Vào WTO Dân Nghèo Hơn Hay Giầu Hơn…?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

CSVN đã chính thức gia nhập Tổ Chức Thương Mại Thế Giới từ ngày 7/11/2006 và Quốc Hội của họ cũng đã phê chuẩn Nghị Định Thư gia nhập WTO vào ngày 28/11/2006 vừa qua. Sau 11 năm ròng rã thương thuyết, cam kết song phương và đa phương, đến nay CSVN đã đạt tới đích. Những hồ hởi phấn khởi đã qua đi. Đây là lúc Việt Nam phải nhìn vào thực tế và bắt tay ngay vào việc thực hiện những cam kết. Trong phiên họp thông qua Nghị Định Thư, hành pháp, qua sự trình bày của chính Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước, các đại biểu Quốc Hội đã thấy được phần nào những khó khăn, thách thức của việc gia nhập thị trường toàn cầu.

JPEG - 27.8 kb

Những viễn cảnh có thể có một thị trường xuất khẩu rộng lớn và quốc tế đổ tiền vào Việt Nam đầu tư là hai cơ hội lớn do việc gia nhập WTO mang lại cho Việt Nam, nhưng cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Cũng không phải, ngày hôm trước gia nhập WTO mà ngày hôm sau là có ngay những thứ đó. Trong buổi thuyết trình tại Quốc Hội, Trương Dình Tuyển, Bộ Trưởng Thương Mại, đồng thời là trưởng phái đoàn đàm phán đã cho biết, ‘thị trường xuất khẩu được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng, nhưng dự kiến sẽ không có đột phá lớn trong ngắn hạn’ . Nhưng trái lại, có những điều cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam phải thực hiện ngay từ bây giờ. Về việc cấm Nhà Nước bao cấp, ông Tuyển cảnh báo, ‘số doanh nghiệp trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa dẫm vào sự bao cấp của Nhà nước, các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu rơi vào cảnh khó khăn thậm chí phá sản, kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp trong một bộ phận lao động sẽ xảy ra’ . Mặt khác, ông cũng trình bày trước Quốc Hội, ‘giảm thuế nhập khẩu, khẳng định tất yếu sẽ dẫn tới giảm thu ngân sách’.

Cũng nên biết, các nguồn thu ngân sách của Nhà Nước CSVN, chủ yếu dựa vào thuế, phí và lệ phí. Theo những cam kết, trong vòng 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải cắt giảm mức thuế nhập khẩu đối với khoảng 3.800 dòng thuế, so với tổng số 10.600 dòng thuế đang được áp dụng trên hàng nhập khẩu. Nhưng cũng có một số mặt hàng đang có thuế suất cao từ 20% đến 30%, sẽ phải cắt giảm thuế ngay sau khi gia nhập. Nếu chỉ tính đến thuế nhập khẩu thì ảnh hưởng trực tiếp của loại thuế này là ngân sách sẽ thất thu 300 triệu đô la hàng năm, tương đương 4.800 tỷ đồng. Nhưng ảnh hưởng gián tiếp sẽ nặng nề hơn vì nếu từ trước đến nay, thuế nhập khẩu là hàng rào bảo vệ nền sản xuất nội địa, thì từ nay, hàng nội địa sẽ phải cạnh tranh dữ dội với hàng nhập khẩu. Những doanh nghiệp không có khả năng cạnh tranh cũng sẽ phá sản.

Dưới chế độ CSVN, hầu như toàn bộ ngân sách Nhà Nước được sử dụng vào việc nuôi dưỡng bộ máy hành chính cồng kềnh của quốc gia, và bộ máy đảng cũng nặng nề không kém. Mọi chi phí xây dựng, công ích cho dân đều trông cậy vào nguồn viện trợ ODA. Sự giảm thu ngân sách đối với chế độ CSVN là một mối lo hàng đầu của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội. Bất chấp đời sống người dân sẽ như thế nào sau khi vào được WTO, Hà Nội chỉ chú trọng đến việc làm sao tăng thu ngân sách Nhà Nước. Theo những tin tức từ chính quyền CSVN thì ‘Nhằm đảm bảo nguồn thu cho ngân sách trong điều kiện hội nhập, Bộ Tài chính chủ trương sẽ mở rộng cơ sở chịu thuế và từng bước thu hẹp phạm vi ưu đãi, miễn giảm, không chịu thuế; tách chính sách xã hội ra khỏi chính sách thuế… Bên cạnh đó, các chính sách về thuế thu nhập cá nhân, thuế sử dụng đất, thuế tài sản… sẽ được sửa đổi nhằm tăng đảm bảo cân bằng giữa các loại thuế: thuế trực thu đánh trên thu nhập; thuế gián thu đánh trên hàng hóa dịch vụ và thuế tài sản… để bổ sung nguồn thu, đảm bảo tính ổn định cho ngân sách về dài hạn’ . Bộ Tài Chính của chế độ đã đưa ra đề nghị đánh cả thuế lên tiền tiết kiệm dân gửi ngân hàng. Dư luận đang phản đối.

JPEG - 13.8 kb

Một trong những biện pháp nữa Hà Nội vừa đưa ra là tăng giá điện. Cũng nên nhắc là hồi tháng 7 năm ngoái, Nhà Nước đã tăng giá xăng lên từ 800 đến 1000 một lít. Xăng dầu và điện lực là hai nguồn năng lượng ảnh hưởng trực tiếp lên kinh tế và đời sống người dân. Tăng giá hai loại này, khẳng định sẽ kéo theo sự gia tăng vật giá. Nhiều bài viết, phóng sự trên báo chí trong nước đã phản ánh dư luận bức xúc của nhân dân về vấn đề này. Bài báo của phóng viên Thanh Thảo, nhan đề ‘80% hộ nghèo vào WTO’ đăng trên tờ Thanh Niên điện tử đã thuật lại lời phát biểu của Nguyễn Tấn Dũng, đại ý là Việt Nam ‘có 75% hộ nông dân nghèo, 5% hộ nghèo ở thành thị chỉ dùng dưới 100 kWh/tháng, tổng cộng 80% hộ dân này chỉ tiêu thụ hết 21% lượng điện quốc gia. Vậy thì theo ý Thủ Tướng, không nên tăng giá điện ở lần này cho 80% hộ dân…’.

Bên cạnh đó, trong buổi họp Quốc Hội phê chuẩn Nghị Định Thư gia nhập WTO, nhiều đại biểu Quốc Hội đã đề cấp đến vấn đề phân hóa xã hội, phân hóa giầu nghèo sau khi Việt Nam vào WTO. Gia nhập WTO, Việt Nam đã phải trả một cái giá. Chính quyền cộng sản đang tìm cách bù đắp cái giá chính quyền phải trả ; nhưng người dân thì đang mất ăn, mất ngủ vì không sao bù đắp được. 80% hộ nghèo trên cả nước sẽ cùng bước vào WTO với 20% hộ giầu gồm hầu hết cán bộ, đảng viên và quan chức CSVN. Những hộ giầu sẽ có cơ hội giầu hơn. Đại bộ phận nhân dân Việt Nam đã nghèo thì sẽ tiếp tục nghèo và nghèo hơn. Vào WTO là cơ hội và cũng là thách thức : cơ hội cho quan chức đảng và Nhà Nước, thách thức cho 80% nhân dân Việt Nam.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.