Việt Nam: Tin xấu đi qua tin dữ đi lại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khánh Đăng phỏng dịch

Hãy bàn về cái tin vô cùng xấu trước, bởi vì không phải cái tin ấy có mùi thối, nhưng vì các chính phủ Tây phương khi gặp phải loại tin tức này họ thường bịt mũi và làm ngơ.

Hôm Thứ Ba vừa qua, nhân kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi ngành công an trên cả nước tiếp tục đập nát bất cứ tổ chức chính trị còn đang non nớt nào có thể làm đe dọa đến chế độ cai trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông Dũng nói “Lực lượng Công an phải chủ động đấu tranh ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu của các thế lực thù địch, không để bị động, bất ngờ, không để xảy ra gây rối, gây bạo loạn, khủng bố, phá hoại, kiên quyết không để hình thành các tổ chức chính trị đối lập chống phá chế độ, bảo vệ an toàn tuyệt đối các mục tiêu trọng yếu và các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước.”

Hiến pháp Việt Nam ngăn cấm bất cứ một đảng phái chính trị nào được thành lập ngoại trừ Đảng Cộng sản Việt Nam. Bạn nên nhớ rằng khi bạn lên tiếng mạnh mẽ chỉ trích Miến Điện, là quốc gia có một chế độ độc tài đang đàn áp các đảng phái đối lập một cách tàn bạo, thì bạn nên nhớ rằng ít nhất ở Miến Điện, chế độ đó cho phép các đảng phái được hoạt động.

Chỉ có vài ngày trước khi ông Dũng đưa ra lời hô hào ghê tởm trên, thì hiệu quả của nó đã được thể hiện khi công an bắt Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một giảng viên môn toán ứng dụng tại Trường Đại học Bách Khoa TP HCM.

Ông Hoàng bị cáo buộc là có dính líu đến một tổ chức chống nhà nước, và khi ông bị bắt giữ, công an đã nêu ra Điều 79 của luật hình sự Việt Nam, là điều cấm đoán “những hoạt động nhằm lật đổ nhà nước.”

Dưới điều luật này, nhà cầm quyền CSVN đã bắt giữ hằng chục nhà đấu tranh dân chủ và bloggers, rồi kết án họ hàng năm tù giam.

Một nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Hà Nội cho tôi biết là nhiều viên chức của bộ công an đã đưa ra luận điệu rất hung hăng, cho rằng các nhà bất đồng chính kiến là những kẻ phạm tội hình sự.

“Thật là ngu xuẩn và tởm mửa”, nhà ngoại giao này kết luận.

Nhưng cả Hoa Kỳ và Âu Châu đều có một sự im lặng kinh sợ.

Thật ra thì trong tháng vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 15 năm bình thường hoá quan hệ ngoại giao giữa Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội, Thượng nghị sĩ John Kerry, chủ tịch ủy ban ngoại giao Thượng viện Hoa Kỳ nói rằng: “Tình hình chính trị nội bộ Việt Nam đang từ từ thay đổi, càng ngày càng trở nên cởi mở và minh bạch”.

Dĩ nhiên là họ đang thay đổi. Đó là lý do tại sao họ bắt ông Hoàng. Đó là lý do tại sao họ cấm đoán các đảng phái chính trị khác. Đó là lý do tại sao họ kiểm duyệt mạng internet.

Đó là lý do tại sao, cứ mỗi Thứ Ba hàng tuần, thì các tổng biên tập trên toàn quốc lại lũ lượt kéo nhau đến bộ thông tin văn hóa để được chỉ thị cho biết điều gì họ có thể viết và điều gì họ không thể viết.

Đúng rồi, thưa ông Thượng nghị sĩ Kerry, mọi thứ đang trở nên cởi mở và minh bạch hơn ở Việt Nam. Và loài heo cũng hiện đang mọc cánh bay cao mà ông.

Lời nhắn nhủ cho chế độ Hà Nội: Chẳng có gì là sai cả khi người dân dấn thân vào hoạt động chính trị. Như Tổng thống John F. Kennedy đã từng nói rằng: “Ý thức chính trị là trách nhiệm cao cả nhất của một công dân.”

Và bây giờ đến cái tin xấu.

Hệ thống tiền tệ của Việt Nam đang tan rã dần. Vào Thứ Ba tuần trước, cùng lúc ông Phạm Minh Hoàng bị bắt, thì chính phủ của Thủ tướng Dũng phải phá giá đồng bạc Việt Nam thêm lần thứ ba kể từ tháng 11 năm ngoái.

Sau khi chính thức bị phá giá 2.1 phần trăm, đồng bạc Việt Nam càng bị sụt giá thêm và không thấy có vẻ gì khả quan khi một cố vấn chính phủ sơ xuất tiết lộ là Việt Nam có rủi ro sẽ lên một cơn sốt ngoại tệ.

Đồng bạc Việt Nam hiện đang bị sụt giá đến 5.2 phần trăm trong năm nay – tệ nhất trong 17 đơn vị tiền tệ Á châu hiện đang được theo dõi.

Năm nay Việt Nam đã bị chồng chất một mức thâm thủng mậu dịch vô cùng thê thảm gần như gấp đôi, lên tới mức 7,4 tỷ Mỹ kim chỉ trong bảy tháng tính đến tháng 7.

Việt Nam cũng lại có một thị trường chứng khoán tồi tệ nhất thế giới.

Chỉ số chứng khoán Việt Nam (VN Index) đã giảm 8.4 phần trăm trong tháng này, thấp nhất trong 93 thị trường chứng khoán được công ty Bloomberg theo dõi trên toàn cầu.

Chế độ cộng sản của ông Dũng không những chỉ bỏ tù những người hoạt động dân chủ vô tội, nhưng chế độ này cũng cho thấy bản chất bất tài vô dụng trong việc quản lý một nền kinh tế.

Lời nhắn nhủ thứ hai cho những kẻ lỗi thời: Hãy cân nhắc xem xét tại sao nền kinh tế Thái Lan vẫn phát triển mạnh mẽ mặc dù họ có nhiều biến động trong xã hội.

Câu trả lời nằm ngay trong lời phát biểu của Bộ trưởng Công nghiệp Thái Lan, ông Chaiwuti Bannawat hồi tuần trước: “Chính phủ đóng một vai trò trong việc giúp đỡ thành phần kinh tế tư nhân, nhưng chính phủ không chỉ đạo họ. Tôi không tin rằng chính phủ giỏi giang hơn thành phần kinh tế tư nhân.”

Phần cuối trong lời phát biểu trên nên được lộng kiếng và treo ngay bên trên bàn làm việc của tất cả mọi cán bộ nhà nước Việt Nam, là những kẻ đang đưa nền kinh tế phần lớn vẫn do nhà nước chỉ đạo đi vào chỗ phá sản.

Và đối với đám cán bộ quan liêu ở Cam Bốt, hiện đang càng ngày càng có nhiều quan hệ kinh tế với Việt Nam, tôi cũng mạnh mẽ khuyên bảo là nên làm như thế.

Nguồn: The Phnom Penh Post

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)