Về Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ

Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ là hội nghị cấp lãnh đạo chính phủ trực tuyến vào hai ngày mồng 9 và 10/12/2021 qui tụ 110 nước; CSVN và Trung Quốc không được mời tham dự. Ảnh: Youtube Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong lúc còn đang tranh cử tổng thống vào năm 2020, ông Joe Biden đã đề xướng việc tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ ngay trong năm đầu tiên khi bước vào Tòa Bạch Ốc. Hội nghị là một trong những đề xuất chính sách đối ngoại sớm nhất, qua đó chính quyền Biden muốn  xây dựng và phục hồi các giá trị của dân chủ và nhân quyền đang bị đe dọa khắp thế giới.

Theo ông Joe Biden, các nền dân chủ – dù đang trong tiến trình chuyển đổi hay đã thành lập trong nhiều thập kỷ – đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng từ bên trong và bên ngoài biên giới của mỗi nước. Sự mất lòng tin của công chúng và sự thất bại của các chính phủ trong việc phát triển nền kinh tế ổn định, chính trị công bằng và bền vững đã thúc đẩy sự phân cực với sự xuất hiện của một số tay hoạt đầu chính trị đang phá hoại các chuẩn mực và thể chế dân chủ.

Trên phạm vi toàn cầu, năng lực điều hành nhà nước yếu kém, cơ cấu luật pháp bị lạm dụng dẫn đến sự bất bình đẳng cao trong xã hội và nhất là nạn tham nhũng hoành hành làm xói mòn nền dân chủ tại nhiều quốc  gia. Đồng thời, một số nhà lãnh đạo độc tài cấu kết xuyên biên giới nhằm phá hoại các nền dân chủ – từ nhắm mục tiêu tấn công vào các nhà báo, những người bảo vệ nhân quyền cho đến can thiệp vào các cuộc bầu cử, gieo rắc thông tin sai lệch để tuyên truyền rằng mô hình của họ tốt hơn. Các nhà độc tài nầy ngày càng thao túng thông tin kỹ thuật số, truyền bá tin thất thiệt để gây sợ hãi, nghi ngờ và tạo sự chia rẽ, tấn công vào uy tín của các nhân tố và định chế nền tảng của nền dân chủ.

Ông Biden cho rằng không có nền dân chủ nào là hoàn hảo và không có nền dân chủ nào là cuối cùng. Qua lịch sử và qua những trải nghiệm của nhân loại, nền dân chủ vẫn hoạt động tốt và có thể giải quyết các vấn đề quan trọng nhất đối với con người: Tăng cường quản trị có trách nhiệm, mở rộng các cơ hội về kinh tế, bảo vệ quyền con người và các quyền tự do cơ bản cũng như tạo điều kiện cho cuộc sống có phẩm giá hơn.

Để duy trì và phát huy những điều đó, các nền dân chủ phải xích lại gần nhau – để trẻ trung hóa và cải thiện xã hội cởi mở hơn, tôn trọng quyền của mọi người từ bên trong và sát cánh cùng nhau trong việc bảo vệ và chống lại những mối đe dọa từ các chế độ chuyên quyền ở bên ngoài lẫn những thành phần hoạt đầu ở bên trong. Có như vậy, các nền dân chủ mới có thể tích cực cộng tác nhằm giải quyết những cuộc khủng hoảng cấp bách nhất trong thời đại của chúng ta, chẳng hạn như đại dịch COVID-19, khủng hoảng khí hậu và bất bình đẳng ngày càng gia tăng.

Chính phủ Hoa Kỳ sẽ công bố những cam kết trong các lãnh vực như tăng cường truyền thông tự do và độc lập, chống tham nhũng, bảo vệ bầu cử tự do và công bằng, tăng cường năng lực công dân, thúc đẩy vai trò lãnh đạo chính trị và dân sự của phụ nữ và khai thác công nghệ để đổi mới dân chủ. Vì thế, Hội Nghị Thượng Đỉnh Vì Dân Chủ là cơ hội để phản ảnh, lắng nghe và học hỏi cũng như lập kế hoạch hành động hướng vào việc xây dựng nền tảng chung cho việc canh tân dân chủ toàn cầu.

Câu hỏi đặt ra ai sẽ tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh?

Một nền dân chủ hoạt động hiệu quả phải dựa vào sự tham gia của nhiều bên, cả bên trong và bên ngoài chính quyền, nhất là cam kết tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, đa nguyên, bình đẳng trước luật pháp. Trong tinh thần đó, Hội Nghị Thượng Đỉnh sẽ phải tập hợp được các đại diện của nhiều lãnh vực đóng góp vào việc Kiện Toàn, Củng Cố và Bảo Vệ sức sống của nền dân chủ.

Hội nghị sẽ bao gồm: 1) Đại diện các chính phủ; 2) Các thành viên của khu vực tư nhân; 3) Những người bảo vệ nhân quyền, những lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự; 4) Thành viên của các phương tiện truyền thông; 5) Các cá nhân có ảnh hưởng trong chính trị, nghệ thuật, văn hóa và thể thao, bao gồm các nhà lãnh đạo mới nổi từ thế hệ trẻ; 6) Các tổ chức đa phương đóng góp vào sự tiến bộ dân chủ và nhân quyền trên thế giới.

Hội Nghị Thượng Đỉnh gồm có hai giai đoạn: Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên sẽ là hội nghị cấp lãnh đạo chính phủ trực tuyến vào hai ngày mồng 9 và 10 tháng Mười Hai, 2021. Hội nghị lần thứ hai, dự trù diễn ra sự tham dự trực tiếp vào năm 2022 với sự tham dự của đại diện các chính phủ, các tổ chức xã hội dân sự, các thành viên trong khu vực tư nhân.

Trong hội nghị đầu tiên vào hai ngày 9-10 tháng Mười Hai, 2021, nội dung thảo luận tập trung vào ba chủ đề: Tăng cường dân chủ và chống lại chủ nghĩa độc tài, chống tham nhũng và thúc đẩy tôn trọng nhân quyền, với sự tham dự của đại diện 110 quốc gia và khu vực.

Nhìn vào danh sách 110 quốc gia và khu vực được mời tham dự phát biểu trong hội nghị trong số 195 quốc gia và khu vực hiện là thành viên Liên Hiệp Quốc, thì có hơn 80 quốc gia và khu vực đã bị loại. Hay nói đúng hơn là có hơn 80 quốc gia không có đủ tư cách được mời dự hội nghị dựa trên sự xếp hạng của Tổ Chức Freedom House về chỉ số dân chủ.

Những quốc gia không được mời tham dự hội nghị, tiêu biểu gồm có Trung Quốc, Nga, Iran, Hungary, Cuba, Turkey và Khối Á Rập. Riêng khu vực Đông Nam Á gồm 10 nước thì chỉ có 4 quốc gia có nền dân chủ lâu đời là Philippines, Malaysia, Indonesia, Singapore được mời còn 6 nước còn lại gồm CSVN, Thái Lan, Campuchia, Lào, Myanmar và Brunei không được mời.

CSVN hiện chưa lên tiếng về việc không được mời tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Về Dân Chủ, nhưng sự kiện không được Hoa Kỳ mời đã là một minh chứng cho thấy CSVN bị coi là một tập đoàn phi dân chủ và đàn áp nhân quyền. Những chụp mũ của chế độ Hà Nội đối với các tổ chức, đảng phái đang tranh đấu cho sự tự do dân chủ của Việt Nam là “khủng bố” đều là những vu cáo hồ đồ và thiển cận. Các nhà tranh đấu vẫn nhận được sự hỗ trợ và bênh vực của thế giới tự do.

Riêng Trung Quốc thì đã tỏ thái độ giận dữ ra mặt, vì hai lý do.

Một là cảm thấy bị bẽ mặt vì không được mời hiện diện tại một hội nghị mang tầm vóc quốc tế trong khi đang là cường quốc kinh tế đứng thứ hai toàn cầu.

Hai là khó chịu về việc Đài Loan được mời tham dự Hội Nghị, một diễn đàn quốc tế quan trọng mà qua đó giúp củng cố thêm vị trí độc lập mà đảo quốc này đang vận động.

Trung Quốc đã một mặt liên lạc và kích động một số nước không được mời như Hungary, Palestine, Iran, và một số nước tại Châu Phi, Trung Mỹ với lý luận rằng “’Hội Nghị Thượng Đỉnh’ do Hoa Kỳ đề xuất, về bản chất, là để kích động sự chia rẽ trên thế giới dưới ngọn cờ dân chủ, kích động khối đối đầu với các đường lối ý thức hệ, và cố gắng thực hiện chuyển đổi phong cách của các quốc gia có chủ quyền khác để phục vụ nhu cầu chiến lược của Hoa Kỳ.” Mặt khác, Bắc Kinh nói chuyện với Nga và Ấn Độ để kêu gọi “bộ ba” có nhiệm vụ phản đối sự can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác với lý do dân chủ.

Tóm lại, theo Tổng Thống Joe Biden thì tất cả các nền dân chủ, bao gồm cả Hoa Kỳ, đều phải đối mặt với những thách thức rất nghiệm trọng và không một quốc gia nào có thể tự giải quyết riêng rẽ. Hội Nghị Thượng Đỉnh chính là cơ hội giúp cho các chính phủ dân chủ, xã hội dân sự và các thành viên của khu vực tư nhân đoàn kết thành một khối để chống lại các chế độ chuyên chính, và thực hiện các cam kết có ý nghĩa để ủng hộ dân chủ, nhân quyền và đấu tranh chống tham nhũng trong và ngoài nước.

Lý Thái Hùng

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Hai tuyến đường thủy từ Phnom Penh ra biển Đông: Tuyến bên trái đi qua kênh đào Funan, tuyến bên phải đi qua sông Tiền. Ảnh chụp từ Google Map, Phạm Phan Long minh họa

Kênh đào Funan và những “mảng tối” chưa rõ!

Trao đổi với RFA, Kỹ sư Phạm Phan Long đặt ra câu hỏi nếu kênh đào Funan không thay thế được tuyến đường sông Tiền ra biển, vậy Campuchia còn có thể có mục đích nào khác khi xây kênh đào này. Ông phán đoán:

“Nếu kinh tế không phải là lý do để xây dựng kênh đào Funan thì chắc hẳn phải có lý do khác. Ngoài tưới ruộng và thủy sản, không thể loại trừ khả năng họ xây dựng kênh đào để chuẩn bị cho tình huống xung đột nếu nó xảy ra, nếu có xung đột xảy ra, sông Tiền bị khóa thì họ còn một đường thủy khác. Kênh đào Funan do đó có mục đích chiến lược chứ không phải chỉ mục đích kinh tế…”

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”