Việt Nam bỏ tù đối lập nhắc lại hình ảnh chế độ quân phiệt Miến Điện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

10 tháng 1, 2013

Simon Roughneen
Việt Thi chuyển ngữ

Vào năm 2010, khi tôi hỏi về xác suất sẽ bị công an bắt giam một lần nữa sau khi đã bị giam 3 tháng vào năm 2007 sau khi ông trở về lại Việt Nam từ Hoa kỳ vì quan hệ làm việc với một số những nhà bất đồng chính kiến với chế độ độc đảng thì Luật sư Lê Quốc Quân nói là “Tôi không sợ.”

Ls Lê Quốc Quân là một trong những người chỉ trích nhà cầm quyền Việt Nam mạnh mẽ nhất, nơi mà việc kêu gọi bất cứ sự thay đổi nào đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản đều bị cấm đoán. Vì vậy, không phải là điều ngạc nhiên khi vị luật sự tại Hà Nội này bị bắt vào ngày 27/12 với cáo buộc liên quan đến thuế vụ.

Việc bắt giam ông xẩy ra ngay trước phiên xử tại miền Trung Việt Nam của 13 nhà hoạt động đã bị bắt từ năm 2011. Phiên toà ngày Thứ Tư vừa qua đã kết án nhóm này – trong đó 12 người theo đạo Công Giáo giống như Ls Lê Quốc Quân – từ 3 năm tới 13 năm tù giam.

Những người này đã bị kết tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 luật hình sự Việt Nam. Vào năm 2012, có khoảng một tá các nhà hoạt động và nhà văn đã bị bỏ tù tại Việt Nam với những cáo buộc tương tự.

13 người bị bỏ tù ngày hôm qua đã bị cáo buộc có liên hệ đến Việt Tân, một nhóm hoạt động tại hải ngoại vận động cho việc thay đổi chính trị tại Việt Nam và bị nhà cầm quyền Việt Nam gắn cho nhãn hiệu khủng bố – một cáo buộc mà Hoa Kỳ nói là không có bằng cớ.

Phản ảnh của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ qua một thông báo là “cách đối xử của chính phủ Việt Nam đối với những người này xem ra trái ngược với những bổn phận của Việt Nam theo Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị, cũng như những điều khoản của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền liên quan đến quyền tự do phát biểu và liên hệ.

Theo sự đánh giá của Việt Tân thì “nhà nước đã sử dụng hàng trăm công an mặc đồng phục và thường phục để ngăn chận thân nhân và những người ủng hộ các bị cáo tụ tập phiá bên ngoài toà án. Hàng mấy chục ủng hộ viên – bao gồm cả những phụ nữ cao tuổi và các linh mục Công Giáo – đã bị công an tấn công bằng vũ lực và bị bắt tạm giam.”

Một trong số 13 người bị án tù ngày hôm qua là Nguyễn Văn Duyệt, là một người hoạt động cho nhân quyền, đã nói lời cuối cùng trước toà là “Chỉ có Chúa Kitô là niềm Cậy trông, là Tình yêu và là Sự thật. Xin gửi đến tất cả mọi người lời cầu chúc bình an!

Ảnh hưởng của bản án trên quan hệ giữa Việt Nam và Giáo Hội Công Giáo hiện chưa rõ. Việt Nam là cộng đồng Công Giáo lớn thứ nhì tại Đông Nam Á, sau Phi Luật Tân, với khoảng từ 8 đến 10 triệu giáo dân.

Các lãnh tụ cộng sản Việt Nam từ lâu vẫn coi những người Công Giáo tại Việt Nam, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam, là thân và hợp tác với Mỹ trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam. Quan hệ giữa nhà nước Việt Nam và Toà Thánh có tiến bộ trong những năm gần đây, tuy nhiên, và đối với một số người, thì những vị trách nhiệm giáo hội ở trong và ngoài nước đang đặt ưu tiên cho việc cải tiến quan hệ với nhà cầm quyền Việt Nam hơn là hỗ trợ những người Công giáo bị giam cầm vì hoạt động chính trị.

Theo những thông tin của Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội bị lọt ra ngoài bao gồm chi tiết liên quan đến những buổi họp giữa các nhà ngoại giao Hoa Kỳ, các giới chức Việt Nam và giới chức Công Giáo, thì các giới chức Hoa Kỳ coi như những người Công Giáo tại Việt Nam đã bị bỏ rơi, trong khi Tòa Thánh nỗ lực cải thiện quan hệ với Việt Nam – tuy ở một mức độ thấp hơn Trung Quốc – cố gắng kiểm soát việc bổ nhiệm các chức vụ quan trọng trong giáo hội.

Công Giáo là một trong những tôn giáo được chính thức cho phép hoạt động tại Việt Nam, và gần như được để yên nếu họ không công khai chỉ trích chính quyền. Thành viên của những tổ chức không được phép hoạt động thì bị đối xử tàn tệ hơn nhiều. Giống như Miến Điện dưới thời quân phiệt, Việt Nam dùng biện pháp quản chế tại gia để ngăn cản hoạt động của những nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng. Tôi đã gặp HT Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị cấm hoạt động, tại tu viện của Ngài tại thành phố HCM vào năm 2011, là một căn nhà bị công an thường phục ngồi đọc báo và uống cà phê ở phiá bên kia đường để canh chừng.

Năm nay đã 84 tuổi và đã trải qua vô số hình thức giam giữ kể từ năm 1975, Hoà Thượng lúc đó cho biết là những người lãnh đạo Việt Nam lo sợ một cuộc nổi dậy giống như Mùa Xuân Ả Rập, với hơn 30 triệu người dân trên mạng trong bối cảnh một nền kinh tế đã từng một lần nở rộ nhưng hiện nay đang ngộp thở với những cáo buộc khủng khiếp về tình trạng hối lộ và quản lý tồi tệ trong các công ty nhà nước làm chủ.

Trong một điện thư gửi đi ngay sau khi trang blog bị nhà nước mô tả là “âm mưu thâm độc của lực lượng thù địch”, một chủ blog – yêu cầu không nêu danh tính – đã giải thích với tôi là “độc giả của tôi rất muốn có những thông tin về những người lãnh đạo Đảng CSVN – về tài sản riêng của họ hay việc lạm quyền và tham nhũng, hay những đấu đá phe phái nội bộ. Trang blog của chúng tôi có đủ cả những chủ đề đó, và đó là “lý do chính trị” khiến nhà cầm quyền Việt Nam nhắm tấn công blog của chúng tôi.”

Nhưng sự chán ghét trang blog Dân Làm Báo của nhà nước cách đây chỉ một tuần lễ đã bước qua một mức hiểm ác hơn nữa. Ký giả Nguyễn Hoàng Vi, từng đăng bài trên Dân Làm Báo, đã tả chi tiết việc công an đánh đập và lột quần áo của cô và ra lệnh cho y tá lục soát âm đạo của cô trong thời gian cô bị tạm giam vào ngày 28 tháng 12 tại đồn công an phường Nguyễn Cư Trinh TP HCM.

“Tôi đã cào cấu tay họ, nắm tóc họ, nhưng sức một người không thể bằng sức bốn người họ cộng lại. Cuối cùng thì họ lột tôi trần truồng”, sau đó cô đã viết trên Dân Làm Báo như vậy.

Hoàng Vi đã bị bắt giữ trước toà án nơi đó vào cùng ngày có một vụ xử phúc thẩm các nhà báo Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần, và Phan Thanh Hải. Ba người này bị cáo buộc một phần vì việc thành lập Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do bị cấm hoạt động, và bị kết những bản án nặng nề vào Tháng 9 về việc tuyên truyền chống chế độ, theo tin của Ủy Ban Bảo Vệ Ký giả.

Nguồn: http://www.irrawaddy.org/archives/23738

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.