Vỗ đầu người – Quên đầu mình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một nhà dân chủ Miến Điện gần đây sung sướng tâm sự với các phóng viên rằng chưa bao giờ đất nước Miến Điện có một mùa Xuân dài và hiện diện ở mọi lãnh vực như năm nay: từ thái độ can đảm của những người đang đứng đầu chế độ cai trị hiện nay, đến sự quan tâm và phối hợp hành động quá hiệu quả của thế giới, đến những bước đi thật khôn ngoan và nhân bản của phe đối lập.

Thật vậy, chính phủ Thein Sein đang càng lúc càng thay đổi hình ảnh của họ trong mắt dân chúng qua thái độ “thà mất ghế chứ không mất nước” đối với các áp lực của Bắc Kinh.

Hình ảnh những cuộc tiếp đón đầy thân thiện của chính quyền Miến Điện dành cho Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Hillary Clinton, làm giới lãnh đạo Trung Quốc sôi sục. Trong ngày bà Clinton đến dâng hoa, tắm Phật tại chùa Vàng (Shwedagon) ở Rangoon và cười rất tươi trong cùng màu áo với nhà dân chủ Aung San Suu Kyi, thì tờ Hoàn Cầu Thời Báo tại Bắc Kinh, cái loa bán chính thức của Ban Tuyên Giáo Trung Ương, bắt đầu hàng loạt bài bình luận nảy lửa, vừa chỉ trích thậm tệ Washington đang dụ dỗ từng nước ở Á châu để be bờ Trung Quốc, vừa hăm dọa Miến Điện theo luận điệu “đa đảng là tự sát”.

Với tông điệu khích tướng và hăm dọa, Hoàn Cầu Thời Báo và nhiều báo đài Trung quốc khẳng định giùm luôn rằng chính quyền Miến Điện sẽ KHÔNG THỂ NÀO chấp nhận việc thả toàn bộ tù nhân lương tâm theo yêu sách của bà Clinton. Theo báo đài ở Hoa lục thì những người mà bà Clinton gọi là tù nhân lương tâm thực chất là những kẻ phiến động. Nếu thả ra chắc chắn thành phần này sẽ tìm cách trả thù chính quyền hiện nay, vì Tổng thống Thein Sein cũng như những người đang nắm quyền đều xuất thân từ chính quyền cũ của tướng Than Shwe. Từ đất Trung Quốc nhưng báo đài Tàu kết luận thành phần phiến động sẽ luôn luôn chủ trương nợ máu phải trả bằng máu.

Luận điểm này không lung lạc được chính sách “hoà giải dân tộc” của chính phủ Thein Sein.

Các kinh tế gia đang phục vụ tại Viện Chính sách Trung quốc cũng cố nhấn mạnh tình trạng kinh tế suy sụp hiện nay của Hoa Kỳ sẽ không cho phép Nhà Trắng chi tiêu những khoảng tiền lớn không đem lại lợi tức ngay cho họ. Do đó các hứa hẹn trợ giúp Miến Điện sẽ chỉ là hứa hẹn mà thôi. Họ không quên thêm vào câu nhắc Hoa Kỳ là một nước chuyên xen vào chuyện nội bộ của các quốc gia khác. Chưa hết, các chuyên gia kinh tế Trung quốc này còn đưa ra lời hăm dọa khá lộ liễu là “đặt trường hợp vì một lý do nào đó” mà Bắc Kinh ngưng những khoản viện trợ lớn cho Miến Điện thì chính quyền của ông Thein Sein sẽ ra sao.

Luận điểm này cũng không lung lạc được chính sách “cứu nước trước hết” của chính phủ Thein Sein.

Kế đến, “mùa Xuân Miến Điện” được thể hiện qua sự phối hợp chặt chẽ và hữu hiệu giữa các lực thúc đẩy nhân quyền quốc tế và các nhà tranh đấu Miến Điện để đẩy nhà cầm quyền đến những thay đổi tích cực. Người dân không ngồi yên chấp nhận cầu may thay đổi đến đâu mừng đến đó. Trong một cuộc họp báo gần đây khi Tổng thống Thein Sein trả lời báo chí rằng hiện nay không còn một tù nhân chính trị nào bị giam giữ, các ký giả đưa ra ngay danh sách các tù nhân do các nhà dân chủ cung cấp để hỏi tiếp. Dân tộc thiểu số Karen đưa danh sách 69 người của họ vẫn còn bị giam giữ. Mặt trận Sinh viên Học sinh Miến Điện đưa danh sách 13 người vẫn đang ngồi tù. Ông Thein Sein đành xác nhận theo báo cáo của Bộ trưởng Nội vụ thì hiện nay còn 128 người chưa được thả, nhưng “những người này không phải là tù nhân chính trị mà là tù hình sự vì liên quan đến các vụ khủng bố”. Lời tuyên bố mang tính kết án tùy tiện này lập tức kéo theo nhiều phản ứng từ cả trong và ngoài nước.

Trong tinh thần không quá mừng hay quá vội, các quốc gia Âu Mỹ đang tháo gỡ lệnh cấm vận từng phần để khuyến khích chính quyền Miến Điện mạnh dạn thay đổi hơn nữa. Ngày 23 tháng 1 vừa qua, các Ngoại trưởng Liên hiệp Âu châu đồng ý chấm dứt một số mặt cấm vận, kể cả quyết định không cấm Tổng thống Thein Sein cũng như hai vị Phó Tổng thống ghé đến các nước Âu châu nữa. Nhiều nước khác, kể cả Nhật Bản, đang thảo luận các mặt tháo gỡ khác nếu cuộc bầu cử bổ khuyết vào tháng 4 sắp tới không gian lận.

Sau hết, phải kể đến những bước đi khôn ngoan của phía đối lập tại Miến Điện trong tình hình mới và không khí hân hoan của toàn dân. Mặc dù sắp tới chỉ là cuộc bầu cử bổ khuyết 46 ghế lưỡng viện Quốc hội, nhưng đây là cuộc thử thách đầu tiên sau nhiều năm tháng và khác hẳn các cuộc bầu cử đóng kịch vừa qua. Nhiều ngưòi kể lại không khí gượng ép, căng thẳng, nặng nề dù nhà cầm quyền cố khua chiêng múa trống, cho biểu ngữ, khẩu hiệu tràn ngập báo đài như trong cuộc bầu cử Quốc Hội gần nhất vào ngày 7/11/2010. Ai cũng chỉ muốn nó sớm chấm dứt để trả lại không khí yên tĩnh cho làng xóm.

Riêng lần này, khi bà Aung San Suu Kyi đã đến trụ sở Ủy ban bầu cử vào ngày 18/1 vừa qua để nạp đơn tranh cử đại diện đơn vị Kawhmu, cách thành phố Rangoon 50 cây số về phía nam, cũng là nơi đã bị cơn bão Nargis tàn phá nặng nề vào tháng 4/2008, hàng trăm người dân đã đến trước trụ sở Ủy ban để đón chào bà trong tiếng hoan hô rền rỉ. Sau khi hoàn tất thủ tục nộp đơn, bà Aung San Suu Kyi tiếp xúc với các ký giả ngay bên ngoài trụ sở và cho biết Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) sẽ đưa người ra tranh cử tại cả 48 đơn vị cần bổ khuyết lần này. Khi được hỏi là bà có tin rằng tất cả ứng viên của Liên Minh sẽ đắc cử không, nhà lãnh đạo nữ khôn khéo và nhân bản này trả lời rằng: “Chuyện đó không thể biết trước được, nhưng chúng tôi hy vọng được càng nhiều ghế càng tốt để phục vụ hiệu quả cho đất nước”.

Theo nhận định của bà Aung San Suu Kyi thì sau cùng nhà cầm quyền Miến Điện đã phải thừa nhận đàn áp không giải quyết được chuyện gì, mà chỉ làm người dân thêm bất mãn, đất nước thêm bế tắc. Theo bà, Miến Điện đang cải cách vì Tổng thống Thein Sein và các vị có đầu óc cấp tiến khác trong chính phủ ý thức rằng đã đến lúc phải có những thay đổi cho Miến Điện trước khi tình hình quá nguy ngập. Việc ông Thein Sein lên nắm quyền là cơ hội cho những người có đầu óc cởi mở tiến hành những cải cách mà họ ôm ấp từ lâu.

Từ đất nước láng giềng, ngày 19/12/2011, ông Nguyễn Tấn Dũng trong vai trò thủ tướng Việt Nam, sang Miến Điện tham dự hội nghị các nước vùng Mekong mở rộng. Trong dịp này ông Dũng lên tiếng ca ngợi tân chính quyền Miến Điện đã và đang triển khai hiệu quả lộ trình dân chủ hóa đất nước; đang tiến hành hòa giải dân tộc, đang tổ chức bầu cử dân chủ, với sự tham gia của tất cả các đảng phái; và nhờ đó sẽ sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước. Rõ ràng ông Dũng muốn thế giới thấy vị trí đàn anh của nhà nước Việt Nam và của cá nhân ông vì chính ông đã lên tiếng kêu gọi Miến Điện hãy tiến hành cải cách dân chủ khi Việt Nam ngồi ghế chủ tịch Hiệp hội các nước Đông Nam Á, ASEAN năm 2010.

Và không chỉ riêng ông Dũng, báo đài nhà nước Việt Nam cũng cất lời ca ngợi các đổi thay trên đất Miến Điện, như bài trên số báo Nhân Dân ngày 10/1/2012 của tác giả Nguyễn Đức. Giới lãnh đạo Việt Nam gọi đó là “những bước đột phá quan trọng trong năm 2011, và đi sâu vào khen ngợi từng thay đổi cụ thể, từ khen ngợi những tiến trình hòa giải dân tộc, đến khen ngợi việc công nhận Đảng đối lập Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ, khen ngợi việc cho bầu cử Quốc Hội bổ khuyết ngày 1/4, khen ngợi chính sách xây dựng chính quyền dân sự thực thụ ở Myanmar v.v…. Ban Tuyên Giáo Trung Ương còn khen luôn chính phủ các nước phương Tây đã có những động thái tốt trong quan hệ với Myanmar để cổ vũ tiến trình dân chủ tại nước nầy’’. Rõ ràng các thành viên Bộ chính trị đảng CSVN đều thấy thái độ ủng hộ dân chủ, nhân quyền là văn minh, là gia tăng uy tín đối với thế giới.

Nhưng khi đã nhận thức được những điều đó, không lẽ ông Nguyễn Tấn Dũng và các thành viên Bộ chính trị, ở đầu thế kỷ 21 này, vẫn tiếp tục tin rằng chỉ cần nói vài câu, viết vài bài như thế là đủ để che mắt cả thế giới và cả dân tộc Việt Nam?

Tại sao Việt Nam kêu gọi Miến Điện mở rộng dân chủ, cải tiến tình trạng nhân quyền là “tích cực” nhưng thế giới kêu gọi Việt Nam cải thiện tình trạng nhân quyền là “xen vào chuyện nội bộ của Việt Nam”?

Tại sao mở rộng dân chủ, cho phép đa nguyên đa đảng là góp phần “sớm ổn định và tập trung phát triển đất nước cho Miến Điện’’ nhưng lại tạo “bất ổn’’ cho Việt Nam. Thậm chí tại sao Đa đảng lại là “tự sát’’ tại Việt Nam?

Đó là chưa kể những khác biệt trời vực khác nữa giữa lãnh đạo Miến Điện và lãnh đạo CSVN hiện nay:

  • Lãnh đạo Myanmar đã biết đặt quyền lợi của dân tộc lên trên hết khi ra quyết định Trung Quốc phải ngưng ngay việc xây đập thủy điện Myitsone trị giá 3.6 tỉ USD để tránh cho hàng ngàn người dân Miến và môi trường vùng đập bị thiệt hại trầm trọng. Trong khi đó, chính cá nhân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên tục ký kết cho Trung Quốc tha hồ khai thác bôxít tại Tây Nguyên mặc cho mgười dân và môi trường vùng cao nầy của Tổ quốc bị tàn phá nặng nề, chưa kể đến các mối nguy cho nền an ninh quốc gia. Chẳng những thế, lãnh đạo Việt Nam thề hứa công khai với Bắc Kinh sẽ đàn áp triệt để những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống lại Trung Quốc xâm chiếm biển đảo Việt Nam.
  • Lãnh đạo Myanmar quyết tâm đi tới dân chủ và hòa giải dân tộc. Họ quyết định thả tù chính trị, chấm dứt quản chế các nhà dân chủ, công nhận đảng phái đối lập, công nhận quyền biểu tình, tổ chức bầu cử tự do. Trong khi đó, lãnh đạo Việt Nam không đứng yên mà còn liên tục đi thụt lùi với những gia tăng đàn áp người yêu nước, bắt cóc và giam cầm nghiệt ngã những người tranh đấu cho Dân chủ và nhân quyền, thắt chặt hơn nữa các cửa ngõ thông tin, dung túng cho guồng máy độc tài thêm quyền lực và tham nhũng.

Các lãnh đạo Hà Nội, đặc biệt là ông Nguyễn Tấn Dũng, càng cố rướn lên vỗ đầu người láng giềng (cao hơn mình) để tỏ vẻ đàn anh, lại chỉ càng nhắc thế giới ai là các “người lùn”, và lùn tới cỡ nào.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”