Viết cho Anh: Anh Trương Dũng

Nhà hoạt động Trương Dũng (trái) và tác giả Phạm Minh Hoàng. Ảnh: FB Phạm Minh Hoàng
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Biết anh Dũng từ lâu, nhưng phải vào giữa năm 2015 anh em chúng tôi mới có dịp gặp nhau. Hôm ấy, ngoài anh Dũng còn có anh Quyền và nhà giáo Vũ Hùng. Cả nhóm hẹn nhau tại chợ Đồng Xuân để đi thăm nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa ở Hải Phòng.

Xe vừa lăn bánh là “y như cái chợ.” Với “tư cách” người lớn tuổi nhất, anh Dũng chễm chệ ngồi trên ghế chỉ huy (cạnh tài xế) và luôn miệng mắng té tát và Quyền và Hùng, nhưng tôi nhận ra ngay đây là những lời chân tình đầy yêu thương vì hai “nạn nhân” lúc nào cũng cười với dáng vẻ đắc thắng.

– Anh Hoàng không biết chứ, anh Dũng coi vậy mà lấy được vợ xinh phết. Thầy Hùng vừa nói vừa xoa tay hỉ hả. Từ băng ghế trên, tiếng phản pháo nổ ra tức khắc.

– Tao nói thật cho mày nhá, tôi nói thật cho anh Hoàng nhé, vợ tôi lấy được tôi là phúc nó bảy đời!

Cái không khí “chợ chồm hổm” ấy kéo dài suốt quãng đường hơn 100 cây số. Tuy nhiên qua những lời nói có tính cách khiêu khích đó, tôi thấy ngay tình anh em đậm đà thắm thiết. Thầy Hùng đã kể cho tôi biết có thể anh [Trương] Dũng là người bị công an hành hung nhiều nhất trong các anh chị em đấu tranh trong Nam lẫn ngoài Bắc.

Tôi nghe mà thấy xót xa. Theo thống kê của RFA, kể từ năm 2013 đến năm 2018, anh Dũng đã bị công an đánh ít nhất sáu lần. Lần gần nhất là vào ngày 14/3/2018 khi Dũng bị đánh đến gãy răng ở Cơ quan An ninh điều tra Công an TP Hà Nội sau khi cùng những người khác thắp hương tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh bảo vệ đảo Gạc Ma ở Trường Sa trong một trận hải chiến với Trung Quốc hồi năm 1988.

Anh Dũng vốn nhỏ con, ngồi trên xe mà đầu còn thấp hơn cả gối dựa đầu. Tôi không nhớ được anh Dũng đã trả lời gì, nhưng những gì anh làm sau này đã chứng tỏ lòng can đảm phi thường. Dũng đã rất can đảm ra đứng giữa ngã tư khi đèn đỏ giơ các các tấm bảng đòi hỏi chủ quyền cho Đất nước, tranh đấu cho dân oan, phản đối Formosa, Luật Đặc khu… và chắc chắn sau đó anh sẽ bị chặn cửa không cho ra ngoài, mặc dù vào những thời điểm không có biến cố chính trị nào cả.

Facebooker Trương Dũng phản đối cách hành xử của chính quyền trong vụ thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra. Ảnh: FB Phạm Minh Hoàng
Facebooker Trương Dũng phản đối cách hành xử của chính quyền trong vụ thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra. Ảnh: FB Phạm Minh Hoàng

 

Ngoài những lần xuống đường tranh đấu cho biển đảo, cho dân oan, anh Dũng còn là một trong những thành viên sáng lập hội Bầu Bí Tương Thân vào năm 2013 với mục đích góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và sự đơn độc cho tù nhân lương tâm, dân oan và gia đình của họ bằng việc hỗ trợ vật chất và chia sẻ tinh thần. Thú thật là tôi chưa bao giờ nghe được một cái tên hay và ý nghĩa như vậy, nó nói lên tất cả tấm lòng đơn sơ của những người cùng chung hoạn nạn.

Khi xe đến nhà anh [Nguyễn Xuân] Nghĩa, anh em tay bắt mặt mừng. Chị Nghĩa thật chu đáo, chuẩn bị cho phái đoàn một bữa ăn thịnh soạn. Sau đó anh em ra ngoài cửa chụp chung một tấm hình kỷ niệm. Lúc ấy, ẩn sau các hàng cây, trên vỉa hè hàng xóm đã hiện ra những khuôn mặt “quen thuộc.” Hóa ra là anh Nghĩa cũng đã nằm trên “black list” của an ninh.

Đến thăm vợ chồng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (bìa trái). Từ phải: KS Ngô Duy Quyền, nhà văn Vũ Hùng, tác giả Phạm Minh Hoàng, nhà hoạt động Trương Dũng. Ảnh: FB Phạm Minh Hoàng
Đến thăm vợ chồng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa (bìa trái). Từ phải: KS Ngô Duy Quyền, nhà văn Vũ Hùng, tác giả Phạm Minh Hoàng, nhà hoạt động Trương Dũng. Ảnh: FB Phạm Minh Hoàng

 

Dũng rủ tôi ra quảng trường gần đó chụp hình kỷ niệm. Dĩ nhiên các khuôn mặt quen thuộc cũng đi sát gót. Tôi phải “năn nỉ” Dũng đừng đôi co với họ để chuyến đi bình yên cũng như không tạo thêm áp lực cho chủ nhà. Trên đường về Hà Nội, các anh an ninh “tận tình” tiễn chúng tôi ra đến xa lộ. Thương!

Hơn năm sau, hai anh em chúng tôi gặp nhau tại Sàigòn nhân một ngày khám bệnh cho các ông thương phế binh VNCH ở Dòng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng. Chúng tôi lôi nhau ra quán cà phê cóc hàn huyên. Dũng nhỏ hơn tôi ba tuổi và cũng có máu hài hước nên anh em nói chuyện rất tương đắc. Khi nghe tâm sự về tình trạng bạo hành của anh phải chịu, Dũng nhấp một ngụm trà và nói nhỏ như là nói với chính mình:

– Thực sự là nó đánh tôi đau lắm chứ không phải vừa. Nhưng mình có làm cái gì sai đâu anh Hoàng?! Tranh đấu cho biển đảo có tội không? Hỗ trợ vật chất và chia sẻ tinh thần cho các gia đình tù nhân lương tâm có tội không?

Nhà hoạt động Trương Dũng (giữa) trong một lần bị nhân viên hành hung gây thương tích nặng, được đồng đội đưa đi chữa trị. Ảnh: FB Phạm Minh Hoàng
Nhà hoạt động Trương Dũng (giữa) trong một lần bị nhân viên hành hung gây thương tích nặng, được đồng đội đưa đi chữa trị. Ảnh: FB Phạm Minh Hoàng

 

Tôi nghĩ đây không chỉ là suy nghĩ của Dũng, nhưng là của tất cả các anh chị em đã chọn con đường khó khăn cho mình, nhưng những người như Dũng đếm trên đầu ngón tay. Và đơn thương độc mã anh vẫn tiếp tục làm công việc gian khó ấy cho đến ngày bị bắt, ngày 20/5/2022 và đến ngày 28/3/2023 bị kết án 6 năm tù giam cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.”

Sau khi bị tuyên án chị Nghiêm Thị Hợp, vợ anh Dũng nói “Tôi nghĩ bản án sáu năm tù đó là cao vì chồng tôi không có tội.” Người “có phúc bảy đời” cũng đã nhắc lại lời chồng: “Mình làm đúng, nhưng Nhà nước không chấp nhận lời nói của mình, mình dân thấp cổ bé họng, thì họ bắt mình. Nhưng anh không sợ vì anh nói đúng, làm đúng. Không sợ gì cả.”

Sau phiên xử anh Dũng, hôm sau đến lượt Ông Nguyễn Thái Hưng và Bà Vũ Thị Kim Hoàng bị kết án tổng cộng 6 năm tù với tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước,…” Trước đó một tuần, em sinh viên Phan Kim Khánh vừa ra khỏi nhà tù nhỏ cũng sau 6 năm giam cầm cũng với điều 88 như anh Dũng.

Nếu so sánh về tuổi thì giữa 4 người kể trên là gần như 3 thế hệ khác nhau, họ cách nhau 19, 20 tuổi. Tất cả họ đều có điểm chung là sinh ra, lớn lên, học hành và làm việc trong chế độ cộng sản.

Và một điểm chung lớn nhất đó là “không sợ vì mình nói đúng, làm đúng.

Phạm Minh Hoàng

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.