Việt Nam và Trung Quốc: Một sự cân bằng tế nhị

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nicholas Chapman
16/09/2016

Vào ngày 10 tháng Chín, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có chuyến viếng thăm Trung Quốc đầu tiên kể từ khi đắc cử ghế thủ tướng trong cuộc bầu cử Quốc Hội hồi tháng Sáu. Tháp tùng với ông có 32 viên chức cấp bộ và các phái đoàn khác, cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ Việt-Trung. Trong chuyến viếng thăm, ông Phúc lập lại chính sách của Việt Nam duy trì mối quan hệ hữu nghị với Trung Quốc và đề nghị sẵn sàng hợp tác trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa. Dĩ nhiên, điểm rắc rối trong mối quan hệ là – và sẽ tiếp tục là – Biển Đông.

Chủ tịch Tập Cận Bình khẳng định rằng lợi ích chung của hai quốc gia lấn át sự khác biệt. Về cuộc tranh chấp trên biển, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường xác nhận rằng Biển Đông là vấn đề chủ quyền và quyền lợi biển cũng như “tự ái quốc gia”. Nhưng tại Việt Nam, chính sách đối ngoại đó còn phải kể luôn cả chuyện chống Trung Quốc và những giao động trong nước đang làm xói mòn lẽ chính thống của Đảng CSVN.

Vụ giàn khoan Hải Dương 981 được đưa vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2014 dẫn đến một làn sóng biểu tình bài Trung rồi trở thành bạo động khi đám đông phẫn nộ đốt các nhà máy, hãng xưởng. Sự cố đó làm thiệt mạng 21 người và gây căng thẳng nặng nề trong quan hệ Việt-Trung. Rồi hồi tháng Năm năm nay, quần chúng xuống đường biểu tình tại Hà Nội để tưởng niệm 28 năm Trường Sa và phản đối hành vi hung hãn của Trung Quốc tại Biển Đông.

JPEG - 102.1 kb
Một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội năm 2014. Hình: Wikimedia Commons/ VOA

Thêm vào đó, chuyến viếng thăm của ông Phúc diễn ra hai tháng sau khi Tòa Trọng Tài bác bỏ các tuyên nhận chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, đưa ra các phán quyết có lợi cho Phi Luật Tân nhưng Trung Quốc thì lại xem không có giá trị gì cả. Mặc dầu chính quyền Việt Nam hoan nghênh vụ xử, dư luận lại bất mãn vì chính quyền không có hành động gì sau phán quyết. Một số cuộc biểu tình nhỏ xảy ra tại Hà Nội, với một số người biểu tình trước lãnh sự quán Phi Luật Tân. Một biểu ngữ ghi là “Cám ơn Phi Luật Tân, các bạn có một chính quyền can đảm.” Các cuộc biểu tình này công an nhanh chóng dẹp ngay.

Tại sao Việt Nam lại không noi gương và nộp đơn kiện lên Tòa Trọng Tài? Hay tối thiểu phải tỏ ra cứng rắn hơn với Bắc Kinh sau phán quyết của tòa? Có ba giả thuyết đưa ra. Giả thuyết thứ nhất là Bắc Kinh dùng sức mạnh chính trị và kinh tế để áp lực Việt Nam không kiện tụng. Điều này rơi đúng vào suy nghĩ của quần chúng là Đảng CSVN yếu ớt không dám đối đầu với Trung Quốc, một hình ảnh mà chính quyền mới muốn gạt bỏ. Giả thuyết thứ nhì là Việt Nam muốn giữ nguyên hiện trạng để tránh gia tăng thêm căng thẳng và chú tâm vào các giải pháp quốc tế và ôn hòa.

Một giả thuyết thứ ba, và nhiều phần đúng, là Việt Nam không làm áp lực trực tiếp lên Bắc Kinh, nhưng gửi tín hiệu cảnh báo qua chiến thuật quân bằng rộng khắp bằng cách mở rộng quan hệ với các cường quốc khác. Trước chuyến đi Trung Quốc của ông Phúc, Thủ Tướng Ấn Độ Narenda Modi có đến thăm Việt Nam. Trong chuyến viếng thăm này, Ấn và Việt Nam nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược đôi bên lên thành đối tác chiến lược toàn diện, một mức quan hệ mà trước đây Việt Nam chỉ dành cho Nga và Trung Quốc. Ấn Độ đề nghị cho Việt Nam vay 500 triệu đô la để mua vũ khí quốc phòng. Bên cạnh đó còn phải tính đến việc gia tăng hợp tác quốc phòng giữa Hà Nội với Hoa Kỳ, Nhật Bản, và Nga.

JPEG - 64.3 kb
Thủ Tướng Ấn Độ Narenda Modi đến thăm Việt Nam vào đầu Tháng 9/2016. Ảnh: Reuters

Dầu với lý do gì đi nữa, chính quyền phải có hành động nhanh chóng nếu muốn rũ bỏ hình ảnh yếu hèn. Thói quen biểu tình tại Việt Nam đang gia tăng, khi mà tham nhũng, vấn nạn môi trường, vấn đề nhân quyền, và thái độ hung hăng của Trung Quốc đặt chính quyền và người dân ở thế bất hòa. Một chỉ dấu lo ngại cho Đảng CSVN là biểu tình chống Trung Quốc thường biến thành biểu tình chống chế độ vì người dân không có nhiều ngõ để bày tỏ sự bất bình. Các cuộc biểu tình chống thảm họa môi trường tại miền Trung vào đầu năm 2016 có phảng phất âm điệu chống Trung Quốc, mặc dầu công ty thép Đài Loan là người có lỗi.

Lùi lại năm 2009, vụ một công ty Trung Quốc trúng thầu khai thác bô-xít tại cao nguyên Trung phần dẫn đến nhiều tranh luận chính trị gắt gao về môi trường và an ninh quốc gia. Chính quyền bị tố cáo là đã đi ngược lại lợi ích quốc gia và bán nước cho Trung Quốc. Dư luận quần chúng, trí thức đã lên án chính quyền nặng nề. Các cuộc biểu tình và kiến nghị cho thấy là có giới hạn đối với Đảng CSVN, không phải họ muốn làm gì thì làm.

Điều này làm nổi bật sự cân bằng tế nhị mà Đảng CSVN đối diện. Ở một mặt, họ phải cẩn trọng với người láng giềng phương Bắc vì mối tương quan bất cân xứng và trên thực tế Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất với chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Ở một mặt khác, với tầm quan trọng của hợp tác kinh tế và sự hậu thuẫn chính trị lịch sử lâu dài, Việt Nam không muốn mối quan hệ căng thẳng thêm. Tuy nhiên, sự bất mãn trong nước, bao bọc với chủ nghĩa dân tộc bài Trung, đặt đảng vào thế đối đầu với chính người dân và khiến người ta phải xét lại khẩu hiệu: đảng là đội tiên phong của dân tộc.

Tuy nhiên, Việt Nam xem trọng việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc và có các bước táo bạo. Vào tháng Tám, Việt Nam tỏ ý định ngăn chận Trung Quốc về mặt quân sự khi họ kín đáo thiết lập hệ thống hỏa tiễn “EXTRA” mua của Do Thái trên năm căn cứ tại Trường Sa, đặt chúng trong tầm nhắm các phi đạo và căn cứ quân sự của Trung Quốc. Việt Nam cũng đã mua sáu tàu ngầm hạng-Kilo của Nga. Các bước chủ động này có được dư luận trong nước nhìn nhận hay không là một chuyện khác.

Với sự phức tạp trong mối quan hệ quan trọng nhưng hay tranh chấp với Trung Quốc, liệu chúng ta sẽ thấy đối sách hai tầng trong quan hệ Việt-Trung. Nói cách khác, liệu Đảng CSVN có bị buộc thương lượng với cả quần chúng trong nước và Trung Quốc? Không nhất thiết vậy. Việt Nam vẫn còn rộng chỗ trong việc hoạch định chính sách đối ngoại. Hơn thế, đảng vẫn còn tương đối kiểm soát tình hình trong nước hiện nay. Nhưng như các sự kiện gần đây cho thấy, Việt Nam phải dè dặt cẩn thận khi đối xử với Trung Quốc. Ông Phúc có lẽ phải ý thức được tầm quan trọng của việc bày tỏ tông điệu vừa đủ trong chuyến viếng thăm.

Nicholas Chapman là ứng viên Tiến sĩ tại Đại Học Quốc Tế Nhật Bản. Ông chuyên về chính sách đối ngoại, chính trị nội địa và xã hội dân sự của Việt Nam.

Nicholas Chapman, 16/09/2016, The Diplomat

Hoàng Thuyên lược dịch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.