Xung đột giấc mơ Trung Quốc và Hồng Kông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhật báo Nihon Keizai Shinbun, số ra ngày 23/11/2014

Người dịch: Anh Đào

Chênh lệch ý thức giữa tuổi trẻ hai bên

Nếu bây giờ không bày tỏ kiên quyết, Hồng Kông (HK) sẽ xuống cấp thành một đô thị bình thường của Trung Quốc (TQ). Ưu tư dai dẳng cho tương lai HK của tuổi trẻ nơi đây đã vượt hơn mong đợi bằng cuộc chiếm cứ đường phố từ gần 2 tháng qua để dành lại quyền “bầu cử phổ thông thật sự”. Tuy nhiên, giới trẻ đại lục TQ đã không dành nhiều đồng tình, thậm chí còn phê phán giới trẻ HK. Sự chênh lệch ý thức này giữa TQ và HK đã hình thành rõ nét sau 17 năm trao trả.

****

Một sinh viên TQ du lịch mua sắm trước cửa hàng bách hóa tại HK đã hỏi một nữ sinh viên đang biểu tình đòi dân chủ trên đường phố rằng “HK tự do như thế này chưa đủ hay sao? Vậy làm thế nào mà người HK có thể sống trong đại lục TQ được.”

Nữ sinh viên HK đã trả lời như sau: “Con chim sinh ra trong lồng dù có được thả ra nó vẫn trở về lồng mới tìm được thức ăn. Thế nhưng nếu bắt một con chim đã quen bay nơi bầu trời cao rộng đem về nuôi trong 4 bức tường, chim tất sẽ va đập vào tường mà chết. Người HK đã có tự do ngay sau khi chào đời. Chúng tôi không thể sống nếu mất tự do.”

Đoạn đối thoại được in trên các tờ bích báo dán khắp đường phố này đã làm lộ rõ chênh lệch ý thức giữa sinh viên học sinh HK và TQ.

Trong khi Hội nghị APEC được tổ chức đình đám giữa Bắc Kinh vào đầu tháng 11, một nam sinh viên (khoảng 20 tuổi) tranh đấu dân chủ cho HK đã lắc đầu ngao ngán: “Phép thử bầu cử trực tiếp để lựa chọn lãnh đạo của cử tri HK đã được xem là niềm hy vọng dân chủ hóa cho toàn cõi TQ. Phe dân chủ không được tranh cử quả là một thất vọng não nề, vậy mà sinh viên TQ vẫn lãnh đạm thờ ơ, ngoài ra còn phê phán cuộc tranh đấu của HK, tại sao thế nhỉ?”.

Chính phủ TQ lo sợ biến động tại HK lan rộng vào đại lục nên đã ngăn cấm hình ảnh truyền thông nước ngoài, thay vào đó chỉ là các chương trình “phản đối sự chiếm cứ” của báo đài quốc doanh. Hậu quả kiểm soát thông tin như thế này không phải là nhỏ. Mặt khác, rất nhiều sinh viên học sinh hiện nay tại TQ là con một trong gia đình, được cưng chiều trong đời sống tương đối sung túc, do đó chẳng hề có dấu hiệu quan tâm đến chính trị mà chỉ dành mọi ưu tiên cho cuộc sống cá nhân. “Tinh thần ưu thời mẫn thế” của những năm 1989 thời Thiên An Môn hình như đã chìm vào quá khứ.

Vị trí cường quốc kinh tế cũng đã khiến người TQ tăng cao niềm tự hào. Họ vỗ tay cổ vũ khẩu hiệu “giấc mơ Trung Quốc” để phục hưng dân tộc Trung Hoa của chủ tịch Tập Cận Bình và lên án: “HK đã giàu có nhờ hưởng ân huệ 1 nước 2 chế độ vậy mà sinh viên nơi này còn muốn phá hoại giấc mơ của TQ nữa hay sao.”, hoặc: “đó là bọn bán nước làm tay sai cho Âu Mỹ”. Nhiều sinh viên quá khích TQ còn cho rằng: “Người HK chiếm cứ đường phố cũng là đồng bọn với bè lũ phản động Tân Cương Urgur, hoặc các nước phản đối TQ như Nhật Bản, Philippines, Việt Nam.”

Sau 17 năm HK được trao trả, qui mô kinh tế TQ tăng trưởng gấp 10 lần, khách du lịch TQ đã đổ dồn đến các ngân hàng quốc doanh tại HK để đổi nhân dân tệ mà lấy đô la HK bỏ vào túi mình. “Không thể không có quyền lợi chính trị để không bị TQ nuốt chững”, đây là suy nghĩ sâu xa trong đầu của bất cứ người HK nào được thể hiện qua phong trào đấu tranh của sinh viên.

****

Phong trào tranh đấu này được dẫn đầu bởi thế hệ sinh ra sau khi HK được trao trả. Học sinh trung học Hoàng Chí Phong (18 tuổi) là một trong những lãnh tụ đó. Không như cha mẹ đã từng phải sống trong thời còn là thuộc địa, những ngưởi trẻ này không nghĩ là phải phụ thuộc vào TQ.

Xuất phát từ cuộc biểu tình lớn vào 2 năm trước để phản đối việc TQ bắt buộc các trường Trung tiểu học HK phải áp dụng chương trình giáo dục lòng yêu nước theo kiểu của TQ. Trong cuộc biểu tình bấy giờ đã có những học sinh trung học xuống đường cùng cha mẹ để vận động chữ ký phản đối. Kết quả là chương trình giáo dục lòng yêu nước kiểu Cộng Sản đã được hủy bỏ. Những em học sinh thời đó đã lớn khôn hơn, tự mình tranh đấu, căng lều qua đêm chờ sáng đòi tranh luận đối thoại với chính quyền: “Cuộc tranh đấu của chúng tôi dù có thể không mang lại kết quả nhưng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai HK”.

Chính quyền HK thừa lệnh TQ, đang từng bước siết chặt vòng vây sinh viên. Các chướng ngại vật mỗi chút được tháo gỡ theo chiến thuật tằm ăn dâu. Và cho dù có trấn áp được sinh viên chăng nữa thì cuộc chiến giữa một bên là TQ luôn lăm le thao túng và bên kia là ý chí đòi độc lập của tuổi trẻ HK vẫn không chấm dứt. “Giấc mơ TQ” của họ Tập và “Giấc mơ tuổi trẻ HK” đang đối mặt với nguy cơ xung đột thử lửa.

Ký giả Nakazawa Katsuji, đặc phái viên báo NIKKEI tại Hongkong.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.