Việt Nam đưa một giáo sư ra tòa vì những bất đồng chính kiến trên mạng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những người phê phán nhà cầm quyền Việt Nam nói rằng Hà Nội đang cố gắng chơi trò bắt cá hai tay, vừa muốn hưởng lợi về sự cải thiện về quan hệ ngoại giao, thương mại và quân sự với Hoa Kỳ, vừa lại hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo trong nước.

Ngày 30 tháng 9 năm 2010

Patrick Goodenough

(CNSNews.com) – Không đầy một tuần lễ sau khi chủ tịch nhà nước Việt Nam gặp tổng thống Obama để bàn về một số vấn đề, trong đó có vấn đề nhân quyền, nhà cầm quyền Việt Nam thông báo họ sẽ mang ra xử một giáo sư toán và cũng là một nhà bất đồng chính kiến, về những cáo buộc tội chính trị có thể dẫn đến án tử hình.

Phạm Minh Hoàng, 55 tuổi, đã bị buộc tội “có những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, dựa theo bộ luật hình sự Việt Nam. Ông bị bắt giữ vào ngày 13 tháng 8 năm 2010.

Các cơ quan truyền thông nhà nước đã trích lời một viên chức của Bộ công an, đại tá Nguyễn Xuân Mừng, nói rằng giáo sư Hoàng, từ khi về nước năm 2000 sau khi du học tại Pháp, đã có những hoạt động cho tổ chức “khủng bố” Việt Tân.

Theo đại tá Mừng, giáo sư Hoàng đã viết 29 bài trong vòng tám năm trở lại và gởi cho Việt Tân để phổ biến trên mạng internet. Những bài viết này có nội dung xuyên tạc chính sách của nhà nước Việt Nam.

Ông Hoàng cũng đã qua Mã Lai năm vào năm ngoái cùng với vợ và một người khác, để tham dự một khoá học về nhiều đề tài, trong đó có đề tài về đấu tranh bất bạo động nhằm thay đổi thể chế chính trị [Việt Nam].

Trong thời gian đầu năm 2010, ông Hoàng đã tổ chức những cuộc huấn luyện nhóm nhỏ để trở thành đảng viên Việt Tân.

Cũng theo lời đại tá Mừng, trong thời gian bị giam giữ, Giáo sư Hoàng đã tỏ ra hối lỗi vì đã vi phạm luật pháp và đã viết đơn xin khoan hồng.

Tổ chức Việt Tân (Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng), bị cấm hoạt động trong nước, nói rằng họ cổ võ một sự thay đổi ôn hòa sang một thể chế dân chủ đa đảng. Việt Tân có thành viên hoạt động tại Hoa Kỳ, Pháp, Úc, và những quốc gia khác có đông người Việt định cư.

Đại diện Việt Tân tại Hoa Kỳ tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội đã dùng các cơ quan truyền thông nhà nước để buộc tội Giáo sư Hoàng, tuy rằng những hoạt động chính trị của ông hoàn toàn ôn hòa.

Ông Duy Hoàng, phát ngôn nhân của Việt Tân, nói rằng “Mọi người đều có quyền phổ biến những bài viết của mình, tham dự những hội thảo chính trị và trao đổi về những vấn đề liên quan đến quốc gia của mình”.

Ông thêm rằng: “Một lần nữa đảng cộng sản Việt Nam chứng tỏ rằng họ quan tâm nhiều đến việc duy trì quyền lực độc tài hơn là mở những cuộc thảo luận tự do về các vấn đề quan trọng mà Việt Nam đang phải đương đầu.”

Việt Tân nói rằng tài liệu về phương pháp đấu tranh bất bạo động mà họ sử dụng nhằm tiến tới những thay đổi ôn hòa, đã từ lâu được phổ biến trên trang nhà của Việt Tân. “Mọi người đều có thể tham khảo những tài liệu trên để tự thấy được những dối trá của Hà Nội”.

(Những phương thức bất tuân dân sự được tổ chức này cổ xúy bao gồm: giảm năng suất trong công việc, viết khiếu nại và kiến nghị, phổ biến tin tức trên mạng hoặc điện thoại di động).

Việt Tân cũng thách thức nhà cầm quyền Hà Nội phổ biến những bài viết của Giáo sư Hoàng trên các phương tiện truyền thông nhà nước để người dân có thể tự phán xét Giáo sư Hoàng là “tội phạm hay là người yêu nước”.

Theo tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, với tôn chỉ cổ võ cho tự do ngôn luận, thì những bài viết của Giáo sư Hoàng trên mạng chú trọng đến những vấn đề giáo dục, môi sinh, và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Trung Quốc (hai nước đang có những tranh chấp về chủ quyền lãnh hải trên Biển Đông).

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới nói rằng có ít nhất 19 phóng viên, bloggers, và những nhà hoạt động trên mạng, đang bị cầm giữ tại Việt Nam. Mới đây họ đã viết thư gởi thủ tướng Việt Nam kêu gọi đưa những người này vào danh sách những tù nhân được ân xá trong dịp quốc khánh Việt Nam ngày 2 tháng 9 vừa qua, nhưng không có kết quả.

Những người bị kết án theo điều 79 của bộ luật hình sự Việt Nam có thể bị lãnh án tù nhiều năm, thậm chí có thể bị án tử hình.

Hồi đầu năm nay, Liên Đoàn Quốc Tế Về Nhân Quyền, gồm hơn 150 tổ chức, đã kêu gọi Việt Nam bãi bỏ án tử hình mà theo họ thì án tử hình “đặc biệt nguy hiểm trong một thể chế độc đảng như Việt Nam, nơi mà hệ thống tư pháp hoàn toàn lệ thuộc vào đảng Cộng sản”.

Không có những thống kê chính thức, nhưng qua thông tin trong nước, được biết trong năm qua đã có 83 án tử hình và 9 truờng hợp đã được thi hành.

Những người phê phán nhà cầm quyền Việt Nam nói rằng Hà Nội đang cố gắng chơi trò bắt cá hai tay, vừa muốn hưởng lợi về sự cải thiện về quan hệ ngoại giao, thương mại và quân sự với Hoa Kỳ, vừa lại hạn chế quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo trong nước.

Năm 2006, Hoa Kỳ cho Việt Nam được hưởng chế độ quan hệ mậu dịch bình thường (còn gọi là tối huệ quốc) dọn đường cho Việt Nam tham gia vào Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế vào năm sau.

Chính quyền dưới thời tổng thống Bush cũng đã lấy Việt Nam ra khỏi danh sách Những nước cần đặc biệt quan tâm (CPC) dựa trên Đạo luật Quốc tế về Tự do tôn giáo (International Religious Freedom Act). Chính quyền Hoa Kỳ cho rằng đã có những cải thiện về tự do tôn giáo tại Việt Nam. Nhưng theo Ủy Ban Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Thế Giới, một ủy ban độc lập được thành lập dựa trên IRFA, thì quyết định trên của chính phủ Hoa Kỳ là quá vội vàng và sau đó đã nhiều lần đề nghị mang Việt Nam trở lại danh sách CPC.

Năm nay, Việt Nam giữ vai chủ tịch khối Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN), ở thời điểm mà Chính phủ của tổng thống Obama đang tìm cách củng cố quan hệ với 10 nước thành viên như là đối trọng cho tham vọng của Bắc Kinh trong vùng.

Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton đã thăm Hà Nội mùa hè năm nay và sẽ trở lại trong tháng tới cùng với Bộ trưởng quốc phòng Robert Gates.

Trong tuần vừa qua, chủ tịch nhà nước Việt Nam Nguyễn Minh Triết đã cùng với các nhà lãnh đạo trong khối ASEAN tham dự một cuộc họp thượng đỉnh cùng với tổng thống Obama. Theo thông báo của Tòa Bạch Ốc thì các nước trong khối ASEAN đã cam kết “tăng cường hợp tác với Hoa Kỳ trong việc giải quyết các vấn đề về nhân quyền”.

Nguồn: http://cnsnews.com/news/article/75996

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.