Việt Nam là đất nước nông nghiệp nhưng phải chi tỷ đô để nhập khẩu nông sản

Chỉ tính riêng trong 11 tháng đầu năm 2022, Việt Nam đã chi trên 3 tỷ đô để nhập khẩu các loại mặt hàng thịt. Ảnh: Nông Nghiệp Việt Nam
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 8 tháng Mười Hai, 2022, báo Tiền Phong đưa tin với nội dung “Chi hàng tỷ USD nhập khẩu thịt khi gà, lợn trong nước vừa rẻ vừa ế.” Đó là thực trạng diễn ra từ nhiều năm nay do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, khi người tiêu dùng trong nước có ít sự tin tưởng vào thịt sản xuất trong nước, bởi chất lượng chưa cao, bởi sự cạnh tranh về giá với hàng ngoại nhập,…

Chỉ tính riêng trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam đã chi trên 3 tỷ USD để nhập khẩu các loại mặt hàng thịt. Trong đó, thịt lợn tươi chiếm thị phần lớn nhất, tiếp đến các loại thịt khác và phụ phẩm gia cầm. Thật đáng buồn cho một đất nước thuần nông nhưng lại phải đi nhập khẩu hàng tỷ đô la thực phẩm.

Đó là hệ luỵ tất yếu của một nền nông nghiệp không có định hướng rõ ràng, quản lý lỏng lẻo từ trung ương xuống địa phương. Người nông dân sản xuất ra ồ ạt, hàng loạt, khiến cho giá cả sản xuất trong nước tuy rẻ nhưng chưa đi kèm với chất lượng. Người tiêu dùng trong nước thì quá ngán ngẩm với tình trạng thực phẩm nhiễm chất hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng, chất tạo nạc gây ung thư, v.v.

Bản chất của việc người tiêu dùng không dùng hàng trong nước vừa rẻ vừa ế kia là vấn đề của niềm tin mà thôi. Bởi họ tin rằng hàng nhập khẩu ngon hơn, chất lượng hơn, đảm bảo an toàn cho họ và gia đình hơn.

Diễm Quỳnh tổng hợp các nguồn tin

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

2025년 3월15일 미국 워싱턴의 RFA 자유아시아방송 본사. (찰리 다라팍/RFA). Ảnh: Charlie Dharapak/ RFA

RFA có thể sẽ ngưng hoạt động

Theo thông báo chấm dứt tài trợ mà RFA nhận được, các khoản tài trợ liên bang dành cho Đài Á châu Tự do và các mạng lưới đối tác đã bị chấm dứt vào sáng thứ Bảy.

Hiện vẫn chưa rõ RFA sẽ chấm dứt hoạt động khi nào và như thế nào, nhưng RFA chỉ được tài trợ thông qua các khoản trợ cấp của liên bang.

Trong tuyên bố đưa ra hôm thứ Bảy, Chủ tịch RFA Bay Fang cho biết sẽ phản đối lệnh này.

Các dân cử hiện diện trong buổi tiếp tân, trao đổi tại Quốc hội Canada do Đảng bộ Việt Tân tại Toronto tổ chức ngày 27/10/2022. Trong hình: Dân biểu Gary Anandasangaree (thứ hai từ trái), DB Judy Sgro (thứ tư từ trái), Tổng Bí thư Việt Tân (thứ sáu từ trái) và DB Rachel Bendayan (ngoài cùng, bên phải). Ảnh: Đảng bộ Việt Tân tại Toronto, Canada

Đảng Việt Tân Toronto chúc mừng hai tân bộ trưởng Canada

Chúng tôi trân trọng sự quan tâm của hai tân bộ trưởng đối với các vấn đề nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam, thể hiện qua sự tham gia của hai vị tại các buổi tiếp tân Quốc hội Canada do Đảng bộ Việt Tân Toronto, Canada tổ chức vào các năm 2022 – 2024.

Người biểu tình phản đối Trung Quốc ở Hà Nội hôm 21/8/2011. Ảnh: STRINGER Vietnam/ Reuters

Kỷ niệm 37 năm hải chiến Gạc Ma, báo Nhà nước không gọi tên Trung Quốc

Nhà báo Nam Việt nêu nhận xét với RFA: “Kỷ niệm 37 năm thảm sát Gạc Ma, nhưng trên báo Quân đội nhân dân cũng như hầu hết hệ thống truyền thông chính của Nhà nước không có một bài tưởng niệm nào thực chất, dám gọi thẳng tên Trung Quốc, cho thấy năm nay Ban Tuyên giáo đã hoàn toàn không bật đèn xanh cho việc tố cáo tội ác, mà vốn đã có lúc đã được sử dụng như một đòn bẩy ngoại giao khi mối quan hệ giữa hai nước căng thẳng.”

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.