Việt Nam 40 Năm Dưới Chế Độ Cộng Sản (1975-2015) – Phần II

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong 2 thập niên đầu (1975-1994), CSVN loay hoay trong vũng lầy “chuyên chính vô sản” và “ai thắng ai” khiến cho toàn thể đất nước rơi vào thời kỳ khủng hoảng toàn diện. Mặc dù từ năm 1986, Hà Nội tung ra chính sách đổi mới mà cụ thể là mở cửa để huy động tài nguyên từ bên ngoài nhằm cứu nguy chế độ; nhưng phải nói là lãnh đạo CSVN vào lúc đó, không ai có kinh nghiệm giao tiếp với bên ngoài và quan trọng nhất là sợ bị chệch hướng xã hội chủ nghĩa nên đã mò mẫm đổi mới như “thầy bói sờ mui rùa”.

Việc Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận và chính thức nối lại quan hệ ngoại giao bình thường với CSVN vào năm 1995, đã mở ra rất nhiều cơ hội cho CSVN. Thế nhưng CSVN vốn coi Bắc Kinh là chỗ dựa an toàn nên đã không tích cực khai dụng sự quan hệ với Hoa Kỳ để tạo điều kiện thay đổi đất nước. Mãi cho đến khi vụ giàn khoan HD 981 xảy ra, lãnh đạo CSVN miền Bắc mới thấy rằng Trung cộng không còn là chỗ dựa an toàn nữa và bắt đầu quay sang Hoa Kỳ để tìm một thế “cân bằng” mới để giảm bớt sức ép từ Trung Quốc.

Trên mặt lý thuyết, CSVN đang cố ứng dụng đường lối ngoại giao đu dây như họ từng đu dây giữa Liên Xô và Trung Quốc trong thời chiến tranh Việt Nam, cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng sự khác biệt to lớn cho đường lối đu dây của quá khứ và hiện nay là Hoa Kỳ không phải là quốc gia Cộng sản. Hoa Kỳ tuy coi CSVN là mắc xích quan trọng cho việc ổn định và giải quyết các tranh chấp ở biển Đông; nhưng nếu CSVN tiếp tục khấu đầu Bắc Kinh thì sẽ nhận những hậu quả khó lường. Điều này đã minh chứng trong 2 thập niên quan hệ giữa CSVN và Hoa Kỳ từ năm 1994 đến 2014.

THỜI KỲ III: 1995 – 2004

Nối Lại Bang Giao Mỹ – Việt
Phân Liệt Thượng Tầng Lãnh Đạo

Năm 1995 là năm đánh dấu thời kỳ CSVN chấm dứt tình trạng bị thế giới cô lập kinh tế và phong tỏa ngoại giao khi Hoa Kỳ chính thức bãi bỏ cấm vận và bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào tháng 7/1995. Đây cũng là năm mà Hà Nội nộp đơn xin vào Tổ chức mậu dịch thế giới WTO nhưng mãi đến 10 năm sau mới được chấp thuận.

Nói cách khác là sau khi “bắt tay” được với Hoa Kỳ, CSVN đã nhanh chóng hội nhập vào thế giới tự do như gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, ký kết Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ (BTA) vào năm 2000, cùng với khối ASEAN ký các hiệp định thương mại tự do giữa khối ASEAN với Trung Cộng (2004), Hàn Quốc (2006), Nhật Bản (2008)… và nhất là được Hoa Kỳ ủng hộ để gia nhập WTO vào tháng 1/2007.

Tuy nhiên, nếu năm 1995 là năm đánh dấu thời kỳ mở cửa hội nhập thì cũng là thời điểm mà thượng tầng lãnh đạo CSVN rơi vào tình trạng xung đột gay gắt về hướng đi và những vấn đề lý luận liên quan đến quái thai “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Lúc này, thượng tầng lãnh đạo CSVN chia làm hai khuynh hướng:

– Khuynh hướng bảo thủ, tức là tiếp tục xiết chặt chính trị theo đường lối của Đặng Tiểu Bình bên Trung Cộng, đứng đầu là Đỗ Mười và Lê Đức Anh.

– Khuynh hướng cải tổ chính trị với chủ trương tách rời bộ máy đảng ra khỏi bộ máy nhà nước và nhất là nâng cao vai trò tư doanh, thu hẹp các hoạt động của quốc doanh, đứng đầu là Võ Văn Kiệt.

JPEG - 25.9 kb
Đỗ Mười

Cung cách ứng xử của hai khuynh hướng này là tranh cãi quanh vấn đề “chệch hướng xã hội chủ nghĩa”, nhưng lại không có ai đưa ra một định nghĩa rõ ràng thế nào là chệch hướng. Đây là thời điểm chuẩn bị Đại hội đảng kỳ VIII(1996) nên sự đấu đá càng trở nên gay gắt.

Tháng 8 năm 1995, Võ Văn Kiệt đã soạn một tài liệu gọi là “tối mật” gửi cho Bộ chính trị trình bày một số nhu cầu cải tổ mà cụ thể là xây dựng nhà nước pháp quyền, chấm dứt thời kỳ chi phối của đảng trong bộ máy hành chánh và kinh tế.

Đối lại, Đỗ Mười cho phổ biến bản Dự thảo báo cáo chính trị vào tháng 11/1995 khẳng định kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo nền kinh tế và giữ vững nguyên tắc dân chủ tập trung, tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Đồng thời, Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã “khuyến dụ” Võ Văn Kiệt cùng rút lui để nhường quyền lại cho “Lê Khả Phiêu, Trần Đức Lương, Phan Văn Khải” nhưng Võ Văn Kiệt từ chối.

JPEG - 25.2 kb
Võ Văn Kiệt

Vì thế mà Đại hội đảng kỳ VIII (6/1996) diễn ra trong một bối cảnh rất căng thẳng. Nhưng đến năm 1997, Võ Văn Kiệt thấm mệt trước sức ép của khuynh hướng giáo điều từ Đỗ Mười và Lê Đức Anh nên đã đồng ý rút lui.

Hội nghị 4 Trung ương đảng khóa VIII vào tháng 12/1997, Đỗ Mười tuyên bố bàn giao chức vụ Tổng bí thư cho Lê Khả Phiêu và bộ ba Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Võ Văn Kiệt rút ra khỏi Bộ chính trị và giữ vai trò thái thượng hoàng, tức cố vấn tối cao của Trung ương đảng và Bộ chính trị. Trong vai trò cố vấn, bộ ba thái thượng hoàng có thể tham gia mọi cuộc họp cao cấp của đảng.

Lê Khả Phiêu lên làm Tổng Bí Thư không do đại hội bầu ra mà do Đỗ Mười chuyển quyền nên tư thế lãnh đạo của Lê Khả Phiêu không mạnh và luôn luôn bị bộ ba Mười – Anh – Kiệt khuynh loát.

Trong bối cảnh đó, Lê Khả Phiêu đã một mặt vận động Trung ương đảng bãi bỏ cơ chế cố vấn tối cao để loại bỏ sự chi phối quá đáng của bộ ba thái thượng hoàng trong ban chấp hành Trung ương. Mặt khác, Lê Khả Phiêu đã tìm chỗ dựa Bắc Kinh như cái phao an toàn, chống lại bộ ba Mười – Anh – Kiệt.

JPEG - 31.1 kb
Lê Khả Phiêu

Ngày 25/2/1999, Lê Khả Phiêu viếng thăm Trung Quốc theo lời mời của Giang Trạch Dân và đây là thời điểm ra đời cái gọi là quan hệ hữu nghị “16 Vàng và 4 Tốt” mà họ Giang đề nghị. Trong chuyến đi này, Lê Khả Phiêu đã cam kết với Bắc Kinh là chỉ thị Bộ ngoại giao xúc tiến việc ký kết hai văn kiện: 1/ Hiệp định về biên giới trên bộ (ký ngày 30/12/1999) và Hiệp ước phân định Vịnh Bắc Việt (ký ngày 25/12/2000) vốn bị đông lạnh từ năm 1995.

Việc Lê Khả Phiêu cho ký hai văn kiện này đã trở thành bi kịch trong thượng tầng lãnh đạo, khi bộ ba Mười – Anh – Kiệt đã dùng nó để triệt hạ chức Tổng bí thư của Lê Khả Phiêu trong Đại hội đảng kỳ IX (2001) hầu trả thù việc Phiêu đòi giải tán ban cố vấn của bộ ba này đối với ban chấp hành Trung ương đảng.

Mặc dù Trung Cộng đã đề cử Hồ Cẩm Đào, đang là Phó chủ tịch nước, sang viếng thăm và dự Đại hội đảng kỳ IX để giúp cho Lê Khả Phiêu, nhưng đã thất bại.

Nông Đức Mạnh, lúc đó đang là chủ tịch quốc hội được đưa lên làm Tổng bí thư như là trái độn để cho bộ ba thái thượng hoàng tiếp tục khuynh loát nội bộ đảng.

Trong lúc thượng tầng lãnh đạo xung đột quyền lực thì biến cố Thái Bình bùng nổ với sự nổi dậy của nông dân và cựu chiến binh của 5 huyện vào cuối năm 1996 để chống lại chính sách tham ô nhũng lạm của cán bộ địa phương. Liền sau biến cố Thái Bình là phong trào khiếu kiện của nông dân mang tính tập thể tại nhiều tỉnh ở miền Nam và miền Bắc bắt đầu bộc phát khiến cho CSVN không còn dám coi thường những vụ khiếu kiện tập thể, mà đã phải lập ra văn phòng “tiếp dân” tại Sài Gòn và Hà Nội để giải quyết.

JPEG - 57.9 kb
Nông Đức Mạnh và Hồ Cẩm Đào

Ngoài ra, tuy CSVN đã nối lại bang giao với Hoa Kỳ và mở ra với thế giới phương Tây, nhưng những ảnh hưởng của Trung Quốc vẫn tiếp tục chi phối rất lớn lên đường lối đối nội và đối ngoại của CSVN với những bước đi rất khập khễnh vào giai đoạn này.

Về mặt đối nội: CSVN vừa phải đối phó với những rối rắm trong nội bộ đảng, vừa phải chấn chỉnh lại nền kinh tế để thích ứng với những đòi hỏi của các chủ đầu tư ngoại quốc.

1/ CÔNG NGHIỆP HÓA:

Một trong 4 nguy cơ mà lãnh đạo CSVN đưa ra vào lúc này là nguy cơ tụt hậu so với sự phát triển đối với các quốc gia trong vùng; vì thế mà từ năm 1995, CSVN đã đưa ra chủ trương phát triển “công nghiệp, công nghệ” theo hướng công nghiệp hóa. Để tiến hành chủ trương này, CSVN không thể nào tiếp tục dựa trên giai cấp nông dân hay công nhân mà phải quy tụ chất xám. Nhưng muốn quy tụ chất xám thì phải loại bỏ quan niệm “hồng hơn chuyên” và coi thường thành phần trí thức trong quá khứ. Vì thế mà trong Đại hội đảng lần IX, CSVN mới chế ra một liên minh mới có tên là liên minh giai cấp công-nông-trí trong thời kỳ đổi mới. Từ đó giới trí thức, giới khoa bảng bắt đầu có một chỗ đứng trong các hội nghị của đảng và nhà nước.

Dựa trên nền tảng liên minh nói trên, tháng 8/2001, CSVN đưa ra nghị quyết xây dựng Việt Nam trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến vào năm 2020. Ông Võ Văn Kiệt là người phụ trách kế hoạch phát triển này và đã mời một số trí thức, chuyên gia như Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, bà Phạm Chi Lan… vào trong ủy ban cố vấn Thủ tướng. Nhờ những cố vấn này mà ông Võ Văn Kiệt đã tiến hành một số biện pháp cải tổ nền kinh tế, hệ thống tài chánh, tiền tệ, thuế khóa, lẫn cải tổ hành chánh để thu hút đầu tư ngoại quốc, và nhất là để có thể vay mượn tiền từ các định chế tài chánh quốc tế.

JPEG - 59.7 kb
Một trung tâm sản xuất và gia công chip tại Việt Nam

Tham vọng của Hà Nội vào lúc này là muốn đẩy mạnh cơ khí, điện tử và tin học để làm đầu cầu phát triển. Nhưng khả năng huy động vốn giới hạn và hậu quả của chính sách cải tạo XHCN trong những thập niên trước đã phá hủy hạ tầng cơ sở kinh tế, nhất là ở miền Nam, nên nỗ lực của ông Kiệt không tiến triển khả quan. Song song, Hà Nội bắt chước Trung Quốc đã cho lập ra một số khu chế xuất để vận động các công ty ngoại quốc vào đầu tư, nhưng đa số mang tính chất gia công nhiều hơn là chế biến tại chỗ. Ngoài khó khăn về huy động vốn cho phát triển công nghiệp, Việt Nam bị một vấn nạn lớn mà các nước Đài Loan, Nam Hàn không gặp phải, chính là bị khống chế bởi một ý thức hệ giáo điều với một nền chính trị cực quyền nằm trong tay một thiểu số lãnh đạo không biết gì về quy luật phát triển cho một quốc gia công nghiệp.


2/ PHẢN KHÁNG NỘI BỘ:

Làn sóng phản kháng trong nội bộ đảng ngày càng trở nên mạnh mẽ và gay gắt chưa từng thấy khiến cho lãnh đạo CSVN rất lúng túng. Sau đợt đấu tranh đòi dân chủ trong đảng của các ông Nguyễn Hộ, Tạ Bá Tòng thuộc Câu lạc bộ kháng chiến miền Nam vào năm 1995 thì làn sóng đòi chia tay ý thức hệ (Hà Sĩ Phu), đòi bỏ chuyên chính vô sản, đòi bỏ điều 4 hiến pháp (Hoàng Minh Chính, Lữ Phương Trần Khuê), đòi dân chủ đa nguyên đa đảng (Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Đỗ Trung Hiếu) xuất hiện mở ra một phong trào phản kháng đa diện.

Đặc biệt là thời gian này có sự xuất hiện một số nhà đối kháng trẻ như anh Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Vũ Bình, Nguyễn Khắc Toàn, Đỗ Nam Hải và đặc biệt là anh Lê Chí Quang với bài viết vạch trần sự kiện Hà Nội đã nhượng đất, nhượng biển qua hiệp ước biên giới và hiệp định phân ranh Vịnh Bắc Việt, khiến cho Hà Nội tức giận và trả thù bằng bản án “gián điệp” 20 năm tù.

Nhưng đáng chú ý nhất là vào thời điểm này đã diễn ra sự kiện ông Lê Hồng Hà (nguyên Vụ trưởng Vụ tổng hợp thuộc Bộ công an) và ông Nguyễn Trung Thành (nguyên Vụ trưởng vụ bảo vệ đảng của Ban tổ chức trung ương) gửi thư lên Bộ chính trị yêu cầu xét lại vụ án “xét lại” vào năm 1967, mà theo hai ông là hoàn toàn dựng chuyện để sát hại những ai có ý tưởng chống lại cuộc chiến tranh xâm chiếm Miền Nam do hai ông Lê Duẩn – Lê Đức Thọ chủ mưu vào lúc đó. Vì hai ông là những cán bộ cao cấp của Bộ công an và có nhiều liên hệ trực tiếp đến việc bắt giữ, hành hạ tinh thần những người trong vụ án xét lại, khiến cho CSVN lo ngại nên đã ra lệnh khai trừ ông Lê Hồng Hà và Nguyễn Trung Thành ra khỏi đảng.

Gần đây tác phẩm Đèn Cù của ông Trần Đĩnh, một nạn nhân của vụ án ‘xét lại” vào năm 1967 đã cho xuất bản tại hải ngoại đề cập khá chi tiết về vụ án này. Theo ông Trần Đĩnh thì vụ án xét lại hoàn toàn là một bi kịch do Lê Duẩn và Lê Đức Thọ dựng ra để bắt giữ và tiêu diệt gần 300 cán bộ có khuynh hướng chống lại cuộc chiến tranh xâm chiếm miền Nam của Lê Duẩn phát động.

Lúc đó Lê Duẩn gán ghép những người này thân Liên Xô, chống lại đường lối Mao “chống Mỹ đến cùng” và đã dùng hai người là ông Lê Hoàng Hà và Nguyễn Trung Thành dựng lên vụ án, đẩy hàng trăm cán bộ và gia đình vào cảnh tù tội. Năm 1995 sau khi đến tuổi về hưu, cả ông Nguyễn Trung Thành và Lê Hoàng Hà đều viết đơn yêu cầu Trung Ương xem xét lại vụ án và phục hồi danh dự những nạn nhân bị tập đoàn Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đã ám hại. Tuy nhiên cho đến nay, lãnh đạo CSVN vẫn chưa dám mở lại hồ sơ vì sẽ rất nguy hiểm cho chính họ khi sự thật bị phơi bày trước ánh sáng; dân chúng sẽ không để yên.

3/ NÔNG DÂN NỔI DẬY:

Vụ nổi dậy của nông dân dưới sự chỉ đạo của cựu chiến binh thuộc 5 huyện Quỳnh Lưu, Hưng Hà, Tiền Hải, Đông Hưng và Thái Thụy trong 7 huyện và thị xã của tỉnh Thái Bình đã âm ỉ từ cuối năm 1996. Nhưng chính quyền làm ngơ không giải quyết, nên sự việc bắt đầu bộc phát mạnh từ tháng 5/1997 và bùng nổ vào hai ngày 26 và 27 tháng 6 năm 1997 khi hàng ngàn nông dân xã An Ninh, Huyện Quỳnh Phụ đập phá trụ sở, bắt giữ cán bộ đã khiến cho lãnh đạo CSVN bàng hoàng và sửng sốt.

Đây không chỉ là cuộc chống đối tập thể mà có khả năng đe dọa và làm tê liệt sự chỉ đạo của chính quyền trong một thời gian dài khi nông dân bao vây và bắt giữ cán bộ lãnh đạo các xã và huyện. Vụ nổi dậy chủ yếu là chống chính sách thu thuế và cướp ruộng, cướp đất của chính quyền địa phương dưới cái gọi là xây dựng cơ sở hạ tầng cho các công trình: Điện – Đường – Trường – Trạm mà phần lớn là vào túi riêng của cán bộ.

CSVN đã mất gần 2 năm để đối phó với vụ nổi dậy này; hàng loạt cán bộ cao cấp vào lúc đó như Phạm Thế Duyệt, Trần Đức Lương, Đỗ Mười được phái đến xoa dịu sự phẫn uất của nông dân và hơn 300 cán bộ tại đây bị cách chức hoặc bị truy tố. Đặc biệt là ông Võ Văn Kiệt đã cho thành lập một Ủy ban điều tra về vụ nổi dậy Thái Bình do Giáo sư Tương Lai, Viện trưởng Viện xã hội học vào lúc đó lãnh đạo.

Kết luận điều tra của nhóm giáo sư Tương Lai cho rằng biến cố Thái Bình cũng sẽ xảy ra ở nhiều nơi trên cả nước là vì: sức dân bị khai thác quá mức, bị sử dụng lãng phí và bị tham nhũng quá mức nên chỉ còn một con đường duy nhất là nổi dậy chống trả mà thôi.

JPEG - 30.1 kb
Nông dân Bình Dương lên Sài Gòn Khiếu Kiện

Sau biến cố Thái Bình, hàng loạt những cuộc phản kháng của nông dân bị chính quyền địa phương cướp ruộng, cướp đất không chịu đền bù xứng đáng đã xảy ra hầu như khắp các tỉnh miền Bắc và miền Nam. Nhiều địa phương đã lập thành phái đoàn từ 15 đến 40 người cùng nhau kéo lên khiếu kiện trước các trụ sở trung ương như văn phòng Quốc hội, văn phòng Chính phủ, văn phòng Trung ương đảng và đến cả tư dinh của một số lãnh đạo như Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh để nộp đơn kêu oan. Vào thời điểm này, CSVN tuyên bố là họ đã thụ lý 650 ngàn vụ liên quan đến khiếu kiện về ruộng đất nhưng chỉ giải quyết nổi 70% hồ sơ và thụ lý 90 ngàn vụ liên quan đến tham nhũng, ức hiếp. Cho đến ngày hôm nay những hồ sơ tố cáo tham nhũng, kêu oan về khiếu kiện ruộng đất vẫn tiếp tục xảy ra ngày một nhiều hơn vì CSVN không thể giải quyết nổi.

Về mặt đối ngoại: Tuy đưa ra chủ trương “làm bạn với mọi quốc gia”, nhưng trong thực tế Hà Nội chỉ tạo quan hệ cho mục tiêu tranh thủ đầu tư và thương mại với các quốc gia phương Tây, trong khi đó vẫn tiếp tục coi Bắc Kinh là chỗ dựa mọi mặt.

1/ BANG GIAO MỸ VIỆT:

Ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bỏ hoàn toàn cấm vận CSVN và lập cơ quan liên lạc giữa hai nước. Ngày 11/7/1995, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Tháng 8/1995, CSVN và Hoa Kỳ khai trương đại sứ quán tại Washington DC và Hà Nội, đồng thời ký thỏa thuận về giải quyết nợ của chính quyền VNCH với ông Nguyễn Sinh Hùng, lúc đó là Bộ trưởng tài chánh.

Từ đó, thông qua các tổ chức phi chính phủ, Hoa Kỳ bắt đầu có những viện trợ nhân đạo cho Việt Nam. Từ tháng 7/2007, Quốc hội Hoa Kỳ đã phân bố ngân sách 3 Triệu USD giúp CSVN khắc phục nạn nhân chất da cam và tăng lên 6 Triệu USD vào năm 2009. Song song, chính quyền Tổng thống Bill Clinton cũng đã tiếp tục tạo những áp lực về nhân quyền lên CSVN. Đặc biệt là Hoa Kỳ đã áp lực CSVN phải thả một số nhà dân chủ như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh.

Ngày 2/6/2000, Tổng thống Bill Clinton tuyên bố miễn áp dụng đạo luật bổ sung Jackson-Vanik đối với CSVN và ngày 14/7/2000, tại Washington, đại diện CSVN và Hoa Kỳ ký hiệp định thương mại song phương sau nhiều vòng đàm phán. Tuy nhiên vấn đề trao đổi thương mại giữa hai nước trong thời kỳ này còn rất chậm. Theo số liệu của hải quan cho thấy là trao đổi thương mại giữa hai nước từ năm 1996 đến năm 2004 chỉ đạt khoảng non 3 tỷ USD.

Ngày 6/9/2000, lần đầu tiên đại diện cao cấp của CSVN là ông Trần Đức Lương, chủ tịch nước, đã gặp Tổng thống Bill Clinton tại New York nhân dịp tham dự Hội nghị thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc và chính thức mời Tổng thống Mỹ viếng tham Việt Nam. Nhận lời mời này, ngày 16-19 tháng 11 năm 2000, ông bà Bill Clinton đã viếng thăm chính thức Việt Nam.

JPEG - 44.7 kb
Tổng thống Clinton viếng thăm Việt Nam năm 2000, đang duyệt binh bên cạnh là Trần Đức Lương

Chuyến viếng thăm Việt Nam của ông bà Clinton đã được dư luận Việt Nam quan tâm theo dõi. Lý do đơn giản là sau 20 năm bị Hoa Kỳ cô lập ngoại giao, tâm lý chung của người dân Việt Nam là vui mừng đón tiếp và mong đợi Hoa Kỳ đầu tư giúp Việt Nam phát triển. Người dân đã đứng hai bên đường phố chờ đón phái đoàn của Tổng Thống Bill Clinton từ phi trường Nội Bài về Thủ đô Hà Nội.

Nhưng lãnh đạo CSVN thì lại có thái độ trái ngược, thiếu thân thiện. Trong cuộc đón tiếp Tổng Thống Clinton tại nhà khách Trung ương đảng, Tổng bí thư Lê Khả Phiêu đã có những phát biểu mang tính chất thách đố “ai thắng ai” khiến cho không khí buổi gặp gỡ trở nên căng thẳng. Sự kiện này cho thấy là CSVN tuy phải tạo quan hệ với Hoa Kỳ, nhưng họ chưa gột bỏ những suy nghĩ thù địch còn sót lại từ thời chiến tranh.

2/ GIA NHẬP KHỐI ASEAN:

Sau khi rút quân ra khỏi Nam Vang (1989) và tham gia vào tiến trình đàm phán vãn hồi hòa bình Campuchia, CSVN được các quốc gia khối ASEAN cho tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC) và trở thành quan sát viên ASEAN hàng năm. Tháng 7/1994, CSVN được mời tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này. Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Brunei, CSVN chính thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Sau khi gia nhập, CSVN tích cực giới thiệu Lào, Campuchia và Miến Điện tham gia ASEAN.

Tháng 12/1998, CSVN đăng cai đứng ra tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chánh nghiêm trọng tại Á Châu vào lúc đó nên được dư luận đánh giá cao. Tháng 3/2002, CSVN cùng với khối ASEAN họp với Trung Cộng để thảo luận về việc xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Trung Quốc, tạo tiền đề cho việc ra Tuyên bố về cách ứng xử của các bên liên quan ở Biển Đông sau này. Tuy nhiên vào lúc đó, vấn đề Biển Đông chưa phải là đề tài nóng nên ASEAN ít quan tâm.

Trong 10 năm sau khi gia nhập ASEAN, tính đến năm 2004 thì CSVN đã thu hút đầu tư từ các nước ASEAN trên 600 dự án với tổng số vốn hơn 10 tỷ USD, chiếm 27% FDI (đầu tư ngoại quốc) của Việt Nam vào lúc đó. Tuy nhiên các dự án đầu tư của ASEAN vào Việt Nam lúc này không có quy mô lớn, đa số là thủ công nghệ và liên quan đến nông nghiệp.

3/ LỆ THUỘC BẮC KINH:

Trong thời kỳ 10 năm (1995- 2004) mối quan hệ giữa CSVN và Trung Quốc có hai giai đoạn đáng quan tâm. Giai đoạn một là từ 1994 đến 1997 là lúc Đỗ Mười còn ở vị trí Tổng Bí Thư. Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh được đánh giá là chừng mực không ra những thông cáo hay tuyên bố chung về chính trị, mà phần lớn chú trọng vào các hiệp định về kinh tế. Trọng tâm chính của Đỗ Mười là muốn xây dựng niềm tin đối với Trung Quốc để kêu gọi Bắc Kinh giúp CSVN phát triển.

Đỗ Mười có 2 lần viếng thăm Trung Quốc vào thời kỳ này. Đặc biệt là trong chuyến viếng thăm lần thứ 2 từ 14-18/7/1997, chính Đỗ Mười đã hứa với Giang Trạch Dân là giải quyết hiệp định biên giới trước năm 2000 và vấn đề phân định Vịnh Bắc Việt chậm lắm là năm 2000. Nhưng sau này khi Lê Khả Phiêu cho phép Bộ Ngoại Giao CSVN ký kết thì Đỗ Mười cho là bán nước.

Giai đoạn hai từ 1998 đến năm 2004 là lúc Lê Khả Phiêu và Nông Đức Mạnh lên làm Tổng bí thư. Quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh được đánh giá là “nồng ấm” theo đúng nghĩa môi hở răng lạnh. Hai phía đã ký Tuyên Bố Chung Việt-Trung vào năm 2000 làm nền tảng cho các mối quan hệ, và phát triển quan hệ chính trị chủ yếu là giữa các cấp bộ ngành, các địa phương của hai Đảng, hai nước với nhau.

Đây là thời kỳ mà cả Bắc Kinh và Hà Nội đã đổ một số tiền rất lớn cho việc tổ chức hàng trăm chuyến thăm viếng giữa hai phía từ cấp trung ương đến địa phương, ban ngành. Đặc biệt là phía Trung Cộng đã mời rất nhiều phái đoàn cấp địa phương của CSVN viếng thăm các tỉnh của Trung Quốc và được chiêu đãi tận tình. Mục tiêu của Bắc Kinh là dùng việc chiêu đãi này để tạo ảnh hưởng tâm lý lên cán bộ hạ tầng của CSVN và chính những người này sẽ là các nhân tố tuyên truyền tốt cho quan hệ Việt Trung.

PNG - 326.8 kb
Phan Văn Khải chào Giang Trạch Dân viếng thăm Việt Nam năm 2002.

Đặc biệt là trong chuyến thăm Việt Nam của Giang Trạch Dân vào năm 2002, Bắc Kinh đã đề nghị một số vấn đề mới: 1/ đàm phán việc phân chia cắm cột mốc biên giới mà hạn chót là năm 2008; 2/ trao đổi kinh nghiệm lý luận về xây dựng xã hội chủ nghĩa hàng năm giữa chuyên gia XHCN của hai nước. Phía CSVN đồng ý việc này và sau đó cử Nguyễn Phú Trọng làm chủ tịch Hội đồng lý luận trung ương đầu tiên của Hà Nội; 3/ tăng cường hợp tác, đối thoại trên các mặt trận ngoại giao, quốc phòng, an ninh và công an, mở đầu cho những khóa học mà cán bộ Trung Cộng dạy cho công an CSVN về tình báo, phản gián để xâm nhập tại hải ngoại.

Sau khi lên thay Giang Trạch Dân trong vai trò Tổng bí thư và Chủ tịch nước vào năm 2005, Hồ Cẩm Đào đã chọn Việt Nam làm nơi viếng thăm đầu tiên từ 31/10 đến 2/11 năm 2005, đánh dấu 55 năm thiết lập ngoại giao. Hai phía đã ra Tuyên Bố Chung xác định mối quan hệ hữu nghị dựa trên cơ sở “16 Vàng và 4 Tốt”.

*

Trong 10 năm (1995-2004) này phải nói là CSVN đã gặp rất nhiều thuận lợi khi nối lại bang giao với Hoa Kỳ, Cộng đồng chung Âu Châu, Nhật Bản, Úc Châu và nhất là tham gia vào Khối ASEAN để có thể “cân bằng” với mối quan hệ Trung Quốc được thiết lập vội vã ngay sau khối Liên Xô tan rã.

Đây là thời kỳ mà tăng trưởng kinh tế GDP đã gia tăng – từ 6,5% tới 7,5% – kéo dài trong nhiều năm. Sự tăng trưởng này đến từ hai lý do. Thứ nhất là nhờ đầu tư ngoại quốc, đa số là từ các quốc gia trong khối ASEAN, Nhật Bản, Hồng Kông… với tổng số vốn đầu tư lên đến 40 tỷ Mỹ kim – gấp đôi thời kỳ 10 năm trước. Thứ hai là nhờ sự vươn lên của các công ty tư nhân. Vào lúc này cả nước có 108,300 công ty tư nhân hoạt động và có vốn đầu tư là 18 tỷ USD. Sức đóng góp của các công ty tư nhân chiếm 37,7% GDP cả nước, so với các công ty quốc doanh chỉ đóng góp 39% GDP.

Chính những mâu thuẫn trong kết quả đóng góp của công ty quốc doanh và tư nhân khiến cho lãnh đạo CSVN gia tăng những quan điểm khác biệt về tư tưởng quái đản “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”. Ngoài ra, đây cũng là thời kỳ tệ nạn tham nhũng lên cao nhất khiến Lê Khả Phiêu coi đây là “quốc nạn”, nhưng vô phương cứu chữa vì bộ máy tham nhũng chằng chịt và đan xéo ở mọi cấp không thể nào phát hiện hoặc ngăn chặn được.


Đây cũng là thời kỳ khởi sắc của lực lượng đối kháng qua sự tung hứng giữa các nhà đối kháng, các vị lãnh đạo tôn giáo với các tổ chức, đảng phái đấu tranh, bằng sự gia tăng việc công khai phê phán chế độ và công khai thách đố bộ máy công an, với những hỗ trợ và áp lực đấu tranh tạo được từ hải ngoại. Trong thời kỳ này, các nỗ lực đối kháng có ba đặc điểm:

1/ Nhiều lực lượng đấu tranh đã cùng nhau nỗ lực tạo thế liên kết đấu tranh trong ngoài dưới hình thức xây dựng một liên minh dân tộc hầu tạo sức mạnh tổng hợp để đối đầu công khai với đảng CSVN. Nỗ lực này khởi đầu từ cuối năm 1994, đại diện một số tổ chức như Tổ Chức Phục Hưng Việt Nam, Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam, Liên Minh Quang Phục Việt Nam đã gặp gỡ trao đổi về hiện tình đất nước và thảo luận phương thức phối hợp các hoạt động của nhiều đoàn thể nhưng vẫn giữ sắc thái độc lập của mỗi tổ chức.

Những trao đổi này sau đó đã được sự đồng tình của các tổ chức đấu tranh khác như Hội Đồng Việt Nam Tự Do, Nghị Hội Người Việt Toàn Quốc Hoa Kỳ, Liên Minh Việt Nam Tự Do. Tháng Giêng năm 1995, sáu tổ chức nói trên đã liên lạc với 5 Cộng đồng gồm Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, Cộng Đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ, Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại Hòa Lan, Liên Hội Người Việt Tại Gia Nã Đại, Hiệp Hội Người Việt Tại Nhật, tiến đến việc hình thành Ủy ban vận động tổ chức Hội Nghị Liên Kết Người Việt Tự Do vào tháng 4-1995, đánh dấu 20 năm đấu tranh cho tự do dân chủ tại Việt Nam.

2/ Các lực lượng tôn giáo đã không chỉ đấu tranh cho những nhu cầu riêng của mỗi Giáo Hội mà còn tiến đến việc liên kết và phối hợp chung trong mặt trận liên tôn ngay tại Việt Nam để đòi tự do tín ngưỡng. Sự kiện các vị lãnh đạo Phật Giáo (Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh), Phật Giáo Hòa Hảo (Cụ Lê Quang Liêm) và Công Giáo (Linh Mục Nguyễn Văn Lý) gặp nhau tại Huế để bàn thảo về sự ra đời của Ủy ban liên tôn đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Việt Nam vào tháng 2-2001 là một nỗ lực mang tính cách lịch sử của việc liên kết giữa các tôn giáo trong thời kỳ này. Theo dự tính của quý Ngài thì Ủy ban liên tôn sẽ ra mắt trong dịp Tăng Đoàn Phật Giáo Thừa Thiên – Huế tổ chức Tuần Lễ Cầu Nguyện Hòa Bình Cho Thiên Niên Kỷ Mới tại Tổ Đình Từ Hiếu từ ngày 8 đến 14-2-2001. Tuy nhiên, sau cuộc gặp gỡ nói trên, CSVN đã ra lệnh quản chế cụ Lê Quang Liêm, trấn áp và ngăn chận mọi nỗ lực liên lạc của Linh Mục Nguyễn Văn Lý nên Ủy ban liên tôn đã không thể thành hình.

JPEG - 41.4 kb
Phan Văn Khải tiếp Hòa Thượng Thích Huyền Quang tại dinh Thủ tướng và ông Khải xin Ngài “từ bi hủ xả” những sai lầm mà chế độ đã gây ra cho Ngài.

3/ Đặc biệt hơn nữa là cuộc gặp gỡ giữa Thủ tướng Phan Văn Khải với Hòa Thượng Thích Huyền Quang, xử lý thường vụ Viện tăng thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại dinh Thủ tướng vào ngày 2/4/2003. Trong cuộc hội kiến này, Phan Văn Khải đã thừa nhận một số sai lầm trong quá khứ đối với Giáo Hội và mong sự từ bi hỷ xả của Hòa Thượng. Cuộc hội kiến này đã tạo một bước tiến mới đối với các nỗ lực đấu tranh của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất nói riêng và của các tôn giáo nói chung. Đó là sự khởi đầu cuộc vận động phục hoạt của các Giáo Hội và đẩy mạnh phong trào đòi tự do tín ngưỡng trên cả nước.

Sau đó, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất công khai tổ chức đại hội tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định vào ngày 1/10/2003 để suy cử đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang lên ngôi vị Đệ Tứ Tăng Thống, đồng thời tái đề cử nhân sự trong Hội đồng lưỡng viện mà không xin phép chế độ. Mặc dù CSVN đã dùng bạo lực trấn áp các vị lãnh đạo của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất từ sau sự biến Lương Sơn (xảy ra ngày 9/10/2003) như ra lệnh quản chế nghiêm ngặt, ngăn chận các chuyến đi thăm viếng giữa các vị lãnh đạo Giáo Hội, kể cả việc cản trở những tiếp xúc thăm hỏi của một số vị chính giới ngoại quốc… nhưng Hà Nội đã không thể nào ngăn cản được sự phát triển hạ tầng cơ sở của Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất.

Trong khi đó, từ những nỗ lực đấu tranh đơn lẻ của từng cá nhân, các nhà đối kháng như các ông Trần Độ, Phạm Quế Dương, Trần Khuê, Hoàng Minh Chính, Hoàng Tiến, Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, ông Trần Dũng Tiến… đã đứng tên chung trong những kiến nghị gửi cho nhà cầm quyền Hà Nội hay liên kết thành lập những hội như Hội Nhân Dân Chống Tham Nhũng, Hội Dân Chủ thể hiện các hành động đấu tranh công khai với chế độ.

THỜI KỲ IV (2005 – 2014)

Khả Năng Kiểm Soát Xã Hội Bị Thu Hẹp
Hà Nội Lo Sợ Tình Hình Đột Biến

Sự kiện CSVN chính thức gia nhập Tổ chức mậu dịch thế giới (WTO) vào ngày 7/11/2006 và tổ chức thành công Hội nghị APEC 14 tại Hà Nội từ ngày 12 đến 18/11/2006 đã tạo một ấn tượng là CSVN có thể thoát xác trở thành con Hổ Á Châu trong một tương lai rất gần.

Lúc đó CSVN cũng đã thực hiện 3 chính sách có tính cách đột phá: 1/ Giảm thuế đối với hàng nhập cảng từ 10 thành viên của khối ASEAN xuống còn 0-5% từ đầu năm 2006; 2/ Mở rộng thị trường xuất cảng sang Hoa Kỳ vì sau khi được ban cho quy chế tối huệ quốc (PNTR), nhờ vậy vấn đề mậu dịch giữa hai nước không còn phải cứu xét hàng năm; 3/ Đẩy mạnh một loạt các chính sách cải tổ về nông nghiệp, dịch vụ, công nghệ, luật pháp, môi trường theo sự đòi hỏi của một thành viên WTO.

Những chuyển biến nói trên đã mở ra cho CSVN hai cơ hội lớn.

Thứ nhất là thu hút đầu tư ngoại quốc. CSVN dự tính sẽ thu hút khoảng 50 tỷ USD đầu tư ngoại quốc từ năm 2005 đến 2010, nhưng chỉ thu được non 35 tỷ USD. Mặc dù số vốn đăng ký đầu tư thấp so với dự trù nhưng đây là thời kỳ mà CSVN đã thu hút vốn đầu tư ngoại quốc cao nhất. Khi vụ khủng hoảng tài chánh xảy ra ở Hoa Kỳ vào cuối năm 2008, sau đó lan rộng trên toàn thế giới thì đầu tư ngoại quốc vào Việt Nam suy giảm. CSVN đã phải dựa vào nguồn vay ODA từ Nhật Bản và Trung Quốc để tiếp tục một số đầu tư liên quan đến hạ tầng cơ sở và nhiệt điện.

Thứ hai là tiến hành việc cải tổ doanh nghiệp nhà nước. Năm 2005, Bộ chính trị ra nghị quyết sắp xếp 3 ngàn công ty quốc doanh thành 13 Tập đoàn kinh tế và 90 Tổng công ty hầu tạo thành những pháo đài để đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế theo mô hình Trung Quốc và Nam Hàn. Từ tháng 6/2006, Bộ chính trị giải tán Ban Kinh Tế Trung Ương, giao trách nhiệm quản trị các Tập Đoàn Kinh Tế (TĐKT) và Tổng Công Ty (TCT) cho Thủ Tướng Chính Phủ, nghĩa là thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm nhân sự lãnh đạo các TĐKT, các TCT cũng như nhận các báo cáo tài chánh để báo cáo lại cho Bộ chính trị.

Khi nền kinh tế có những dấu hiệu tiến triển tốt và nắm trong tay toàn bộ các cơ sở kinh tế từ ngân sách đầu tư cho đến nhân sự, quyền lực thủ tướng đã trở nên vượt trội so với các chức vụ tổng bí thư, chủ tịch nước. Vì thế mà từ năm 2006 sau đại hội đảng lần thứ X, quyền lực Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vượt trội hơn Tổng bí thư Nông Đức Mạnh và kéo dài cho đến hôm nay, kể cả sau khi ông Dũng đã vi phạm nhiều lẫm lỗi gây thiệt hại kinh tế lớn lao. Chính sự lấn lướt của vai trò thủ tướng so với tổng bí thư đảng nên hiện nay đã có một cuộc chiến xung đột ngầm giữa cánh đảng (Nguyễn Phú Trọng) với cánh chính phủ (Nguyễn Tấn Dũng) tìm cách triệt hạ nhau, nhất là cuộc chạy đua quyền lực trong đại hội đảng lần thứ XII vào đầu năm 2016.

Nhưng đây cũng là thời kỳ mà nạn tham nhũng, bè phái đã phát sinh một cách dữ dội khiến ông Trương Tấn Sang phải mô tả là một “bầy sâu”. Tham nhũng không chỉ giới hạn trong cơ chế đảng, nhà nước, mà còn lan ra các tổng công ty, ngân hàng và chia thành nhiều phe nhóm. CSVN đã lập hẳn một ủy ban có tên là Ủy ban phòng chống tham nhũng do quốc hội phê chuẩn nhưng hoàn toàn bất lực. Hàng năm ủy ban này báo cáo là đã tiến hành điều tra một số vụ, cách chức hay đuổi ra khỏi đảng hàng ngàn cán bộ. Nhưng đó chỉ là những vụ tham nhũng nhỏ. Trong khi những vụ tham ô lớn không hề được phanh phui vì lãnh đạo phải che dấu lẫn nhau, thậm chí có những nhà báo khi khui trúng “mạch” một vụ tham nhũng gộc thì đã bị sa thải và đi tù.

JPEG - 36.1 kb
Dương Chí Dũng và lãnh đạo Tập đoàn Vinashin ra tòa

Từ lúc cuộc khủng hoảng tài chánh thế giới bùng nổ vào năm 2008 dẫn đến sự phá sản của một số tập đoàn kinh tế như Vinashin, Vinalines vào năm 2010, CSVN buộc lòng phải truy tố một số cán bộ để đổ trách nhiệm… làm sụp đổ giấc mộng “công nghệ hóa”. Nhưng qua vụ truy tố Dương Chí Dũng, nguyên chủ tịch Tập Đoàn Vinashin, và ông này đã khai ra Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ dính vào việc giúp đỡ Dũng trốn thoát, cho thấy là mạng lưới tham nhũng của chế độ đã đan chéo chằng chịt và là hệ quả đương nhiên của một chế độ độc tài, không tam quyền phân lập, không có và không thể có một hệ thống pháp luật nghiêm minh.

Thực chất của chế độ hiện nay đúng với phát biểu của Nguyễn Phú Trọng là “tay đã nhúng chàm khó chống tham nhũng”. Những hiện tượng “đột tử” xảy ra cho Phạm Quý Ngọ và “đột bệnh” của Nguyễn Bá Thanh cũng nói lên phương thức bịt miệng và đấu đá trầm trọng của thượng tầng lãnh đạo.

Hậu quả của những vụ tham nhũng nói trên không chỉ làm thất thoát tiền bạc, tài nguyên đất nước mà còn gây ra không biết bao nhiêu là bi kịch cho bà con dân oan bị mất nhà, mất đất vì những cấu kết của các cán bộ, để tịch thu nhà đất của dân bán rẻ cho các tập đoàn đầu tư ngoại quốc. Đã có nhiều cuộc phản kháng nổi dậy của người dân chống lại các vụ cưỡng chiếm phi lý của cán bộ CSVN trong thời gian này. Từ vụ chống cưỡng chiếm Nhà Chung của Tòa Giám Mục Hà Nội, Nhà thờ Thái Hà, Cồn Dầu, Tam Tòa cho đến vụ chống giải tỏa đất của bà con Văn Giang, Dương Nội v…v… đã tạo ra những chấn động lớn trong xã hội. Trong các chống đối của người dân có hai sự kiện trở thành yếu tố lịch sử.

JPEG - 43.6 kb
Các Linh Mục và giáo dân tổ chức lễ cầu nguyện tại nhà thờ Thái Hà

Thứ nhất là sự kiện hơn 1,500 bà con dân oan tại các tỉnh miền Nam đã “tọa kháng” trước văn phòng 2 Quốc hội tại Sài Gòn trong suốt 22 ngày đêm, từ giữa tháng 6/2007 đến thượng tuần tháng 7 mới bị công an giải tán. Cuộc tọa kháng này đã đặt CSVN ở vào thế tiến thoái lưỡng nan trong một thời gian dài vì không biết cách ứng phó. Cuối cùng CSVN đã phải huy động công an đến bắt từng người, từng nhóm rồi mang về trả lại cho công an địa phương để canh giữ không cho những bà con dân oan này lên tụ họp ở Sài Gòn.
Thứ hai là cuộc phản kháng của anh em ông Đoàn Văn Vươn vào đầu năm 2012 để chống trả lại bằng vũ lực trước sự tấn công của hàng trăm công an và dân quân tại Tiên Lãng nhằm cướp đi 21 héc ta đất mà chính gia đình ông đã khai khẩn suốt 20 năm ròng rã. Mặc dù ông Đoàn Văn Vươn đã khẩn khoản nhiều lần yêu cầu xã Vinh Quang, Huyện Tiên Lãng cho gia đình ông tiếp tục thuê và canh tác trên 21 héc ta do chính gia đình ông tạo ra; nhưng cán bộ Huyện Tiên Lãng và xã Vinh Quang đã a tòng cưỡng chiếm để giao cho thân nhân của họ thuê lại canh tác.

JPEG - 23.2 kb
Hàng trăm công an và lực lượng dân quân đang tiến vào chiếm khu vực nhà đất của anh em ông Đoàn Văn Vươn tại huyện Tiên Lãng đầu năm 2012.

Trong giai đoạn này, phong trào dân chủ tại Việt Nam cũng đã có những diễn biến đáng chú ý.

Thứ nhất là sự ra đời của khối 8406 qua việc 119 nhà dân chủ, tôn giáo, sinh viên ký tên vào Tuyên ngôn dân chủ vào tháng 4 năm 2006. Đây là một chuyển biến quan trọng của phong trào dân chủ tại Việt Nam vì lần đầu tiên, những cá nhân đấu tranh đơn lẻ đã liên kết và đứng chung trong một tập hợp do Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Linh Mục Phan Văn Lợi, Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Giáo sư Nguyễn Chính Kết công khai lãnh đạo vào lúc đó.

Mặc dù khối 8406 bị đàn áp như Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị ở tù, Kỹ sư Đỗ Nam Hải bị xách nhiễu dẫn đến tê liệt hoạt động; nhưng sự ra đời của khối 8406 đã mở đầu cho thời kỳ đấu tranh công khai của nhiều cá nhân, tập thể xuất hiện sau này. Đặc biệt là CSVN càng đàn áp bao nhiêu thì ngay sau đó càng có nhiều người vùng lên đấu tranh, đặc biệt là những nhà dân chủ trẻ như Luật sư Lê thị Công Nhân, Ls Lê Công Định, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, Doanh gia Trần Huỳnh Duy Thức, anh Phạm Bá Hải, Ls Nguyễn Bắc Truyển, Gs Phạm Minh Hoàng, Ls Lê Quốc Quân v,v…

JPEG - 33.2 kb
Các nhà dân chủ trẻ tại Hà Nội

Thứ hai là từ khi mạng Internet nối vào Việt Nam, số người truy cập vào mạng ngày một gia tăng đáng kể. Năm 2005 có non 7 triệu người truy cập, đến năm 2014 có khoảng 34 triệu người truy cập vào Internet. Việt Nam hiện là quốc gia đứng hàng thứ 20 có nhiều người tham gia Internet nhất trên thế giới và đứng hàng thứ 8 tại Á Châu. Ngoài ra số người truy cập vào mạng xã hội Facebook lên đến 30 triệu người (tháng 3/2015). Chính vì vậy mà những thông tin trên mạng xã hội ngày nay đã tác động lên tình hình Việt Nam rất lớn.

JPEG - 25.7 kb
Một cửa tiệm Yahoo tại Việt Nam

Từ khi Internet ra đời đã xuất hiện các nhà hoạt động mạng được gọi dưới tên blogger (đăng bài vở trên Blog) hay Facebooker (đăng bài vở/ý kiến trên Facebook), đóng góp một phần rất lớn trong việc chuyển tải thông tin, bình luận kể cả vận động cho một chủ điểm nào đó hay rủ nhau nhóm họp, biểu tình. Chính yếu tố này đã phá vỡ bức màn bưng bít thông tin của chế độ và gây rất nhiều lúng túng cho Hà Nội trước các thông tin nhạy cảm. CSVN đã lần lượt đưa ra ít nhất là 3 quy định (vào năm 1998, năm 2008 và năm 2012) nhằm quản lý Internet mà mục tiêu chính yếu là buộc người sử dụng phải ghi danh tên thật, địa chỉ thật để công an CSVN có thể kiểm soát và truy bức khi cần. Nhưng chủ trương của Hà Nội không thành công vì đa số những người hoạt động mạng đều truy cập vào Internet qua điện thoại cầm tay nên rất khó kiểm soát.

Những diễn biến nói trên đã khiến cho phạm vi kiểm soát của chế độ Hà Nội lên đời sống của người dân ngày một bị thu hẹp mà chúng ta thấy rõ nhất qua các chính sách đối nội và đối ngoại mang tính chất vá víu hiện nay.

Về mặt đối nội: Quan tâm duy nhất của lãnh đạo CSVN hiện nay là làm sao duy trì sự ổn định càng lâu càng tốt để ‘rửa” những nguồn tài sản phi pháp vơ vét trong thời gian qua trước khi hạ cánh an toàn.


1/ CẢI TỔ DOANH NGHIỆP:

Nhằm bắt chước mô hình xây dựng những đại công ty như Nam Hàn, Trung Cộng để tạo thành pháo đài đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa mà đích nhắm là năm 2020, Bộ chính trị CSVN đã sửa Luật doanh nghiệp cho phép gom một số công ty quốc doanh cùng ngành để thành lập các tập đoàn kinh tế (TĐKT). Từ năm 2005 đến năm 2010, CSVN xây dựng tất cả là 12 TĐKT như TĐ Điện lực Việt nam, TĐ Dầu khí Việt nam, TĐ Than – Khoáng sản Việt nam, TĐ Bưu chính – Viễn thông Việt nam, TĐ công nghiệp Tàu thủy Việt nam, TĐ Dệt may Việt nam, TĐ phát triển nhà và đô thị Việt nam, TĐ Công nghiệp xây dựng Việt nam, TĐ Viễn thông quân đội, TĐ Hóa chất Việt nam, TĐ Công nghiệp cao su Việt nam. Ngoài ra còn có một số TĐKT thuộc Bộ Ngành thành lập như TĐ Tài chính – Bảo hiểm Bảo Việt, TĐ Xăng dầu Việt nam.

Song song, CSVN cũng cho thành lập 11 tổng công ty (TCT) như TCT Cà phê Việt Nam, TCT giấy, TCT hàng không, TCT lương thực miền Nam, TCT luơng thực miền Bắc, TCT Thuốc lá, TCT Thép, TCT xi măng, TCT đường sắt, TCT đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, TCT hàng hải. Sau gần 5 năm hoạt động của 23 TĐKT và TCT, Tổng Cục Thống Kê CSVN đã cho biết là hệ thống quốc doanh này sở hữu gần 400.000 tỉ đồng, chiếm hầu hết vốn của Nhà nước.

JPEG - 38.5 kb
Giấc mơ công nghiệp hóa của CSVN qua việc xây dựng các Tập Đoàn Kinh Tế

Các tập đoàn và tổng công ty đang nắm giữ 75% tài sản cố định của quốc gia, khoảng 60% tổng tín dụng ngân hàng trong nước và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các đơn vị này là 17% và chỉ đạt 28,8% trong thu ngân sách. Nói cách khác, đầu tư thì nhiều mà lợi nhuận thu vào không bao nhiêu. Điểm đặc biệt là các TĐ và TCT không đầu tư đúng ngành kinh doanh. Tại một hội nghị hồi tháng 10/2010 ở Hà Nội, Bộ Tài chính cho biết tính đến cuối năm 2009, tổng giá trị đầu tư ra ngoài các lĩnh vực kinh doanh chính của các TĐ/TCT nhà nước là gần 217.000 tỉ đồng (tương đương 13 tỷ USD), trong đó đầu tư vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng và bất động sản là hơn 123.400 tỷ đồng (tương đương 7 tỷ USD).

Sự đầu tư sai lầm nói trên dẫn đến tình hình nợ nần ở các TĐ và TCT lên đến một con số mà không ai có thể biết rõ là bao nhiêu vì hệ thống kế toán chòng chéo, bôi xóa thiếu minh bạch. Tình trạng nói trên đã dẫn đến sự phá sản Tập đoàn công nghiệp tàu thủy (Vinashin) và Tổng công ty hàng hải (Vinalines) vào năm 2010 – 2011 làm thiệt hại cho đất nước khoảng 15 tỷ USD. Sự sụp đổ của hai tập đoàn nói trên đã làm cho nội bộ rúng động và Bộ chính trị lại một lần nữa đề ra chính sách cải tổ doanh nghiệp.

Đó là tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn đầu tư ngoài ngành trong các TĐ và TCT. Kế hoạch này được tiến hành từ năm 2011 cho đến cuối năm 2014 chỉ đạt kết quả 23%. Lý do có sự chậm trễ là vì các TĐ muốn từng bước chuyển tải tài sản vào tay thân nhân của họ mà không bị phát hiện trong lúc phong trào chống tham nhũng của ông Nguyễn Phú Trọng đang nhắm vào phe nhóm của ông Nguyễn Tấn Dũng.

2/ KHỦNG HOẢNG NGÂN HÀNG:

Sự phá sản của một số tập đoàn kinh tế và sự sụp đổ của ngành địa ốc tại Việt Nam đã khiến cho hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại cổ phần đều rơi vào tình trạng khủng hoảng vì nhiều lý do. Tại Việt Nam có hai hệ thống ngân hàng: Ngân hàng nhà nước có chức năng in tiền, quản lý tiền và tham mưu chính sách tiền tệ cho chính phủ. Ngân hàng thương mại (NHTM) bao gồm nhà nước và tư nhân có chức năng huy động vốn, cho vay, tín dụng.

Rắc rối và tạo ra khủng khoảng chính là NHTM dưới hình thức ngân hàng cổ phần (NHCP) như NHCP Đông Phương, NHCP Á Châu, NHCP Đại Á, NHCP Đông Á, Ngân hàng xuất nhập khẩu Việt Nam, NHCP công thương Việt Nam. Hiện có khoảng 38 NHTM cổ phần hoạt động trong đó có 33 ngân hàng cổ phần tư nhân và 5 ngân hàng cổ phần nhà nước, có vốn điều lệ từ 2000 tỷ đồng cho đến 3000 tỷ đồng.

Đa số những ngân hàng này đều có vốn điều lệ thấp, trình độ quản lý kém cỏi, thủ công nghệ; nhưng lại cho vay vượt khả năng. Điểm quan trọng là các ngân hàng thương mại này không những không liên kết hỗ trợ nhau mà tìm cách tranh đoạt tài sản lẫn nhau. Hoạt động chính yếu của các ngân hàng thương mại cổ phần trong 10 năm qua là đầu tư vào thị trường địa ốc, kể cả việc cho vay hoặc đứng ra bảo lãnh những công ty quốc doanh đầu tư vào các ngành địa ốc, du lịch, khách sạn bằng vốn của nhà nước.

Khi khủng hoảng tài chánh bùng nổ, nhà nước xiết nguồn tiền tài trợ và các ngành địa ốc bị rớt giá, tất nhiên các ngân hàng rơi vào tình trạng mà ở Việt Nam ngày nay gọi là “nợ xấu”, tức là món nợ không bao giờ đòi được. Hiện nay không ai biết chính xác số nợ xấu của các ngân hàng này là bao nhiêu và theo sự “phỏng đoán” của Ủy ban giám sát tài chính quốc gia đưa ra vào cuối năm 2013 là 270 ngàn tỷ đồng (tương đương 15 tỷ USD).

JPEG - 38.5 kb
Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Việt Nam, người chịu trách nhiệm gây ra sự sụp đổ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay nhưng nhờ Nguyễn Tấn Dũng bảo bọc nên chưa bị cách chức.

Tình trạng nợ xấu là một đe đọa cho hệ thống tín dụng của Việt Nam và là một áp lực buộc CSVN phải đưa ra biện pháp chấn chỉnh. Để giải quyết nợ xấu và chấn chỉnh lại hoạt động hệ thống ngân hàng thương mại, CSVN hiện đang trong quá trình cho phá sản, giải thể và sáp nhập một số ngân hàng nhỏ không còn hoạt động hiệu quả vào một số ngân hàng lớn như ngân hàng Habubank sáp nhập vào Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội, Ngân hàng Đông Phương sáp nhập vào Công ty tài chánh PVTF, Ngân hàng Tín nghĩa, Đệ nhất sáp nhập vào Ngân hàng Ngân hàng ngoại thương v…v… nhưng mọi diễn tiến rất chậm.

Bên cạnh đó, CSVN cũng đã cho điều tra và bắt giữ một số “đại gia” ngân hàng như Nguyễn Đức Kiên còn gọi là Bầu Kiên, Trần Xuân Giá (Ngân hàng Á Châu) và Hà Văn Thắm (Ngân hàng Đại Dương) với tội lừa đảo, cố tình vi phạm luật pháp. Tuy nhiên đây chỉ là thủ đoạn “phủi tay” giữa các phe nhóm lãnh đạo khi mà những nạn nhân này không còn đáp ứng các nhu cầu khuynh loát hệ thống ngân hàng cho mục tiêu vơ vét tài sản của họ thì bị biến thành “vật tế thần” mà thôi.

3/ TU CHÍNH HIỆN PHÁP:

Ngày 28/11/2013, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIII đã thông qua bản Hiến pháp mới sau một năm soạn thảo và kêu gọi góp ý tu sửa từ Hiến pháp 1992. Hiến pháp này có hiệu lực từ ngày 1/1/2014 nhưng trong thực tế nền công lý tại Việt Nam cũng không gì thay đổi tốt đẹp hơn. Trong bản Hiến pháp 2013, CSVN đã có một số điều thay đổi sau đây: 1/ Gom tất cả các phần liên quan đến quyền công dân, quyền con người thành một chương gọi là Quyền Công Dân.

Đây là điều chưa hề có trong quá khứ, nhưng đây cũng chỉ là thủ đoạn của CSVN nhằm né tránh những chỉ trích và lên án từ các tổ chức Phi chính phủ quốc tế về tình trạng đàn áp, khống chế quyền con người một cách tùy tiện trong nhiều năm qua. 2/ Nâng vai trò của chủ tịch nước cao hơn vai trò thủ tướng nhằm kiềm hãm quyền lực quá mạnh của chính phủ hiện nay. 3/ Chuyển việc phong Tướng quân đội và công an vào tay chủ tịch nước thay vì nằm trong tay thủ tướng như trước đây.

Nói cách khác là trong lần thay đổi này, CSVN muốn đưa tư thế của chủ tịch nước cao hơn hầu chuẩn bị việc sáp nhập hai chức danh tổng bí thư và chủ tịch nước làm một để có thể thống lĩnh đảng và nhà nước như mô hình Trung Cộng.

Điều đáng chú ý là trong lần thay đổi này đã có rất nhiều người góp ý. Đặc biệt là nhóm trí thức gồm 72 người trong đó có cả ông Trương Đình Lộc, nguyên Ủy viên Trung ương đảng, nguyên Bộ trưởng tư pháp đã đứng tên trên một kiến nghị gồm 7 điểm và một số vị đại diện đã đến văn phòng Ban dự thảo Hiến pháp trao kiến nghị.

Trong kiến nghị này, đặc biệt nhóm 72 trí thức đòi hỏi tổ chức Nhà nước phải phân biệt rạch ròi các nhánh lập pháp, hành pháp và tư pháp cũng như các cơ quan hiến định khác xác định lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức hay đảng phái nào.

JPEG - 28.8 kb
Những vị đại diện nhóm 72 trí thức kiến nghị sửa đổi hiến pháp đang vào gặp Ủy ban sửa đổi hiến pháp 2013.

Ngoài những kiến nghị gửi cho Ban dự thảo, rất nhiều bài viết phân tích về những sai trái của CSVN trong việc soạn hiến pháp đã được loan tải rộng rãi trên mạng xã hội, khiến cho Hà Nội phải cho tổ chức hàng loạt các buổi học tập tại các chi bộ đảng để trấn an hàng ngũ đảng viên. Sau kiến nghị về bản Hiến pháp 2013, nhóm trí thức 72 người còn lên tiếng về một số sự kiện khác như yêu cầu tòa án Long An trả tự cho sinh viên Phương Uyên và Nguyên Kha, kiến nghị về quản lý Internet, vô hình chung đã mở ra thời kỳ xuất hiện công khai của một số tổ chức xã hội dân sự như Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Đồng Liên Tôn, Hội Bầu Bí Tương Thân, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền, Mạng Lưới Bloggers Việt Nam…. Hiện có non 30 đoàn thể xã hội dân sự hoạt động nằm ngoài khuôn khổ của chế độ.

4/ ĐẤU ĐÁ THƯỢNG TẦNG: Từ năm 2006, Nguyễn Tấn Dũng lên làm Thủ Tướng đã xây dựng một vương triều riêng khi nắm trong tay 4 loại quyền lực mà ông ta được Bộ chính trị phân nhiệm là Kinh tế, Đối ngoại, An ninh, Phòng chống tham nhũng. Đối diện lúc đó, Trương Tấn Sang trong vai trò Bí Thư thường trực nắm hệ thống Đảng và nhân sự. Cả hai đã chạy đua giành ghế Tổng Bí Thư trong đại hội XI vào tháng 1/2011. Cuối cùng, Nguyễn Phú Trọng lúc đó đã 67 tuổi (quá tuổi hưu) đang là Chủ tịch Quốc hội, được sắp xếp đưa lên làm Tổng Bí Thư như vị trí “trái độn” để tạm giải quyết những tranh chấp giữa ông Dũng và ông Sang.

JPEG - 18.3 kb
Bộ Ba Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang – Nguyễn Tấn Dũng

Trong 5 năm (2006- 2010), Nguyễn Tấn Dũng đã trở thành một loại Bố Già không những có ưu thế vượt trội về quyền lực chính trị hơn cả Tổng bí thư Nông Đức Mạnh vào lúc đó, mà còn có rất nhiều tiền thu được qua việc sắp xếp hơn 3 ngàn công ty quốc doanh để lập thành 13 Tập Đoàn Kinh Tế và 11 Tổng Công Ty. Do đó sau đại hội XI, Trương Tấn Sang đã hiệp cùng với Nguyễn Phú Trọng để lật đổ Nguyễn Tấn Dũng dưới chiêu bài “Phê và Tự Phê” và “chống tham nhũng” đưa ra từ cuối năm 2011. Cuộc chiến giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng đã đi qua nhiều nấc:

a/ Nguyễn Phú Trọng đề xướng tái lập lại Ban Nội Chính Trung Ương và Kinh Tế Trung Ương để lấy lại hai quyền chống tham nhũng và chính sách kinh tế từ tay ông Dũng. Hội nghị Trung ương đảng vào năm 2012 đồng ý thành lập 2 bộ phận này, nhưng trách nhiệm chỉ đạo về các Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty vẫn nằm trong tay Thủ tướng dựa theo Hiến pháp. Tức là ông Dũng vẫn còn nắm rất nhiều quyền chi phối các Tập đoàn kinh tế và các doanh nghiệp nhà nước.

b/ Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung Ương Đảng (TƯĐ) cứu xét việc kỷ luật đối với Bộ chính trị (chỉ là cái cớ) và Nguyễn Tấn Dũng về trách nhiệm để cho tình hình suy thoái kinh tế, nhất là sự làm ăn thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước. Hội nghị TƯĐ vào năm 2013 đã không biểu quyết kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và cả Bộ chính trị. Lý do là quá bán trong TƯĐ đã bị người của ông Dũng khuynh loát nên ông Nguyễn Phú Trọng đã không thể làm suy giảm uy tín của ông Dũng.

c/ Nguyễn Phú Trọng đề nghị TƯĐ bầu bổ xung thêm 3 nhân sự vào Bộ chính trị cho đủ túc số 17 người theo quy định của Đại hội XI trong Hội nghị TƯĐ vào năm 2013. Mục tiêu của ông Nguyễn Phú Trọng là đưa ông Nguyễn Bá Thanh (Trưởng ban nội chính) và Vương Đình Huệ (trưởng ban kinh tế) vào Bộ chính trị vì ông Nguyễn Phú Trọng đã thuyết phục Bộ chính trị đồng ý là người nắm 2 trưởng ban nói trên phải vào Bộ chính trị nên ông Nguyễn Bá Thanh mới chịu rời vương quốc Đà Nẵng ra Hà Nội.

Nhưng TƯĐ đã không bỏ phiếu cho 2 ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ mà lại bầu cho ông Nguyễn Thiện Nhân (Phó thủ tướng) và Nguyễn Thị Kim Ngân (Phó chủ tịch Quốc hội) vào Bộ chính trị. Đây là cái đau của ông Nguyễn Bá Thanh và sự thất bại của Nguyễn Phú Trọng. Tháng 4/2014, ông Nguyễn Bá Thanh phát hiện bị ung thư máu – với những tin đồn là do bị nội bộ đầu độc, nên đã phải đi qua Singapore và sau đó là Hoa Kỳ chữa trị. Nhưng bác sĩ Hoa Kỳ bó tay nên ông Thanh được đưa trở về lại Đà Nẵng và đã mất vào ngày 13/2/2015.

JPEG - 31.3 kb
Nguyễn Bá Thanh bị ung thư máu đưa đi chữa trị tại Hoa Kỳ tháng 8/2014.

Cuộc xung đột giữa phe ông Nguyễn Phú Trọng và ông Nguyễn Tấn Dũng càng tỏ ra găng hơn về quan điểm đối với Trung Quốc khi Bắc Kinh mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam từ ngày 2/5 đến 17/7 năm 2014. Ngày 23/5/2014 Nguyễn Tấn Dũng đã phê phán hành động xâm phạm của Bắc Kinh và chủ trương đưa Trung Cộng ra Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc với phát biểu “không thể hy sinh chủ quyền bằng hữu nghị viễn vông”.

Trong khi đó, ông Nguyễn Phú Trọng giữ im lặng, không hề có một phát biểu nào đối với hành động xâm phạm của Trung Cộng, mãi cho đến khi dư luận quần chúng và nội bộ đảng phẫn nộ thì mới phát biểu dè chừng yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam với tuyên bố kiểu ba phải “bảo vệ chủ quyền nhưng không làm cho tình hữu nghị nóng lên”.

Nguyễn Tấn Dũng đã khôn khéo đáp ứng nhu cầu của công luận đang chán ghét Trung Cộng, nhưng đây chỉ là thủ đoạn chính trị để dùng sức ép bên ngoài tấn công phe nhóm Nguyễn Phú Trọng hầu tranh giành thế chủ đạo trong cuộc đua quyền lực vào Đại hội 12 dự trù diễn ra vào tháng 1/2016. Thực tế, Nguyễn Tấn Dũng đã không hề khoan nhượng khi đàn áp những tiếng nói yêu nước và đoàn biểu tình chống Trung Cộng ngày 18-5-2014. Trong lúc hai phe đang tấn công nhau thì Blog Chân Dung Quyền Lực xuất hiện vào tháng 11/2014, và đã loan tải nhiều bài viết mang tính “bí mật phòng the”, phanh phui những vụ tham nhũng của một số ủy viên Bộ chính trị như Phùng Quang Thanh, Nguyễn Xuân Phúc.

Qua nội dung các thông tin và hình ảnh, tư liệu loan tải thì chỉ có những người ở cấp cao mới có thể nắm các dữ kiện này. Hiện nay dư luận nghi ngờ là phe nhóm ông Nguyễn Tấn Dũng đứng đàng sau Blog Chân Dung Quyền Lực để triệt hạ các phe nhóm khác. Mặc dù nhiều lãnh đạo CSVN như Lê Hồng Anh, Phùng Quang Thanh, Vũ Đức Đan và cả Nguyễn Tấn Dũng đã lên tiếng kêu gọi ngăn chận các thông tin của trang Blog Chân Dung Quyền Lực, nhưng cho đến nay bộ công an đã bó tay. Sự kiện này cũng đang khiến cho nhiều cán bộ CSVN run rợ chừng nào sẽ đến phiên họ bị phanh phui.


Về mặt đối ngoại: CSVN đang cố kéo dài tình trạng đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc để thủ lợi, nhưng sự ngang ngược và hiếu chiến của Bắc Kinh trên biển Đông sẽ là yếu tố tạo ra những đột biến lên tình hình xã hội Việt Nam.

1/ GIÀN KHOAN HẢI DƯƠNG 981:

Ngày 2/5/2014, Trung Cộng đã kéo giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam và tuyên bố là sẽ neo ở đây 3 tháng để truy tìm dầu khí. Nhưng đến ngày 15/7 thì Trung Cộng rút giàn khoan sau 2 tháng tạo ra không biết bao nhiêu là căng thẳng giữa Hà Nội với Bắc Kinh và toàn vùng Đông Nam Á. Thực chất của hành vi ngang ngược này của Trung Cộng không phải là tìm dầu mà mục tiêu là: 1/ Thách thức Hoa Kỳ sau chuyến đi Á Châu vào đầu tháng 4/2014 của Tổng thống Obama tại 4 nước Nhật Bản, Nam Hàn, Mã Lai, và Phi Luật Tân mà Bắc Kinh cho là tìm cách bao vây Trung Cộng. 2/ Dằn mặt lãnh đạo CSVN đang mở rộng quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ và cũng để thử lòng trung thành của Hà Nội đối với Bắc Kinh.

JPEG - 31.3 kb
Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam 5/2014.

Điều tính toán sai lầm của Bắc Kinh là những động thái vi phạm bằng giàn khoan HD 981 như vậy đã bị thế giới chỉ trích mạnh mẽ và đẩy nhanh sự ra đời một liên minh chống lại sự trổi dậy của Trung Quốc gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Châu, và Phi Luật Tân do Hoa Kỳ lãnh đạo. Đồng thời Bắc Kinh lo ngại nội bộ CSVN bị phân hóa vì vấn đề giàn khoan, nên đã lấy lý do tránh trận bão Rammasun (Thần Sấm) dời giàn khoan ra khỏi lãnh hải Việt Nam trước thời hạn một tháng, vào ngày 15/7.

Ngay sau khi rút giàn khoan, Bắc Kinh đã xuống nước mời một loạt 3 phái đoàn cao cấp của CSVN sang viếng thăm Trung Quốc để gọi là “củng cố tình hữu nghị”. Phái đoàn thứ nhất do Bí thư thường trực Lê Hồng Anh dẫn đầu. Kế đến là phái đoàn bộ quốc phòng do Bộ trưởng Phùng Quang Thanh dẫn đầu và phái đoàn Công an do Bộ trưởng Trần Đại Quang dẫn đầu.

Phía Trung Cộng cũng đã cử Ủy viên quốc vụ viện Dương Khiết Trì, tương đương hàm phó thủ tướng đặc trách về đối ngoại, viếng thăm Việt Nam hồi tháng 10/2014 để phủ dụ lãnh đạo CSVN không theo chân Phi Luật Tân kiện Bắc Kinh ra tòa về đường lưỡi bò chín đoạn. Bộ chính trị CSVN cũng đã biểu quyết với kết quả 7/9 không kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc. Nhưng do những áp lực từ dư luận người dân và từ nội bộ đảng, ngày 5/12/2014, CSVN đã gửi một văn bản lên Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc tại Hague, Hòa Lan. Trong văn kiện này, CSVN đã nêu lên 3 điểm đáng chú ý:

Thứ nhất là Việt Nam công nhận thẩm quyền của Tòa trọng tài trong việc thụ lý hồ sơ kiện Trung Cộng của Phi Luật Tân – một điều mà trước đây CSVN không hề thừa nhận.

Thứ hai là yêu cầu Tòa trọng tài quan tâm thích đáng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, cùng với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam khi có những quyết định liên quan đến vụ kiện của Phi Luật Tân.

Thứ ba là Việt Nam bác bỏ “Đường chín đoạn” mà Trung Cộng đã từng yêu sách về chủ quyền tại biển Đông, và cho rằng yêu sách này hoàn toàn không có căn bản pháp lý.

Tuy văn kiện không mang nội dung KIỆN Trung Quốc như Phi Luật Tân đã làm khi nộp đơn lên Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc vào ngày 22/1/2013; nhưng việc làm nói trên cho thấy là khuynh hướng muốn giảm các lệ thuộc vào Bắc Kinh đang nhóm lên trong nội bộ lãnh đạo Hà Nội. Đưa ra ba yêu cầu nói trên, CSVN biết rằng họ đang đứng với Phi Luật Tân hơn là Bắc Kinh.

Điều này đã cho thấy là lãnh đạo Hà Nội không còn coi Bắc Kinh là chỗ dựa an toàn và họ đang muốn từ từ tách ra và đi tìm chỗ dựa khác. Vấn đề quan trọng là Trung Cộng có cho phép Hà Nội thoát ra khỏi sự kiềm chế khi mà từ kinh tế, thương mại cho đến đầu tư, an ninh quốc phòng đều lệ thuộc rất nhiều vào Bắc Kinh.

Quan hệ giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc hiện nay trên bề mặt có vẻ nồng ấm nhưng thực tế là đang có rất nhiều ẩn số có thể đưa đến sự xung đột ngầm bên trong. Thành phần quân nhân trẻ không chấp nhận lối khúm núm sợ sệt Bắc Kinh một cách quá đáng của Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh. Các Bộ trưởng phụ trách những chương trinh đầu tư và thương mại với Trung Quốc đều rất bực mình về lối làm ăn trịch thượng và coi thường Việt Nam của những công ty đầu tư Trung Quốc. Nói tóm lại, vụ giàn khoan HD 981 đã tạo một biến chuyển tâm tư rất lớn trong nội bộ CSVN: không còn coi Bắc Kinh là chỗ dựa an toàn nữa.

2/ MỐI LO NHẬP SIÊU TỪ TRUNG QUỐC:

Từ năm 1991 đến năm 2004, nguồn hàng hóa trao đổi giữa CSVN và Trung Quốc không nhiều, nhưng từ năm 2004 đến nay, hàng hóa của Trung Quốc đã thống lĩnh thị trường Việt Nam và trở thành bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam. Tổng kim ngạch thương mại giữa CSVN và Trung Quốc từ 30 triệu USD (1991) tăng lên 50 tỷ USD (2013) và dự kiến tăng 60 tỷ USD năm 2015. Nhưng điều đáng lo ngại cho Việt Nam là hàng hóa phía Việt Nam xuất sang Trung Cộng là 13,1 tỷ USD (2013) nhưng nhập từ Trung Cộng lên đến 36,8 tỷ USD, thâm hụt thương mại giữa VN và Trung Cộng lên đến 23,7 tỷ USD và sự thâm hụt này kéo dài từ năm 2004 cho đến nay. Nói cách khác là CSVN chỉ xuất cảng sang Trung Cộng toàn là những đồ thủ công nghiệp, nguyên liệu, nông thủy sản trong khi nhập từ Trung Cộng là hàng công nghiệp, máy móc, phụ tùng, nguyên vật liệu đa số dùng trong gia công dệt, may để tái xuất khẩu.

JPEG - 28.3 kb
Những Container chứa đầy hàng Trung Cộng chở sang Việt Nam

Theo Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý kinh tế trung ương, cho biết trừ gạo, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam, Trung Cộng không ký hợp đồng, kể cả xuất khẩu với số lượng lớn. Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch và luôn ở thế bị đối tác Trung Quốc chèn ép, bắt nạt. Còn nhập khẩu các sản phẩm công nghệ như Samsung, Việt Nam nhập tới 21,3 tỷ USD linh kiện của Samsung Trung Quốc về để lắp ráp và sau đó xuất khẩu được 23,3 tỷ USD. Chênh lệch giá trị chẳng là bao.

Đối với máy móc, thiết bị, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh còn cho biết là phía CSVN vay vốn từ quỹ hỗ trợ xuất khẩu của Trung Quốc và phải nhập khẩu trang thiết bị lỗi thời hoặc sử dụng nhà thầu nước này. Việt Nam nhập khẩu quá nhiều loại máy móc từ Trung Quốc, kể cả thô sơ như máy cày, máy bừa… để sản xuất do giá rẻ. Nhưng như vậy là đang giết chết ngành cơ khí chế tạo của Việt Nam vì hàng trong nước không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc.

Không chỉ máy móc, nhiều chuyên gia Việt Nam còn cho rằng Việt Nam không tự túc được khâu nguyên liệu thì sẽ luôn luôn phụ thuộc vào nguyên liệu của Trung Cộng. Tình trạng nói trên cho thấy là Việt Nam kiếm được bao nhiêu tiền qua xuất khẩu đối với Hoa Kỳ, Cộng đồng chung Âu Châu đều mang về nuôi nền kinh tế của Trung Cộng.

Ngoài vấn đề trao đổi hàng hóa thương mại, Trung Cộng hiện đầu tư ở Việt Nam lên đến 977 dự án tính đến cuối năm 2013 với vốn đăng ký là 7,4 tỷ USD, đứng hàng thứ 9/101 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư tại Việt Nam. Trong những năm gần đây, Trung Cộng còn gia tăng quy mô tín dụng ưu đãi dành cho CSVN với số tiền lên đến 1,6 tỷ USD nhằm vào các lãnh vực công nghiệp, khai khoáng, đường sắt, năng lượng, dệt may, hóa chất. Ngoài tín dụng ưu đãi, Trung Cộng còn viện trợ ODA cho CSVN qua một số dự án nhưng buộc phải để cho các công ty Trung Cộng trúng thầu.

Điều này chẳng khác gì lối “móc túi” của Trung Cộng khi đồng tiền đưa tay trái thì lập tức tay phải lấy về cho chế độ. Nói tóm lại, ngoại trừ có một phép lạ nào đó, với sự yếu kém về trí tuệ và lệ thuộc vào Bắc Kinh kéo dài quá lâu, CSVN khó có thể rút ra khỏi chỗ dựa này.

Mặt khác, trong một bài viết mới đây của tác giả Gavin Bowring trên tờ Fiancial Times dựa theo nghiên cứu của Asean Confidential cho biết là kể từ sau khi xảy ra vụ căng thẳng giàn khoan HD 981 giữa Hà Nội và Bắc Kinh hồi tháng 5/2014, Trung Cộng đã đông lạnh tất cả những tài trợ về dự án năng lượng tại Việt Nam kể cả một số tài trợ về tín dụng. Ký giả Gavin Bowring viết rằng Hà Nội đang phải dựa vào Nam Hàn và Nhật Bản để “hy vọng” lấp vào khoảng trống tài trợ, đặc biệt là một số dự án về năng lượng mà những công ty Marubeni, Sojitz, Kepco, Daelim và Hyundai Heavy Industries đang trong giai đoạn khởi đầu tham gia đầu tư tại Việt Nam.

3/ ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VỚI MỸ:

Trong quan hệ ngoại thương với các quốc gia, Hoa Kỳ là nước đã mang lại nhiều lợi nhuận cho CSVN. Theo thống kê thì trong năm 2005-2006, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ đạt từ 6,5 tỷ USD đến 9 tỷ USD, nhưng đến năm 2007 thì con số này tăng lên 11,79 tỷ USD. Tuy chịu ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế thế giới nặng nề trong các năm tiếp theo, nhưng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn duy trì ở mức cao. Năm 2013, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa 2 quốc gia đã đạt đến con số 24,49 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 19,66 tỷ USD và nhập khẩu đạt 4,83 tỷ USD. Như vậy CSVN đã thặng dư mậu dịch với Hoa Kỳ là 15 tỷ USD. Đây là số thặng dư kéo dài trong nhiều năm liền và cho đến hôm nay.

Bên cạnh những tiến triển về quan hệ thương mại, từ mùa hè năm 2010, khi Ngoại trưởng Hillary Clinton lần đầu tiên sang thăm Việt Nam xác định là bà muốn xây dựng mối quan hệ “đối tác toàn diện”, bao gồm nhiều lãnh vực kinh tế, thương mại, ngoại giao, an ninh thay vì chỉ là “đối tác chiến lược”, tức là chỉ quan hệ chính trị và an ninh giữa hai nước. Lúc đó CSVN không mấy quan tâm về đề nghị này vì không muốn tạo sự khó chịu đối với Bắc Kinh và nhất là vẫn còn lo ngại “diễn biến hòa bình” từ Hoa Kỳ.

Nhưng trong năm 2011 và 2012, Trung Cộng bắt đầu xâm phạm thềm lục địa Việt Nam, cắt cáp tàu Bình Minh và tấn công thô bạo vào thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam, nên Nguyễn Tấn Dũng và cả Tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Quốc phòng CSVN đã chính thức yêu cầu Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam nhân chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Leon Panetta, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ vào tháng 6 năm 2012.

Lúc đó, CSVN muốn mua ngay một số thiết bị tuần dương như Radar, thiết bị phát âm thanh tầm xa (LRAD) v…v… nhưng bà Ngoại trưởng Hillary không mấy quan tâm. Hoa Kỳ đưa ra lý do là không hài lòng về thái độ coi thường các cam kết tôn trọng nhân quyền của Hà Nội qua những cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm, và nhất là việc gia tăng đàn áp đối với những người Việt Nam yêu nước chống Trung Cộng, cũng như CSVN đã không thật sự muốn xây dựng “đối tác chiến lược”.

Ngày 24/7/2013, với tư cách chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang đã đến thăm Hoa Kỳ trong 3 ngày theo lời mời của Tổng thống Obama. Trong cuộc gặp tại Tòa Bạch Ốc hôm 25/7, cả Tổng thống Obama và ông Trương Tấn Sang đều đồng ý là nâng cấp quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ lên “đối tác toàn diện”.

JPEG - 23.2 kb
Tổng thống Obama tiếp ông Trương Tấn Sang tại Tòa Bạch Ốc ngày 25/7/2013.

Nhưng chính sự ngang ngược của Trung Cộng khi mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam vào tháng 5/2014 đã làm thay đổi quan điểm về mối quan hệ của cả phía Hoa Kỳ lẫn Cộng sản Việt Nam. Cụ thể là tháng 10/2014 vừa qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry đã thông báo cho Ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh là Hoa Kỳ đã bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với CSVN; hai bên hiện đang thành lập nhóm đặc nhiệm để thảo luận cụ thể những loại vũ khí nào mà Hoa Kỳ có thể bán và những loại vũ khí nào mà CSVN muốn mua để sau đó trình cho Quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Diễn tiến này cho thấy là phía Hoa Kỳ đã đi bước đầu tiên trong việc xúc tiến quan hệ toàn diện với CSVN.

Trong cuộc gặp gỡ ông tân Đại sứ Mỹ Theodore Osius tại Việt Nam vào ngày 7/1/2015 tại dinh thủ tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng cho rằng kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao cách đây 20 năm, quan hệ Việt Nam – Mỹ đã và đang tiến triển trên các lĩnh vực và đã trở thành “đối tác toàn diện” với nhau. Ông Dũng cũng nói rằng CSVN hiện coi trọng và muốn gia tăng mọi hợp tác với Hoa Kỳ, nhất là tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau để hợp tác bảo vệ hòa bình chung. Có thể nói là phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng tuy vẫn còn mang tính ngoại giao, nhưng đã cho thấy là Hà Nội đang cần Mỹ chứ không “hững hờ” như trước đây.

*

Những diễn tiến tình hình Việt Nam trong 10 năm (2005-2014) vừa qua phải nói là rất sôi động. Trong 10 năm này, CSVN đã một mặt vay mượn tiền từ các định chế tài chánh quốc tế để tiến hành việc xây dựng hạ tầng cơ sở, xây dựng khu chế xuất; mặt khác khai dụng sức lao động rẻ để vận động đầu tư ngoại quốc đổ vào khai thác khiến cho nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến rất lớn. Trong sự chuyển biến đó, Hà Nội đã mơ tưởng đến năm 2020 trở thành quốc gia công nghiệp tiên tiến nên “nóng vội” đưa ra chủ trương tái cơ cấu 3000 công ty quốc doanh thành 13 Tập đoàn kinh tế và một số Tổng công ty để tạo thành những pháo đài đẩy mạnh phát triển. Nhưng trong thực tế, nền kinh tế còn rất lạc hậu và nhất là kỹ thuật quản lý còn quá thô sơ, nên chủ trương cải tổ nói trên trở thành những lãnh địa cho các phe nhóm quyền lực chia nhau tham nhũng.

Sự đầu tư sai lầm nói trên dẫn đến tình hình nợ nần ở các Tập đoàn và Tổng công ty lên đến một con số khổng lồ mà không ai có thể biết rõ là bao nhiêu vì hệ thống kế toán chòng chéo, bôi xóa thiếu minh bạch. Tờ Thời Báo Kinh Tế (2013) đã viết rằng: Tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp nhà nước rất cao, cá biệt lên đến 42 lần trên vốn của chủ sở hữu. So với mức tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế quốc tế là chỉ từ 1 đến 3 lần thì tỷ lệ nợ vay/vốn chủ sở hữu của các tập đoàn kinh tế Việt Nam nếu được công bố sẽ khiến ’thế giới phải giật mình’, có đại biểu quốc hội đặt nghi vấn cho rằng nguyên nhân là do thiếu minh bạch trong bảo lãnh tín dụng, độc quyền, khó kiểm soát nợ của doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước có gốc gác từ lợi ích cục bộ, lợi ích nhóm.


Bên cạnh sự khủng hoảng kinh tế nói trên, trong 10 năm qua, nội bộ đảng CSVN cũng đã và đang nảy sinh nhiều vấn đề chứ không còn là một khối “nhất trí” như trước. Ba vấn đề lớn nhất trong đảng CSVN hiện nay là:

1/ Tình trạng thiếu dân chủ, hay chỉ dân chủ hình thức, đang tạo bất mãn lớn trong các sinh hoạt của đảng viên. Lãnh đạo thì hô hào sinh hoạt dân chủ, lắng nghe ý kiến quần chúng, đảng viên; nhưng thực tế mọi quyết định đều quy vào một thiểu số trong ban thường vụ các cấp. Nếu ai có ý kiến khác thì bị quy chụp là phản động. Chính vì thế mà sau này, nhiều đảng viên đã bày tỏ sự bực tức của mình trên các trang Blog, trang Facebook một cách công khai.

2/ Hầu hết các cán bộ cấp Trung ương đã để cho vợ, con, cấp dưới lợi dụng chức quyền, thu vén lợi ích cá nhân qua việc đứng tên trên những công ty liên doanh, hợp doanh và nhất là những công ty có làm ăn với các công ty quốc doanh. Trong thời kỳ bùng nổ bong bóng địa ốc từ năm 2003 đến 2010, nhiều cán bộ cao cấp đã cho thân nhân của mình lập ra những công ty khai thác địa ốc để mua rẻ những mảnh đất hầu bán lại giá cao cho giới đầu tư ngoại quốc để hưởng lợi. Có thể nói là hầu hết sự giàu có của các cán bộ đến từ khu vực địa ốc. Đương nhiên khi giàu có thì cán bộ tìm cách chuyển ngân ra nước ngoài dưới hình thức đưa con cái đi du học rồi tìm cách hợp thức hóa để ở lại các nước như Úc Châu, Hoa Kỳ, Gia Nã Đại v…v…

3/ Tình trạng chống bá quyền Trung Cộng ngày một lan rộng trong đảng kể từ sau vụ giàn khoan HD 981. Mặc dù CSVN cố tìm cách giải thích để khỏa lấp vụ giàn khoan cũng như đưa ra luận điệu ba phải là “vừa đấu tranh vừa hợp tác với Trung Cộng” (Nguyễn Tấn Dũng), nhưng đa số đảng viên không tin thiện chí của Bắc Kinh. Chính vì thế mà lãnh đạo CSVN ít dám nhắc đến cái gọi là quan hệ “16 Vàng 4 Tốt” so với quá khứ vì phong trào “ghét Trung” đang cháy ngầm trong đảng.

Trong lúc tiềm lực của CSVN ngày càng suy thoái thì trái lại tiềm lực đấu tranh của các tổ chức, đoàn thể chống cộng ngày một gia tăng và mở ra nhiều cơ hội lớn để tạo những động lượng thay đổi tại Việt Nam.

Một là thành phần phản kháng ngày một gia tăng về số lượng lẫn phẩm chất hoạt động. Chỉ khoảng 10 năm trước đây, đa số các nhà đối kháng thường là lớn tuổi, tập trung ở Hà Nội và Sài Gòn và từng có một địa vị nào đó trong xã hội hay trong đảng, nên số người trong phong trào dân chủ vào thời kỳ 2001 – 2005 không đông, khoảng non 200 người. Nhưng trong 10 năm qua, cứ sau mỗi lần bị đàn áp, bắt bớ thì phong trào dân chủ lại tăng thêm người gấp bội, đặc biệt là giới trẻ hăng hái tham gia đấu tranh với nhiều sáng tạo.

Hơn thế nữa những tụ điểm đấu tranh không chỉ tập trung ở Sài Gòn và Hà Nội mà đã lan tỏa ở nhiều thành phố lớn khác như Long An, Bình Dương, Huế, Vinh, Hải Phòng v…v… Sự kiện các nhà dân chủ và cả người dân công khai giương biểu ngữ “Tôi Không Thích Đảng CSVN” cho thấy là người dân không những không còn sợ chế độ mà còn bày tỏ một sự thách thức. Để có được tinh thần này không phải dễ dàng mà còn đòi hỏi sự tung hứng và hỗ trợ lẫn nhau giữa những người đấu tranh ở trong nước và hải ngoại.

Hai là sự xuất hiện của các đoàn thể xã hội dân sự bắt đầu từ cuối năm 2013 và nở rộ trong năm 2014. Hiện tại có non 30 đoàn thể xã hội dân sự hoạt động công khai, có ban lãnh đạo và gặp gỡ thường xuyên để trao đổi nhiều vấn đề liên quan đến sự phối hợp đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và kể cả những vấn đề nhạy cảm. Trong những lần gặp mặt này, các đoàn thể còn mời đại diện các sứ quan Tây phương và các tổ chức NGO ngoại quốc đến tham dự. Đặc biệt nhất, các đoàn thể xã hội dân sự đã thường xuyên ký tên chung trong những bản tuyên cáo trình bày quan điểm về một số vấn đề bức thiết của đất nước. Đây là nền tảng để xây dựng một lực đầu tàu lãnh đạo phong trào đấu tranh dân chủ khi thời cơ chín mùi mà CSVN không thể nào ngăn chận.

Ba là sự đóng góp của cư dân mạng qua các trang Blog, Facebook cho công cuộc đấu tranh dân chủ hiện nay rất lớn và đang đẩy chế độ CSVN vào thế lúng túng đối phó. Mặc dù CSVN nắm trong tay 845 cơ quan báo chí, 1,118 ấn phẩm, có 199 cơ quan báo in, truyền hình mạnh với hơn 200 băng tần, phát thanh trên gần 100 làn sóng, 98 cơ quan báo mạng, 1,516 trang thông tin điện tử; nhưng tất cả đều chỉ loan tải theo một luận điệu của chế độ. Tâm lý của người dân và ngay cả những đảng viên đảng CSVN là không tin vào các nội dung mang tính tuyên truyền này. Ngày xưa thì họ cố theo dõi đài BBC, VOA, RFA, Chân Trời Mới để biết tin tức; nhưng ngày nay Blog và Facebook chính là nơi trao đổi và cung cấp thông tin nhanh nhất và hiệu quả nhất. Vô hình chung Blog và Facebook đã trở thành vũ khí soi thủng bức màn bưng bít của chế độ, và cũng là nơi tâp họp, bàn thảo kế hoạch trên mạng ảo mà công an CSVN không thể phát hiện.

Tóm lại trong 10 năm qua, nếu nói theo lý thuyết đấu tranh bất bạo động, thì quyền lực của đảng CSVN đang ngày một soi mòn, trong khi phía quần chúng thì tiềm năng phản kháng ngày một mở rộng, gia tăng. Tức là cán cân quyền lực đang từ từ chuyển về phía người dân cho đến khi lãnh đạo không còn khả năng kiểm soát thì đó là lúc cuộc cách mạng dân chủ tại Việt Nam bùng vỡ.

KẾT LUẬN

Nhìn lại diễn biến 4 thập niên vừa qua, phải nói đây là một chuỗi dài đấu tranh liên tục của người dân Việt Nam trên cả hai môi trường hải ngoại và quốc nội, ngày nay thêm một môi trường nữa là mạng xã hội.

Một em bé sinh ra vào giai đoạn tang thương nhất của đất nước giờ đây đã 40 tuổi; lứa tuổi tràn đầy sinh lực để hiểu biết và bày tỏ lòng yêu nước của mình.

40 năm là một khoảng thời gian dài. Nhưng để đánh đổ một chế độ độc tài có nhiều kinh nghiệm đàn áp và khống chế, chúng ta cần thời gian xây dựng lại thế trận vì phải đi từ con số không sau ngày 30/4 năm 1975.

Đảng Cộng sản Việt Nam hiện giờ không thể nào tìm lại được giai đoạn hùng mạnh nhất của chế độ 40 năm về trước. Hiện chế độ đang bị soi mòn từ thượng tầng lãnh đạo cho đến các hạ tầng cơ sở. Sự tồn tại của đảng CSVN ngày nay hoàn toàn dựa vào quán tính của bộ máy bạo lực. Lý do đơn giản là đảng CSVN không còn khả năng thích ứng với những chuyển biến của xã hội Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Họ vẫn tiếp tục bám vào giáo điều Mác Lê của 100 năm trước và tiếp tục ngụy biện coi đa nguyên đa đảng là hỗn loạn, là bất ổn để độc chiếm quyền lực trong tay một thiểu số.

Phong trào dân chủ Việt Nam hiện đang hội đủ 3 yếu tố: thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Đó là thế giới đang trong xu thế dân chủ hóa toàn cầu; CSVN đang là chướng ngại phát triển của đất nước Việt Nam, lòng dân mong mỏi sự thay đổi và đang mở rộng thế liên kết trên cả 3 môi trường hải ngoại, quốc nội và không gian ảo để tấn công vào chế độ độc tài.

Sự sụp đổ của CSVN chỉ còn là vấn đề thời gian – có thể tính bằng tháng chứ không phải năm – trước sự phẫn nộ và tấm lòng khao khát tự do của toàn dân.

Lý Thái Hùng
Tháng 4, 2015

– – –

Tham Khảo:

1/ Zachary Abuza, Renovating Politics in Contemporary Viet Nam, Lynne Rienner Publishers, 2001.
2/ Samuel P. Huntington, The Third Wave, University of Oklahoma Press, 1991.
3/ Marr, The Vietnamese Communitst Party and Cvil Society, 2010.
4/ Văn Kiện Toàn Tập Đảng Cộng Sản Việt Nam, năm 1990, 1995.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.