“Út trọc” và “Vũ nhôm” là những con chốt thí

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong chiến dịch đốt lò chống tham nhũng, bỗng dưng có hai vụ án chẳng giống ai. Đó là vụ án liên quan đến một nhân vật bên quân đội: Thượng tá Đinh Ngọc Hệ có biệt danh là “Út trọc” và một nhân vật bên công an là Thượng tá Phan Văn Anh Vũ có biệt danh là “Vũ nhôm”.

Trước khi hai nhân vật này bị bắt và truy tố, những bài viết úp úp mở mở mô tả về hai nhân vật này với sự liên hệ của một số lãnh đạo cao cấp, khiến người ta liên tưởng đến hai người này là những tay anh chị, gian hùng và chọc trời khuấy nước. Nhất là cả hai bị mang ra xử cùng ngày (30/7) tại Hà Nội, Út trọc thì bị xử ở Tòa án quân sự Quân khu 7 còn Vũ nhôm thì bị xử kín ở tòa án nhân dân Hà Nội, nên đã tạo thêm sự tò mò rằng đây là vụ án kinh khủng hơn cả vụ xử án Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng. Phen này Nguyễn Phú Trọng chắc hẳn sẽ giật sập những nhóm lợi ích trong quân đội và công an.

Thế nhưng sau khi vụ xử án kết thúc, người ta mới chưng hửng rằng đây chỉ là vụ án đầu voi đuôi chuột. Dùng những con chốt thí để khỏa lấp các mâu thuẫn chồng chéo giữa những phe nhóm quyền lực.

Đinh Ngọc Hệ được mô tả là người không có bằng cấp nhưng nhờ chạy chọt làm bằng giả tốt nghiệp Đại Học Kinh Tế Quốc Dân để được gắn lon Thượng Tá và bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám Đốc Công ty Thái Sơn, Bộ Quốc Phòng. Trong thời gian làm Tổng Giám Đốc, Út trọc đã lấy xe của công ty cho thuê để hưởng lợi 6 tỷ đồng và không nộp thuế 3,1 tỷ đồng. Ngoài ra, Út trọc còn bị tố cáo làm giả hợp đồng gửi xăng, hợp thức hóa nguồn gốc xăng dầu kém chất lượng nhằm tránh bị xử phạt làm thiệt hại ngân sách 1,4 tỷ đồng.

Trước tòa, Út trọc khai mọi việc làm của mình đều báo cáo với cấp trên và được sự cho phép của Hội đồng quản trị công ty, nhưng tòa không chấp nhận lời biện hộ này của đương sự. Sau vài tiếng đồng hồ xét xử trong bí mật, Út trọc bị kết án 10 năm tù giam về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành cộng vụ”, và 2 năm tù giam về tội “sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức.”

Như vậy, sau mấy chục năm phục vụ quyền lợi cho một số tướng lãnh cao cấp, cơ sở kinh tài Thái Sơn giờ không còn là nơi béo bở nữa, nên phải khóa miệng Út trọc trong 12 năm tù để hạ cánh an toàn.

Khác với Đinh Ngọc Hệ, ông Phan Văn Anh Vũ (biệt danh Vũ Nhôm) bị bắt lúc đầu với tội “cố ý tiết lộ bí mật nhà nước”, nhưng sau khi giam giữ một thời gian thì bị khởi tố thêm 2 tội nữa là “lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “trốn thuế”.

Ngày 30 tháng 7 vừa qua, Vũ nhôm bị xử kín tội “cố ý tiết lộ bí mật nhà nước” cùng với hai tòng phạm là cựu Trung tướng Phạm Hữu Tuấn, nguyên tổng cục phó Tổng cục tình báo và Nguyễn Hữu Bách cựu sĩ quan Bộ công an.

Vì xử kín nên không ai biết Vũ nhôm đã “tiết lộ những bí mật gì” nhưng đa số dư luận đều cho rằng Vũ nhôm bị khởi tố là do sự trả thù của Huỳnh Đức Thơ, Phó bí thư kiêm chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Đà Nẵng.

Nói cách khác Vũ nhôm là con chốt trong cuộc chiến tranh giành quyền lực ở Thành Phố Đà Nẵng giữa hai phe Nguyễn Xuân Anh (đã bị Nguyễn Phú Trọng kỷ luật mất chức Bí Thư) và Huỳnh Đức Thơ (đàn em thân tín của Nguyễn Xuân Phúc), trong đó Vũ nhôm đã tiếp tay cho phe Nguyễn Xuân Anh tung những bí mật đời tư của Thơ lên mạng Internet.

Vũ nhôm làm được chuyện này không phải vì tài giỏi, mà chỉ là “thiên lôi” của một thế lực ngầm núp dưới bóng tình báo công an, được dựng ra để triệt hạ những phe nhóm nào dám cản trở tiến trình thu tóm tài sản công vào trong tay của họ.

Vì thế mà sau khi Nguyễn Xuân Anh thất sủng, Vũ nhôm chính là đầu mối để cho phe Huỳnh Đức Thơ phanh phui hầu lấy lại những tài sản đa số là nhà cửa, đất đai mà phe Nguyễn Xuân Anh tẩu tán dưới các công ty trá hình do Vũ nhôm đứng tên.

Vũ nhôm lãnh án 9 năm tù cho tội “cố ý tiết lộ bí mật”. Bản án này mới chỉ là bước khởi sự của Thơ nhằm dằn mặt việc Vũ nhôm đã dám đào tẩu sang Singapore mà thôi.

Phiên toà tới xử về hai tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “trốn thuế” lên đến hàng trăm tỷ đồng không chỉ nhắm vào Vũ nhôm, mà là để phanh phui thế lực ngầm đứng phía sau Vũ nhôm là những ai?

Tóm lại, những tình tiết nói trên cho thấy các vụ xử án vừa qua nhân danh “diệt tham nhũng” vừa là màn trình diễn trên bề nổi để xoa dịu nội bộ đang lùm xùm vụ “trâu buộc ghét trâu ăn” và xì hơi làn sóng phẫn nộ của quần chúng về vấn nạn tham nhũng, nhưng chủ đích chính của Nguyễn Phú Trọng và phe nhóm là muốn tóm thu tài sản của những thế lực ngầm đứng sau các con chốt thí, đồng thời lấy cớ triệt tiêu đối thủ chính trị và củng cố quyền lực.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Điểm nghẽn nào ở đây?

Chính phủ cần đưa ra các thống kê đúng về môi trường, cụ thể môi trường của Hà Nội hiện nay. Độ ô nhiễm là bao nhiêu? Do các nguyên nhân chính nào? Lộ trình giải quyết các nguyên nhân chính ấy ra sao?

Khi chính phủ ra lệnh cấm xe máy xăng trên đường trục của thủ đô rất tiếc không kèm theo các thông tin về độ ô nhiễm tổng thể ấy.

11 triệu: 7 năm tù – Hàng ngàn tỷ: 3 năm ân xá

Cách đây chưa lâu, chính chúng tôi bị nghe “dạy dỗ” là phải dùng đại từ nhân xưng “ông” cho một tội phạm vốn trước đây là quan chức chứ không được dùng “sẵng” chỉ mỗi tên riêng.

Giờ thì nhìn vào người thầy, lấy công làm lời, bị xử 7 năm tù vì tham ô có 10,7 triệu đồng. Tôi tự hỏi, tại sao thầy không “khắc phục hậu quả” để hưởng khoan hồng nhỉ?

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ thủ đô

Chủ trương, ngoài đúng còn phải công bằng

Chú em nói đúng. Một thế giới cần lao mấy chục triệu người đang chạy xe xăng để kiếm cơm hằng ngày, có những chiếc giá chỉ vài ba triệu đồng, không dễ gì đổi thành xe điện vài chục triệu. Nếu nhà nước thực sự muốn tốt môi trường và lo cho dân, hãy cho dân khoản tiền sắm sửa ban đầu ấy, khó gì chuyện dân ủng hộ chủ trương.

Những hệ lụy khi cấm xe máy xăng trong nội đô

Việc thủ tướng công bố Hà Nội cấm xe xăng trong phạm vi Vành đai 1 (nội đô), mình cho là quá vội vã. Lẽ ra việc này nên cần một lộ trình chuyển đổi từ 3-5 năm. Cần thông báo công khai cho người dân và thực hiện cho đúng.