Viết cho anh: ÂU MINH DŨNG

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tôi gặp anh vào một chiều đầu thu tại Tokyo. Anh em chúng tôi lặn lội đi tìm một ngôi chùa nơi đó các chiến hữu tiên phong của Mặt Trận đã trải qua những tháng ngày khó khăn về vật chất. Anh Dũng đã liên lạc với sư trụ trì và tìm cho các chiến hữu một công việc trong khi chờ đợi bước đường Đông Tiến. Công việc này là quét lá trong khuôn viên một ngôi chùa khá rộng và được trồng cây rất thẩm mỹ.

Hôm ấy, Dũng chỉ cho tôi xem cái xẻng và cây chổi mà ngày xưa các anh em dùng để làm việc:

– Tôi có cảm tưởng thời gian ngừng trôi Hoàng ạ. Đồ vật còn đây mà người đã không còn. Gần 30 năm trôi qua rồi…

– Nhưng tổ chúc chúng ta đã lớn mạnh hơn xưa nhiều anh ạ.

– Đúng, đó cũng là nhờ sự hy sinh của rất nhiều anh em mình, đặc biệt là anh em quốc nội.

Tôi biết anh đang giành cho chúng tôi những cảm tình đặc biệt. Trời mưa càng lúc càng to, tôi bâng quơ nhìn lên mái chùa:

– Anh Dũng chắc có quốc tịch Nhật? Tôi nghĩ câu hỏi này hơi thừa vì anh đã đi du học trước tôi 3 năm với lại vị thế đặc biệt cho phép anh tiếp cận chính giới Nhật. Tuy nhiên câu trả lời của anh khiến tôi té ngửa:

– Tôi vẫn giữ quy chế tỵ nạn.

Và nhìn nét mặt của tôi anh cắt nghĩa ngay: Tôi muốn giữ quy chế tỵ nạn để khi tiếp xúc với chính giới Nhật, họ biết đưọc rằng cho đến ngày hôm nay vẫn còn những người đang chạy trốn chủ nghĩa cộng sản. Tôi thấy việc tiếp xúc như thế hiệu quả hơn.

JPEG - 74.1 kb
Ông Âu Minh Dũng thắp hương cúng vái trước ngôi mộ Trần Đông Phong, một chí sĩ thời phong trào Đông Du.

Bây giờ tôi mới biết tại sao nhiều người trong anh em Việt Tân vẫn còn gặp khó khăn khi đi ra nước ngoài chỉ vì muốn giữ một vị thế để thuận lợi trong việc vận động chính giới. Lòng tôi bỗng chùng xuống. Tổ chức đã đạt được những bước tiến đáng kể không chỉ do các anh em quốc nội mà còn do những hy sinh như của Âu Minh Dũng. Sau này tôi mới biết vì chọn lựa ấy mà anh đã không thể về chịu tang cha.

Ngày hôm sau, lợi dụng thời tiết tốt đẹp, Dũng đưa tôi tới viếng mộ Trần Đông Phong, một chí sĩ thời phong trào Đông Du.

Dũng thật chu đáo, anh đã chuẩn bị mang theo hoa tươi và nhang Nhật. Chúng tôi người lo nhổ cỏ, người lo dọn dẹp hương đèn.

– Em chụp cho anh một tấm.

Nói rồi anh đứng trên mộ thắp hương cúng vái.

– À ! Hoàng này. Trong ngôi mộ của Trần Đông Phong còn có một phần di cốt của Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.

– ?

– Hồi ấy chính phủ Việt Nam Công Hòa đã xin đưa hài cốt cụ Cường Để về Việt Nam, nhưng cụ có vợ Nhật Bản, bà ta xin để lại một phần để lui tới hương khói.

– Anh Dũng à, em nghĩ việc làm đầu tiên chúng ta sẽ là đưa hài cốt của các chí sĩ, những người yêu nước đã nằm xuống nơi đất khách quê người, về an nghỉ trên quê hương.

Không thấy anh trả lời. Nhưng chắc là đồng ý.

* * *

JPEG - 30.9 kb
Tác giả bài viết cùng ông Âu Minh Dũng.

Ngày 19/11, ba tuần sau ngày viếng mộ Trần Đông Phong và Cường Để, tôi nhận được hung tin anh Âu Minh Dũng đột ngột từ trần. Mọi người bàng hoàng, không ai tin là thật. Vào giờ phút viết những dòng này, các thủ tục pháp lý và tang lễ chưa được quyết định, nhưng chắc chắn anh sẽ gởi thân xác mình nơi xứ người

Anh đã không được về để chịu tang cha.

Nhưng chắc chắn sẽ có ngày anh được về an nghỉ trên Đất Mẹ.

Xin anh phù trì cho chúng tôi sức khoẻ và sức mạnh tinh thần để đi tiếp con đường anh đã sớm dừng bước.

Nguồn: FB Phạm Minh Hoàng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.