Vận động với Bộ Ngoại Giao Hòa Lan cho các nhà dân chủ VN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhằm mục đích thông tin về sự gia tăng đàn áp, bắt bớ các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam, đồng thời vận động sự yểm trợ của quốc tế, vào trưa ngày 28 tháng Tám, 2017 một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân và đại diện của Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn Cộng Sản tại Hoà Lan đã có buổi gặp gỡ với bà D. Ooft và ông L. Ten Hage trong ban Á Châu Sự Vụ thuôc Bộ Ngoaị Giao Hòa Lan.

Trong phần trình bày đại diện Việt Tân đã đề cập đến đợt bắt bớ nặng nề từ đầu năm 2017 tới nay. Một số trường hợp tiêu biểu đã được lần lượt nêu ra như trường hợp của chị Trần Thị Nga, anh Nguyển Văn Oai, blogger ‘Mẹ Nấm’, anh Trần Văn Hoàng Phúc, anh Nguyễn Bắc Truyền cũng như các anh em khác trong Hội Anh Em Dân Chủ. Lý do và âm mưa của chính quyền CSVN khi gia tăng đàn áp và bắt bớ cũng đã được phái đoàn trình bày một cách tường tận.

Từ phía Á Châu Sự Vụ đại diện của Bộ Ngoại Giao tỏ ra lo ngại về những biến chuyển trong chiều hướng xấu cho nhân quyền tại Việt Nam và họ cũng quan tâm đến những vấn đề thời sự đã và đang xảy ra tại Việt Nam trong thời gian qua. Họ chia sẻ rằng chính quyền Hoà Lan luôn lưu tâm đến vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và đều được nêu lên trong những buổi gặp gỡ ở tầm vóc quốc gia, điển hình là trong dịp ông Nguyễn Xuân Phúc qua Hoà Lan tháng Sáu vừa qua Thủ Tướng Mark Rutte cũng đã nhắc đến vấn đề nhân quyền, cũng như trong các cuộc đàm phán song phương. Ngoài ra họ cũng cho biết thêm rằng Tòa Đại Sứ Hoà Lan luôn theo sát những phiên toà xét xử các nhà dân chủ bằng cách tham dự phiên toà chung với các đại diện của các quốc gia khác trong Liên Hiệp Au Châu.

Cuộc trao đổi hơn giờ đồng hồ diển ra trong một không khí thoải mái và kết thúc bằng phần trao tài liệu đến tay các đại diện của Á Châu Sự Vụ.

Mây Thu tường trình từ Hòa Lan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.