Về việc Chu Ngọc Anh thay Nguyễn Đức Chung

Ông Chu Ngọc Anh, Bộ Trưởng Bộ Khoa Học và Công Nghệ, vừa được Bộ Chính Trị điều động làm phó bí thư Hà Nội và sắp tới đây thay Nguyễn Đức Chung ngồi ghế chủ tịch Hà Nội. Ảnh: Dân Việt
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ ngày Nguyễn Đức Chung bị ngưng chức, ghế chủ tịch thành phố Hà Nội đã gây ra nhiều đồn đoán trong dư luận. Việc khởi tố và bắt giam Nguyễn Đức Chung sau đó cũng khá bất ngờ với nhiều người, báo hiệu một màn đấu đá không khoan nhượng trong nội bộ đảng ngay trước thềm đại hội 13.

Mới đây theo thông báo của Bộ Chính Trị đảng CSVN đã quyết định đưa Bộ Trưởng Khoa Học-Công Nghệ Chu Ngọc Anh về làm phó bí thư thành uỷ Hà Nội. Như vậy, chắc chắn ông Chu Ngọc Anh sẽ thay thế Nguyễn Đức Chung trong chức vụ chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Theo đúng bài bản của đảng, phó bí thư đảng uỷ bao giờ cũng nắm bộ máy hành chánh trong khi Bí Thư Vương Đình Huệ đứng đầu đảng bộ. Sự toàn trị của đảng bao giờ cũng tỏ ra chặt chẽ và xuyên suốt theo một quy trình không thay đổi.

Trước đó, Bộ Trưởng Mai Tiến Dũng, Chủ Nhiệm Văn Phòng Chính Phủ cũng cho biết trong kỳ họp quốc hội ngày 15 tháng Mười Một sắp tới, Quốc Hội CSVN “có thể phê chuẩn bãi nhiệm chức vụ bộ trưởng của ông Chu Ngọc Anh,” với lý do là ông này được cấp cao hơn (Bộ Chính Trị) điều động đảm nhiệm công tác khác. Tuyên bố này thật phù hợp với những gì đang diễn ra chung quanh một chiếc ghế trống… vì sự ngã ngựa bất ngờ của “Chung con.”

Thật ra ngay vào lúc ông Chung bị ngưng chức, trên mạng xã hội đã “lộ tin” về việc Chu Ngọc Anh là người sẽ thay ông Chung. Điều này cho thấy sự kiện ông Chung bị cho ngưng chức, dẫn đến truy tố và việc đưa ai về thay thế đã được bàn thảo từ bên trong cấp cao. Việc cho “lộ tin” chỉ là cách làm của những thế lực ngầm trong các thế chế độc tài nhằm thăm dò phản ứng của dư luận mà thôi.

Thứ nhất, muốn cho thấy là vụ hạ bệ Nguyễn Đức Chung là do cánh chính phủ chơi, không loại trừ có sự chỉ đạo của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn phô trương thế lực trước đại hội 13. Chính phe Khoa Học – Công Nghệ của Chu Ngọc Anh đã tìm cách triệt hạ Nhật Cường Mobile của Bùi Quang Huy được cho là sân sau của Nguyễn Đức Chung. Từ đó mới mở đường cho Chu Ngọc Anh bước lên ghế đang trống mà Bộ Chính Trị cũng phải miễn cưỡng chấp nhận. Cả hai phe đều cùng đi buôn, đều có làm ăn phi pháp gắn chặt với các công ty Trung Quốc, nên Chung hay Anh cũng là cá mè một lứa.

Ông Chu Ngọc Anh (giữa) xun xoe trước cựu thủ tướng đầy quyền lực Nguyễn Tấn Dũng (phải) hồi năm 2016. Ảnh: Zing
Ông Chu Ngọc Anh (giữa) xun xoe trước cựu thủ tướng đầy quyền lực Nguyễn Tấn Dũng (phải) hồi năm 2016. Ảnh: Zing

Thứ hai, ngoài ra trong vụ này, người ta còn thấy một bức hình của Chu Ngọc Anh xun xoe cười toe toét đứng bên cạnh Nguyễn Tấn Dũng được tung ra ngay sau đó. Bức hình cũng cho thấy là phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng muốn nhúng tay vào sự sắp xếp nhân sự ở Hà Nội, chứ không hẳn là tàn lụi sau những vụ đốt lò của ông Trọng. Nói cách khác, việc “lộ tin” Chu Ngọc Anh sẽ thay Chung con, là một nước cờ của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng đang muốn triệt hạ vây cách Nguyễn Phú Trọng nhằm ủng hộ Nguyễn Xuân Phúc giành lấy ghế tổng bí thư trong cuộc đua của đại hội 13 dự trù diễn ra vào tam cá nguyệt đầu năm 2021.

Ngày mồng 5 tháng Mười tới đây, trung ương đảng sẽ nhóm họp phiên thứ 13, được coi là phiên họp rất quan trọng quyết định những ai trong Bộ Chính Trị hiện nay sẽ ra đi và những ai được ở lại khi quá hạn tuổi 65. Trong hội nghị lần thứ 12, trung ương đã biểu quyết đồng ý giữ lại một người trong Bộ Chính Trị đã quá 65 và có 4 người được đề cử để trung ương chọn lựa trong phiên họp tới là Nguyễn Phú Trọng, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân.

Bà Ngân sẽ không có nhiều khả năng ở lại và ông Trọng cũng muốn nghỉ vì bệnh tật. Nhưng nếu cuộc đua giữa Trần Quốc Vượng và Nguyễn Xuân Phúc quá gây cấn, với việc Chu Ngọc Anh lên làm chủ tịch UBND thành phố Hà Nội qua sự tiếp tay khuynh loát của phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, thì Trần Quốc Vượng sẽ thua. Vì thế mà trong mấy ngày qua, phe Nguyễn Phú Trọng đang tung ra giải pháp là sửa điều lệ đảng để tiếp tục lưu nhiệm ông Nguyễn Phú Trọng thêm 5 năm hoặc là nửa nhiềm kỳ rồi sau đó tìm người thay thế nếu sức khoẻ không cho phép.

Tóm lại việc Chu Ngọc Anh lên làm chủ tịch TP Hà Nội có thể là sự kiện bất ngờ đối với nhiều người ở bên ngoài; nhưng nó là con chốt của phe Nguyễn Xuân Phúc – Nguyễn Tấn Dũng đang sử dụng để cạnh tranh ảnh hưởng của phe Nguyễn Phú Trọng – Trần Quốc Vượng ở thủ đô.  Vấn đề quan trọng là Chu Ngọc Anh sẽ trụ vào ghế chủ tịch Hà Nội được bao lâu, vì đất Hà Nội không chỉ ghê gớm. Sừng sỏ như Nguyễn Bá Thanh từ Đà Nẵng ra, cũng chưa chịu nổi một đòn của chốn quan trường triều đình Hà Nội.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.