh Phú Lộc, chủ tịch Cộng đồng tiểu bang Nam Úc, đã phát biểu về “Nghị quyết 36 và những hình thức gây chia rẽ làm suy yếu cộng đồng người Việt hải ngoại”. Kể từ khi Nghị quyết 36 ra đời vào ngày 6/03/2004, thì CSVN đã biến “bọn phản động” ngày xưa thành các “khúc ruột ngàn dậm”. Ông kết thúc bài phát biểu bằng bài thơ của một bác cao niên đã sáng tác tại chỗ.

JPEG - 95.8 kb

Sau cùng MC Trần Nhân giới thiệu với đồng hương người bạn trẻ Nguyễn Bá Vương, đại diện Tổng hội SVHS VN Úc Châu, chia sẻ tâm tình về “Đêm không ngủ” tối 1/5 tại Canberra, của các bạn trẻ sinh viên học sinh đến từ các thành phố của Úc.

Cuộc biểu tình được kết thúc bằng bài hát “Đáp lời sông núi” qua tiếng hát của Khánh Vân – Quốc An.

Phần sau cùng của chương trình là lễ truy điệu vong linh các chiến sĩ quân lực VNCH và Quân lực Hoàng gia Úc tại Đài Chiến sĩ Trận vong Úc – Việt.

Cuộc biểu tình kết thúc đúng 3g chiều.

Ghi nhanh từ Canberra, ngày 2/05/2010

Lê Minh
(Hình: www.lyhuong.net)

JPEG - 96.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.