Vẫn Còn Đó Vấn Nạn Mãi Dâm Tại Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 15/10/2004, Thủ Tướng Chính phủ CSVN đã ký Nghị Định số 178/2004/NĐ-CP quy định các hướng dẫn thi hành một số điều khoản trong mục tiêu phòng và chống tệ nạn mãi dâm. Theo đó, tất cả cán bộ, công chức, viên chức nhà nước hoặc những người thuộc lực lượng vũ trang CSVN vi phạm những luật lệ phòng chống mãi dâm thì ngoài việc bị phạt tiền còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để thi hành kỷ luật. Đối với người có hành vi bán dâm, nghị định trên còn ghi rõ: phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đến 300.000 đồng VN; từ 300.000 đến 500.000 đồng VN trong trường hợp bán dâm cho nhiều người cùng một lúc và từ 500.000 đến 1 triệu đồng VN nếu bán dâm có tính chất đồi trụy. Người nào có hành vi mua dâm thì bị phạt tiền từ 500.000 đến triệu đồng VN; phạt tiền từ 2 đến 5 triệu đồng VN trong trường hợp mua dâm nhiều người cùng lúc; phạt từ 5 đến 10 triệu đồng VN thuộc một trong hai trường hợp: mua dâm có tính chất đồi trụy, lôi kéo, ép buộc người khác cùng mua dâm.

Thật ra, Nghị Định số 178/2004/NĐ-CP chỉ gia tăng chút ít sự trừng phạt đối với người vi phạm, nếu đem so sánh với Pháp lệnh được thi hành từ 1 tháng 7 năm 2003 vừa qua. Luật đã được quy định, nhưng vấn đề chính là việc thi hành. Sự kiện này cùng với những kinh nghiệm quá khứ đã nói lên thực trạng của một xã hội không tôn trọng Pháp luật như hiện nay tại Việt Nam. Thử hỏi đã có bao nhiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam đã bị đem bán cho các động mãi dâm tại Cam Bốt, Thái Lan, Đài Loan…? Để thực hiện công việc này, có bao nhiêu cán bộ nhà nước dính líu trong đường dây buôn người này ? Và tại sao chính quyền CSVN không có một phản ứng mạnh mẽ gì trước những sự kiện đau lòng này? Ngoài ra, Nghị Định số 178/2004/NĐ-CP đã đưa ra một điều nghe có vẻ hơi mạnh tay nhưng thật ra chỉ là để “cú đầu” cán bộ và “vuốt ve” lòng dân, khi quy định rằng các công chức cán bộ hoặc những người thuộc các lực lượng vũ trang CSVN vi phạm các luật lệ phòng chống mãi dâm, ngoài việc phạt tiền còn thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để làm kỷ luật, thay vì chỉ đưa ra cơ quan Tư pháp chế tài theo luật định

Dưới đây là một số quy định trong một Pháp lệnh phòng, chống mại dâm đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN thông qua ngày 17/03/2003 và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2003.

1- Xử lý đối với người mua dâm: Người mua dâm tuỳ tính chất, mức độ sẽ bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo và phạt tiền. Đặc biệt pháp lệnh còn quy định: người mua dâm người chưa thành niên hoặc biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 22)

2- Xử lý đối với người bán dâm: Người bán dâm tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh. Người bán dâm là người nước ngoài thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính bằng hình thức cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất. Người bán dâm biết mình bị nhiễm HIV mà cố ý lây truyền bệnh cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 23)

3- Xử lý đối với người có hành vi liên quan đến mại dâm: Người bảo kê, mại dâm, góp vốn để sử dụng vào mục đích mại dâm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Người môi giới mại dâm, mua bán phụ nữ, trẻ em để phục vụ hoạt động mại dâm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 24)

4- Xử lý đối với tổ chức cá nhân lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lợi dụng hoạt động kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm thì bị phạt tiền và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tịch thu tang vật, phương tiện có liên quan trực tiếp đến hoạt động mại dâm, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Người đứng đầu cơ sở kinh doanh dịch vụ do thiếu tinh thần trách nhiệm để hoạt động mại dâm xảy trên cơ sở do mình quản lý thì bị xử phạt hành chính; trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 25)

5- Xử lý đối với tổ chức, cá nhân phổ biến, tàng trữ, lưu hành các sản phẩm có nội dung và hình thức khiêu dâm: Cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, dịch vụ văn hoá, bưu chính viễn thông có hành vi phổ biến, tàng trữ lưu hành hình ảnh, vật phẩm, sản phẩm, thông tin có nội dung và hình thức đồi trụy, khiêu dâm, kích động tình dục thì bị phạt tiền và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Người có hành vi vi phạm các quy định nêu trên thì tuỳ theo tính chất, mức độ mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. (Điều 26).

6- Xử lý đối với cán bộ, công chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm: Người có hành vi vi phạm quy định tại các Điều 22, 23, 24, 25 và 26 của Pháp lệnh này là cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân thì ngoài việc bị xử lý theo quy định tại các điều này còn bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan; tổ chức; đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục và xử lý kỷ luật. Cán bộ, công chức hoặc người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân vi phạm pháp luật về phòng, chống mại dâm thì trong thời gian bị kỷ luật không được đề cử, ứng cử vào các cơ quan dân cử, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội; không được bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm lại, bổ nhiệm vào các chức vụ tương đương hoặc cao hơn trong các cơ quan Nhà nước trong lực lượng vũ trang nhân dân. (Điều 28).

7- Xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống mại dâm: Người có nhiệm vụ trực tiếp đấu tranh phòng, chống mại dâm dung túng, bao che hoặc không xử lý kịp thời để cho hoạt động mại dâm xảy trên địa bàn quản lý thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, chuyển làm công tác khác hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì cơ quan nơi người đó công tác phải có trách nhiệm bồi thường và người đã gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn theo quy định của pháp luật. (Điều 29).

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.