Viết cho các Anh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 5/4/2018 tới đây, CSVN sẽ đem ra xử các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Như tên gọi của nó, đây là một tổ chức quy tụ các anh chị em đấu tranh xây dựng một thể chế dân chủ bằng những phương thức bất bạo động. Theo tôi, đây là tổ chức có chủ trương, có nhân lực trải dài khắp 3 miền đất nước, và tôi cũng đã có cơ hội tiếp xúc và làm việc chung với họ.

Những dòng dưới đây tôi chia sẻ cùng mọi người những kỷ niệm, những cảm xúc anh em chúng tôi đã cùng gắn kết với nhau trong suốt 6 năm qua với các Anh Nguyễn Văn Đài, Trương Minh Đức, Vũ Văn Hùng và Nguyễn Bắc Truyển. Tất cả 4 bạn đều đã từng bị kết án tù trước đây.

1. Tôi gặp Đài lần đầu tiên trong một quán ăn. Cảm nhận đầu tiên về người luật sư trẻ này là tính năng động và cởi mở. Đài giới thiệu tôi với nhiều bạn trẻ khác, chúng tôi trao đổi thoải mái như đã từng quen biết nhau từ lâu. Tôi thấy toát ra từ Đài một tấm chân tình, anh trình bày vấn đề một cách trung thực và người nghe nhấn thấy nó đến từ trái tim anh.

Trong những lần sau này, anh em chúng tôi gặp nhau để nghe anh trình bày về pháp luật Việt Nam. Anh thường nói rằng người đi đấu tranh cần hiểu biết về pháp luật để có thể tự bảo vệ lấy mình. Tôi còn nhớ rõ nhiều lần Đài đã đem so sánh pháp luật VN với các nước Âu Mỹ, và điều đáng ngạc nhiên là anh thường hay nói rằng xem ra có nhiều điều khoản pháp luật VN còn có vẻ tiến bộ hơn nhiều nước khác, nhưng anh có thòng thêm là sự tiến bộ này thực sự chỉ có trên giấy tờ, còn trên thực tế thì rõ ràng là đi ngược lại. Điều này chứng tỏ anh xét đoán vấn đề thực sự khách quan và sáng suốt.

Có một dạo anh đã lặn lội tận vào những vùng xa để trình bày pháp luật cho bà con, trên đường về anh đã bị “côn đồ” rượt đuổi như những kẻ tội phạm. Anh nói: “Em phải bỏ hết đồ đạc, không dám đi trên đường lớn mà phải chạy trốn vào những ngõ ngách để thoát chúng”. Chua chát thật, một thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền LHQ và “dân chủ gấp vạn lần tư bản” mà lại đi ruồng bắt một người đi truyền bá pháp luật của chính nước mình. Tưởng cũng nên nhắc lại là nhiều lần anh đã bị hành hung đổ máu.

Tưởng như thế là đã hết, vậy mà đến ngày 16/12/2015, công an đã bắt anh và truy tố theo điều 88 Bộ luật Hình sự “Truyên truyền chống phá nhà nước”. Đến nay đã đúng 2 năm họ lại đưa sang điều 79 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” và chưa biết bao giờ mới đem ra xét xử.

Tôi còn nhớ mãi câu Đài nói: “người đi đấu tranh cần hiểu biết về pháp luật để có thể tự bảo vệ lấy mình”, vậy mà chính anh lại là nạn nhân của cái pháp luật ấy. Và với những gì đã xảy đến cho anh, tôi có thể khẳng định rẳng ở VN hiện nay, những người hiểu biết và đấu tranh cho sự thực thi nghiêm túc pháp luật lại chính là những nạn nhân đầu tiên.

2. Tôi gặp anh Đức nhiều lần trong nhiều lần sinh hoạt khám, chữa bệnh cho các ông thương phế binh QLVNCH. Trong những lần ấy, anh thường lôi tôi và vài bạn khác ra một góc tâm sự. Anh tha thiết bày tỏ nguyện vọng thấy được sự hợp tác của các tổ chức đấu tranh trong nước. Ngoài ra, anh còn trình bày cho anh em về các hoạt động phía công đoàn lao động. Ngồi nghe anh nói, tôi có cảm tưởng anh suốt ngày rong ruổi ngoài đường và ít khi có mặt ở nhà. Khi được hỏi thì anh cười: “công tác thì phải đi chứ anh”.

Chị Thanh vợ anh đã viết: “Chồng tôi là một người đấu tranh thật sự, sẵn sàng vì Nước vì Dân hy sinh quên bản thân mình, anh rất nhiệt huyết… vì công việc bất kể ngày đêm miễn ai nhờ vả bất cứ chuyện gì dù ngày hay đêm anh đều giúp đỡ mọi người… Chồng tôi đã giúp những công nhân bị chủ sở ép bất công mà họ phải chịu và tìm cách giúp hướng dẫn cho họ, để đòi hỏi lại quyền con người của một công nhân làm việc vất vả mà bị chủ bóc lột sức lao động của mình. Đáng lẽ những việc làm của chồng tôi phải được trân trọng, nhưng ngược lại…” Cái “ngược lại” là trong những lần công tác ấy, anh đã bị “người lạ” đánh mặt mày sưng húp, mắt mở không lên.

Ngày 18/1/2017, tôi “thoát ly” để ngày hôm sau đi tham dự buổi tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa. Ở nơi tá túc tôi tình cờ gặp anh. Hóa ra “chí lớn gặp nhau”, anh cũng phải đi lánh nạn. Sáng hôm sau, anh lấy Honda chở tôi ra Bến Bạch Đằng. Xe vừa ra khỏi con hẻm, anh nói khẽ: “Anh Hoàng, anh ngồi cẩn thận, có tụi an ninh”. Nói rồi anh xả ga vọt lẹ. Khu này toàn là những con hẻm nhỏ chỉ vừa lối cho 2 xe Honda và quanh co khúc khuỷu, vậy mà anh chạy “như chỗ không người”. Tôi quay lại phía sau nhìn dáo dác rồi nói: “Tôi chả thấy ma nào cả, chạy chậm thôi chứ tông vào người ta đền chết luôn”. Nhưng anh vẫn phóng, lạng lách như điên và chỉ chậm lại khi ra tới đường lớn.

Trước ngày bị trục xuất ít hôm, anh cùng các anh chị em đấu tranh đến thăm. Tôi và bà xã mừng vô cùng. Oanh chạy ra kêu bánh cuốn rồi anh em ngồi ăn. Tôi mừng là vì lâu lắm mới có dịp gặp đông đủ như vầy, nhưng không ngờ đó là bữa cuối cùng anh em ngồi ăn chung. Hai tuần sau tôi bị trục xuất. Hai tháng sau anh Đức bị bắt và cáo buộc vào điều 79. Cứ theo những gì xảy ra gần đây. Chắc còn lâu lắm anh em mới có dịp lại cùng nhau ăn uống quây quần như vậy.

3. Tôi gặp thầy Hùng vào một dịp ghé Hà Nội. Ai cũng nói thầy Hùng hiền nhưng tôi thì thấy thầy không chỉ hiền mà còn gàn nữa. Một trong những “tính xấu” của thầy là ăn nói chậm rãi phát sợ. Lắm khi mọi người đang bàn cãi hăng say, thầy lên tiếng đóng góp thì y như rằng mọi người sẽ chĩa mũi dùi vào thầy vì cái tật nói chậm và nói dài. Cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên nhận xét về Vũ Văn Hùng như sau: “Anh Hùng là người vô cùng hiền lành, ít nói, khiêm nhường và có nét gì đó mang phong cách của một người tu hành. Cho dù rất kiên cường, dứt khoát khi đối mặt với bạo quyền nhưng với bạn bè, anh em, đồng đội thì anh lại nhường nhịn, thậm chí nhẫn nhịn đến khó tin”. Chính vì thể việc thầy Hùng bị bắt vào ngày 4/1/2018 và bị ghép vào điều 318 “gây rối trật tự công cộng” là một điều khó tin đối với tất cả những ai đã từng biết thầy Hùng.

Hôm anh em gặp nhau ngoài sân bóng No-U, thầy kể lại lý do bị bắt vào năm 2008 do treo băng rôn ở cầu Thăng Long với các nội dung chống tham nhũng, lạm phát, tăng giá, bảo vệ biển đảo và đòi đa nguyên đa đảng. Thầy đã bị kết án 3 năm tù và 3 năm quản chế. Sau khi ra tù, thầy mất nghề giáo, phải phụ bán chè với chị gái để kiếm sống. Tuy thế, thầy Hùng vẫn dành thời gian để tiếp xúc với anh em dân chủ và giáo chức Hà Nội.

Tôi còn nhớ mãi ngày đến Hà Đông thăm bố mẹ thầy. Anh giống bố như đúc. Hai ông bà nay đã ngoài 80, không biết còn sống cho đến ngày thầy mãn tù hay không?

4. Người mà tôi giữ nhiều kỷ niệm nhất chắc chắn là anh Nguyễn Bắc Truyển. Tôi gặp Truyển ngay những ngày đầu khi ra tù tháng 1/2012 tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sàigòn. Bà xã giới thiệu: “Anh Truyển không phải Công giáo nhưng có đến dự lễ cầu nguyện cho anh đó”. Sau đó, Truyển bôn ba khắp nơi để gặp gỡ bạn bè và đi đến đâu an ninh theo như hình với bóng. Cuộc sống anh vì thế khó khăn khôn cùng. Không nơi nào dám cho anh tá túc vì sợ liên lụy. Thấy anh vật vã, mẹ tôi đã cho anh ở nhờ và bà cụ cũng gánh luôn biết bao phiền toái. Có dạo họ canh Truyển 24/24, đi đâu là họ đi theo đấy. Có hôm họ ngồi án ngữ ngay trước hiên nhà, cầm dao dọa gia đình chúng tôi. Phải đợi đến khi ông Tổng Lãnh Sự Pháp xuống thì họ mới chịu rút.

Có hôm sau khi làm việc trên nhà thờ DCCT về, Truyển và vợ bị chặn đánh ngay đầu ngõ khiến anh phải bỏ xe chạy vào nhà cầu cứu. Chừng nửa tiếng sau công an sắc phục xuống lấy lời khai, nhưng có lẽ vì biết sẽ chẳng đi đến đâu nên thường thì chúng tôi chỉ trả lời qua loa để khỏi bị làm phiền. Những lần như vậy tôi có cái cảm giác như mình đang sống trong một xứ sở vô pháp. Tôi còn nhớ có lần Truyển tâm sự: “Anh ơi, đã chọn con đường này là phải chịu đưa mặt ra cho nó đánh. Em đã khẳng định và chuẩn bị để đi vào tù bất cứ lúc nào”.

Và cái lúc ấy đã đến vào ngày 30/7/2017. Anh bị bắt và bị chuyển ra Hà Nội.

Nếu có ai hỏi tôi còn giữ được gì từ những anh em sắp phải ra tòa ngày 5/4/2018 tới đây. Tôi sẽ trả lời ngay đó là Nụ Cười. Ngay lúc ngồi ở Paris viết lại những kỷ niệm với các anh em, trong ký ức tôi chỉ thấy nụ cười của họ. Khi những người vợ như các Chị Khánh, Thanh, Mai và Phượng được gặp chồng, các chị thường cho hay là các anh vẫn khỏe và lạc quan. Tôi nghĩ một phần các anh muốn động viên vợ mình, nhưng một phần các anh cũng cho cả thế giới thấy rằng họ sẵn sàng chấp nhận những gì sẽ sập xuống đầu mình.

Nếu có 1000 người đấu tranh và bị kết án mỗi người 2 năm thì con số sẽ là 2000 năm. Nhưng nếu chỉ 10 người bị kết án mỗi người 15 năm thì cũng chỉ có… 150 năm. Ví dụ vô nhân đạo này vẫn được thế giới dùng để đánh giá tình trạng nhân quyền tại VN.

Các bạn không chỉ đi tù vì yêu nước mà còn đi tù vì sự thờ ơ của chúng ta.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.