Vụ tiền Polymer: Những ghi chép về vụ bê bối

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Richard Baker và Nick McKenzie

Tqvn2004 chuyển ngữ

30.10.2009

Theo The Age

Lương Ngọc Anh luôn kín tiếng về những hoạt động kinh doanh của mình. Trong thời gian anh là một sinh viên khoa học ở độ tuổi sung mãn tại trường Đại học Monash vào đầu những năm 1990 và tiếp đó trong vai trò là một nhân viên tại một hãng cung cấp dịch vụ an ninh ở bang Victoria, Lương đã được nhìn nhận như là một con người tao nhã, khôn khéo và siêng năng.

Những ai từng làm việc với anh ta đều không có chút ý niệm mơ hồ rằng vào một ngày nào đó anh ta có thể trở thành một con người có quyền lực và giàu có đáng kể ở Việt Nam. Cũng không một ai trong số họ có bất cứ ý niệm rằng anh ta lại có thể nổi lên như là một diễn viên chính trong vụ tai tiếng tham nhũng nghiêm trọng nhất chưa từng thấy mà Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) phải đối mặt.

“Anh ta vô cùng siêng năng và thông minh. Anh ta là một con người vui thú được làm việc với… anh ta là một người được việc,” một cựu đồng nghiệp của Lương kể lại.

Thế nhưng Lương hơn cả một “gã được việc” theo chuẩn mực thông thường của bạn. Anh ta là tổng giám đốc của Công ty Công nghệ và Phát triển của Hà Nội (CFTD), nơi cung cấp các trang thiết bị kỹ thuật cao cho các dịch vụ quân sự và an ninh của Việt Nam. Hơn nữa, các nguồn tin từng làm việc tại ba cơ quan khách nhau của Chính phủ Úc nghi ngờ Lương đã hoạt động với vai trò là một đại diện cao cấp của Bộ Công an đầy quyền lực của Việt Nam, nơi chịu trách nhiệm về an ninh nội địa và điều hành cách vấn đề tình báo và công an trong nước. Lương và CFTD là trung tâm của cuộc điều tra do Cảnh Sát Liên Bang Úc tiến hành trước những cáo buộc rằng nhà cung cấp tiền giấy polymer của RBA – công ty Securency – đã trả những khoản hối lộ cho các quan chức nước ngoài để đạt được những hợp đồng in tiền, mà đáng kể nhất là ở Việt Nam và Nigeria.

Việc phát hiện rằng Securency đã chuyển hơn 5 triệu đô ra các tài khoản ngân hàng ngoại quốc có liên quan đến Lương Ngọc Anh là một bước tiến nghiêm trọng nhất cho tới nay trong vụ bê bối tham nhũng đã nhấn chìm RBA. CFTD cũng nhận vài triệu đô từ Securency như một phần hợp đồng kinh doanh trong đó Việt Nam chuyển từ tiền giấy sang tiền polymer được cung cấp bởi các công ty của RBA.

Xét trên mối quan hệ chặt chẽ mà người ta nghi ngờ tồn tại giữa Lương Ngọc Anh và CFTD với chính phủ Việt Nam, Securency và RBA đang chịu áp lực ghê gớm yêu cầu phải giải thích các khoản chi.

Theo luật hình sự Úc, các công ty Úc bị cấm không được trả tiền cho các quan chức nước ngoài, hoặc các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của các chính phủ nước ngoài để dành được những ưu đãi.

Nhưng những khoản tiền trả cho Việt Nam lần này còn dấy lên sự nghi ngờ vượt trên cả Securency và Ngân hàng Dự trữ Úc, nơi giám sát và sở hữu một nửa các công ty in tiền polymer: Còn có Bộ Thương Mại và Ngoại Giao Úc (DFAT), và cả cơ quan thương mại Austrade, cũng có dính lứu chặt chẽ tới phi vụ của Securency với CFTD và Lương Ngọc Anh.

Điều mà, mới chỉ vài năm trước, được chào đón như là một thành công của Úc trên phương diện xuất khẩu, nay đã hóa thành một vụ bê bối tham nhũng quốc tế với những hệ quả nghiêm trọng cho tất cả các bên liên quan.

Câu hỏi rằng ai đã biết gì và vào khi nào vẫn còn bỏ ngỏ. Ông Richard Broinowski, nguyên đại sứ Úc tại Việt Nam, nói: “Dựa trên những gì đã được đào xới lên, tôi thấy dường như Bộ Ngoại Giao đã phải có [vào lúc đó] những chỉ dấu rằng điều gì đang xảy ra và đáng lẽ đã phải làm cho ra vấn đề”.

Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu cân nhắc việc chuyển tiền đồng từ giấy thường sang polymer vào 10 năm trước, các quan chức Việt Nam và Úc đã phấn khởi trước hợp tác của Securency và CFTD.

Sự hợp tác tỏ ra rất phù hợp. CFTD, bên cạnh việc cung cấp thiết bị cho bên quân sự Việt Nam, cũng đã phát triển kinh nghiệm trong khu vực tài chính và ngân hàng.

Sự hợp tác đã thành công dựa trên vài lý do khác nữa: Các nhân viên tại văn phòng Melbourne của Securency nghe tin đồn rằng một số nhân viên CFTD có “lợi thế” đáng kể ở Việt Nam. Một trong những nhân viên cao cấp của một chi nhánh thuộc CFTD là Lê Đức Minh, con của giám đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam [ông Lê Đức Thúy].

Điều này bản thân nó đã làm nảy ra những mối lo ngại về tham nhũng tại Việt Nam, nhưng báo chí nói về đề tài này đã nhanh chóng bị dập tắt bởi chính quyền. Một điều tra sau đó của Chính quyền Việt Nam năm 2007 tìm thấy việc giao dịch hợp đồng polymer của ngân hàng trung ương là “bất thường” và “thiếu minh bạch”. Nhưng ảnh hưởng của cuộc điều tra này không lớn: thống đốc ngân hàng trung ương, ông Lê Đức Thúy, chỉ bị khiển trách và vụ giao dịch in tiền vẫn được tiếp tục. Quan hệ liên doanh giữa Securency và CFTD trở thành chính thức năm 2002 khi ngân hàng trung ương Việt Nam chính thức công bố việc chuyển sang dùng tiền polymer.

Những nguồn tin thương mại và ngoại giao đã cho tờ The Age biết là chính phủ Úc có dính lứu chặt chẽ tới những thỏa thuận sau sân khấu liên quan đến dự án in tiền của Việt Nam, bao gồm cả mối quan hệ hợp tác của Securency với CFTD.

Câu hỏi chính là liệu có ai trong Securency, ngân hàng dự trữ Úc, Bộ Thương Mại và Ngoại Giao hoặc Austrade biết về mối quan hệ rộng của Lương Ngọc Anh và CFTD với Bộ Công An Việt Nam và các cơ quan công quyền khác?

Ít ai có thể tin rằng Bộ Thương Mại và Ngoại Giao và Austrade không biết điều trên. Các tài liệu công ty cho thấy rằng bên cạnh Lương, công ty CFTD và chi nhánh của nó có các đại diện chính quyền Việt Nam góp cổ phần và làm giám đốc.

CFTD cũng tham gia vào các công ty cổ phần ở Việt Nam cùng với các ngân hàng nhà nước và công ty xăng dầu. Một chi nhánh của nó, CFTD-Sáng Tạo, có trang web với địa chỉ của chính phủ Việt Nam.

CFTD là cánh tay tư vấn của chính phủ Việt Nam, Bộ Công An

Nguyên đại sứ Broinowski nói với tờ The Age rằng mọi khoản chi trả của Securency tới các cá nhân và công ty liên quan đến Bộ Công An Việt Nam cấu thành “trách nhiệm đạo đức to lớn” đối với RBA và chính phủ Úc. Chúng cũng cấu thành tội hình sự với mức án tù lên tới 10 năm. “Tôi đáng lẽ phải hỏi người ta đã đào sâu tới đâu những dính lứu của quan chức cao cấp của ngân hàng Dự trữ Úc, kho bạc và cả những người ở Canberra… những người ở Bộ Thương Mại và Ngoại Giao vào vụ này”. Cả Bộ Thương Mại và Ngoại Giao lẫn RBA đều không trả lời những câu hỏi của tờ The Age về việc họ biết gì về mối liên quan mà nhiều người nghi ngờ giữa Lương Ngọc Anh và CFTD và chính quyền Việt Nam.

Tuy nhiên, một phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao đã nói “DFAT và Austrade biết về CFTD”, chính quyền Úc không dính líu, hoặc không bí mật dính líu, tới bất kỳ thỏa thuận thương mại nào giữa Securency và công ty tại Hà Nội.

Một số nhà ngoại giao và thương mại Úc nói bí mật với tờ The Age rằng mối quan hệ của Lương Ngọc Anh và CFTD với chính phủ Việt Nam là điều nhiều người biết rõ.

Một nhà ngoại giao cho biết: “CFTD là cánh tay tư vấn của chính phủ Việt Nam, Bộ Công An”.

Nguồn tin nhấn mạnh sự nguy hiểm của việc đánh giá giao dịch của Securency qua con mắt phương Tây, và nói rằng vài năm trước, đây là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp nước ngoài làm ăn buôn bán với các công ty do các Bộ trực thuộc chính phủ Việt Nam quản lý. Những giao dịch như thế là phổ biến ở các quốc gia Cộng sản, và miễn là có sự kiểm soát chặt chẽ, thì sẽ chẳng có thể xảy ra điều gì với những phi vụ như thế.

Vậy thì đánh giá những khoản thanh toán “hoa hồng” hàng triệu đô la dành cho CFTD và Lương Ngọc Anh như thế nào? Nguồn tin nói: ”Tôi cũng ngạc nhiên vì vụ này”.

Vậy liệu Securency có biết mối quan hệ mà nhiều người nghi ngờ giữa CFTD và chính quyền cộng sản? Và tại sao cần phải đưa hoa hồng lớn như thế?

Securency đã nhiều tháng trời từ chối trả lời câu hỏi của tờ The Age, viện cớ rằng cần để cảnh sát làm việc của họ. Nhưng một nguồn tin trong Securency đã nói với tờ The Age rằng các giám đốc cấp cao đã bàn luận về mối liên hệ của Lương Ngọc Anh với các cơ quan an ninh nội vụ của Việt Nam.

Ngân hàng Dự Trữ Úc cũng từ chối trả lời những câu hỏi về CFTD và Lương liên quan đến chính quyền Việt Nam như thế nào, nói rằng cảnh sát liên bang đang điều tra vụ việc.

Nhưng một số khía cạnh về sự dính líu của Ngân hàng Dự Trữ Úc vào các phi vụ quốc tế của Securency đã được người ta biết tới, và chúng rất đáng lo ngại. Ví dụ, cách đây 3 năm, RBA đã từng lo ngại về việc trả hoa hồng để đổi lấy hợp của Securency và một công ty con khác của nó, Note Printing Australia. Điều khiến Ngân hàng Dự Trữ Úc lo ngại chính là một bê bối tham nhũng tương tự dính lứu tới một công ty Úc nổi tiếng, giống như Securency, đã hưởng sự ủng hộ mạnh mẽ của chính quyền liên bang.

Vào cuối tháng 11 năm 2006, những phát hiện của Ủy viên hội đồng Terence Cole trong vụ trả hoa hồng của Hiệp hội lúa mỳ Úc được đưa ra trước công chúng. Ông lên án những khoản thanh toán tiền phí xe tải “ma” mà các công ty xuất khẩu lúa mỳ trả cho một doanh nghiệp có liên quan đến chính quyền Saddam Hussein, đã là lời cảnh báo cho các công ty Úc khi làm việc với các quốc gia mà ở đó nạn tham nhũng và hối lộ là điều phổ biến.

Lời cảnh báo của Cole tỏ ra đã được ban giám đốc Ngân hàng Dự trữ Úc ghi nhận, họ đã tổ chức thanh tra việc sử dụng các công ty ủy nhiệm ngoại quốc (hay những “công ty trung gian”) của Note Printing Australia để dành các hợp đồng. Trong một số vụ việc, NPA và Securency sử dụng chung các công ty trung gian này.

Kết quả thanh tra của Ngân hàng Dự trữ Úc khẳng định những lo ngại về một số công ty trung gian, và NPA đã được lệnh đóng mạng lưới các công ty trung gian của mình vào năm 2007, trong đó bao gồm cả một công ty buôn bán vũ khí Malaysia. Vì một vài lý do không rõ, Securency lại đươcj phép tiếp tục các thương vụ đầy rủi ro của mình mà ở đó các công ty trung gian ở các quốc gia dễ tham nhũng được chào mời tiền hoa hồng nếu họ thắng các hợp đồng cung cấp.

Securency tỏ ra đã đi đến quyết định rằng, ít nhất là ở một số quốc gia, một củ cà rốt lớn thì tốt hơn là một củ nhỏ, và đã mời chào hoa hồng lớn hơn nhiều so với con số được chào mời bởi các doanh nghiệp in tiền cạnh tranh khác. Những khoản hoa hồng mà Securency treo trước một vài trung gian của mình nhiều khi lớn hơn 10% giá trị hợp đồng và có thể được duy trì lâu dài trên toàn bộ thời gian hợp đồng có hiệu lực. Mỗi khi có đơn đặt hàng về tiền polymer mới được chấp thuận, thì công ty trung gian kia sẽ kiếm được lời. Liệu còn có những cái mỏ nhọn nào chấm mút dọc đường trong vụ này là câu hỏi đang được cảnh sát tiếp tục điều tra.

Những thỏa thuận “hoa hồng đổi lấy hợp đồng”, được các giám đốc cao cấp của Ngân hàng Dự trữ Úc cho qua, cũng đã đem lại cho Securency những phiền toái ở Nigeria, nơi mà nó đang phải đối mặt với những cáo buộc hối lộ ngân hàng trung ương và các quan chức chính phủ khác để dành được hợp đồng vào năm 2006.

Người ta tin rằng các cơ quan Úc và Nigeria sẽ, và sớm, bắt đầu kiểm tra thương vụ liên quan đến việc Securency trả hàng triệu đô-la vào các tài khoản ngân hàng không phải đóng thuế của hai doanh nhân gốc Anh có quan hệ ở cấp cao tại Nigeria.

Securency trước đó nói nó đã yêu cầu tất cả các công ty trung gian phải ký hợp đồng trong đó có điều khoản cấm hối lộ. Securency cũng nói rằng tất cả các công ty trung gian của mình đã được khuyến nghị hoặc chấp thuận bởi các đại sứ quán Úc hoặc Austrade.

Điều này đúng ở một khía cạnh nào đó, và nó cũng là điều mà các quan chức chính phủ ngày càng nhận biết rõ ràng rằng trong tương lai sẽ đem lại rắc rối cho Bộ Thương Mại và Ngoại Giao và Austrade.

Broinowski tin rằng Bộ Thương Mại và Ngoại Giao chắc chắn đã phải nghi ngờ mối quan hệ giữa Securency và CFTD, và ông đặt câu hỏi tại sao sự nghi ngờ này không được nêu ra trước đây và được làm rõ.

Về việc mà CFTD thực sự đã làm để giúp cho hoạt động của Securency tại Việt Nam, giám đốc điều hành Securency, Myles Curtis, và giám đốc khu vực châu Á, Ron Marchant, đã nói với phóng viên nước ngoài năm 2007 rằng công ty Hà Nội này chỉ chủ yếu dịch tài liệu, sắp xếp các cuộc gặp gỡ và đón người ở sân bay.

Tại cuộc phỏng vấn này, việc Securency trả hơn 12 triệu đô cho CFTD và Lương Ngọc Anh chỉ được một nhóm nhỏ ban giám đốc Ngân hàng Dự trữ Úc biết tới.

Năm tháng sau khi giao dịch quốc tế của Securency được biết tới và điều tra, hai câu hỏi vẫn còn đó. Tại sao Securency lại trả nhiều vậy cho CFTD và Lương Ngọc Anh, và liệu nó có biết về mối liên hệ mà nhiều người nghi ngờ giữa CFTD và chính quyền Việt Nam?

Một số nguồn thương mại và ngoại giao Úc với Việt Nam tin rằng Securency không thể không biết mình đang giao dịch với ai. Một số còn tỏ ra thông cảm với gánh nặng của công ty này:

“Bạn cần nhớ là đó chính là cách làm ăn ở Việt Nam. Tất cả các công ty lớn đều bằng cách này hay cách khác có mối quan hệ ngược lên chính phủ”, một quan chức thương mại nói.

Một nguồn khác bên Bộ Ngoại Giao nói: “Ở Úc, bạn có thể nói làm ăn với CFTD là đượm mùi tham nhũng, nhưng đó là cách người ta làm ở Việt Nam”.

Richard Bakker và Nick McKenzie là hai phóng viên điều tra.

Nguồn : http://www.danluan.org/node/3107

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.