Đổi tên đường Trường Sa: một hành động “lục súc tranh công”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 19/3/2010, một bạn trẻ từ thành phố Đà Nẵng đã tức tưởi ngậm ngùi gửi bức thư tới trang mạng BeauxitVietNam để thông báo một tin ngỡ ngàng với những người dân Viêt Nam: “Chính quyền thành phố Đà Nẵng vừa mới quyết định đổi tên đường Trường Sa thành đường 30-4.”

Không thể chối rằng, việc đổi tên đường vừa kể vào thời điểm này là không có động cơ chính trị. Trường Sa đang là cái tên nổi bật thu hút hàng triệu người dân Việt trong cũng như ngoài nước hướng tới; bởi sự an nguy của hòn đảo quê hương đang bị quân thù nhòm ngó, bởi bao nhiêu người lính Viêt Nam đã nằm trong lòng biển mẹ, dâng hiến cuộc đời cho sự toàn vẹn lãnh thổ. Trường Sa, nơi mà bao nhiêu máu của hải quân, ngư dân Việt Nam đã đổ xuống, và còn đang đổ xuống tại đó ngày hôm nay.

Chỉ cần vào google tìm kiếm 2 chữ Trường Sa, thấy tràn ngập những bài viết nóng hổi về quần đảo này. Những bài viết cho thấy tấm lòng của nhân dân nước Việt với bờ cỡi, non sông.

Đổi tên đường Trường Sa thành một cái tên khác là một việc chắc chắn sẽ gây nhiều chú ý của dư luận. Hiển nhiên đó là sự thách đố, dẫm đạp lên hàng triệu tấm lòng đang trông hướng từng ngày về phía quần đảo quê hương. Một thách đố ngang nhiên như vậy, chắc hẳn đã có những toan tính. Nó phải do một thế lực rất lớn ủng hộ mới có thể thực hiện được. Một nước cờ tàn nhẫn của những kẻ táng tận lương tâm. Nước cờ có thể được những thế lực đen tối nâng đỡ, trả công bằng những ủng hộ trong các vị trí bầu bán đại hội tới đây. Nước cờ của những kẻ bày tỏ dã tâm sẵn sàng quy phục, đầu hàng, dâng đất để đổi lấy địa vị, quyền lực.

Càng gần đến ngày đại hội ĐCSVN, không phải ngẫu nhiên mà mức độ nịnh bợ, chiều chuộng Trung Cộng của giới lãnh đạo đảng CSVN ngày một gia tăng. Từ triển khai gấp gáp Bô Xít đến bán rừng đầu nguồn, tổ chức 60 năm quan hệ Việt Trung trùng ngày đại lễ 1000 năm Thăng Long, giờ đến Đà Nẵng đổi tên đường. Từ Trường Sa thành 30-4, một ngày còn hằn ghi bao nhiêu đau đớn trong lòng hàng triệu dân Việt.

JPEG - 83.3 kb

Kẻ đổi tên đường hẳn là muốn thể hiện lập trường chính trị của mình cho phù hợp với đường lối nhất quán của trung ương ĐCSVN. Đó là tôn thờ quan hệ Việt-Trung, trước sau như một, đặt Hoa Kỳ là nước thù địch. Một việc làm thể hiện rõ ràng lập trường chính trị kiên định như vậy, tất phải được nhìn nhận trong kỳ đại hội tới đây. Bí thư tỉnh ủy Đà Nẵng Nguyễn Bá Thanh, người đã từng dập tắt mọi lời dị nghị, đưa thiếu tướng công an Trần Văn Thanh ra tòa, vì tướng Thanh định phanh phui tội lỗi tham nhũng của hắn. Giờ đây Nguyễn Bá Thanh đổi tên đường để củng cố niềm tin với đàn anh, mong có chỗ đứng ở nhiệm kỳ kế tiếp.

Trong những năm gần đây tình hình chung mà ĐCSVN lo ngại là tình trạng nhân dân khiếu kiện đòi đất, tôn giáo đòi đất, nhân sĩ trong nước đòi hỏi nhà nước khẳng định chủ quyền biển đảo… Nắm bắt được những mối lo này của trung ương ĐCSVN, Nguyễn Bá Thanh đã lần lượt cứng rắn đàn áp tất cả những cuộc đòi đất của tôn giáo, nhân dân, và đến nay thì dẫm đạp lên tinh thần yêu nước của các nhân sĩ nước Việt. Thông qua những hành động bỉ ổi này, Nguyễn Bá Thanh muốn chứng tỏ mình là nhân vật đủ tài năng và bản lĩnh để giải quyết những mối lo lớn của ĐCSVN trong thời gian tới.

JPEG - 25.7 kb

Tại sao Nguyễn Bá Thanh có thể lộng hành ngang ngược, liên tục dẫm đạp lên dư luận ở nhiều vấn đề khác nhau như thế?

Không phải riêng Nguyễn Bá Thanh, mà xu hướng chung của những kẻ lãnh đạo còn độ tuổi làm việc mươi năm nữa đều đánh hơi thấy chỗ dựa lớn nhất bây giờ là các quan thầy Trung Cộng. Từ cấp chóp bu đến cấp ủy thành phố đều nhao nhao hướng về phương Bắc lập công trạng để mong dành được vị trí tương lai. Bởi thế mới có chuyện bán rừng đầu nguồn, bán than, nhập điện, khai thác mỏ… Trong nội tình ĐCSVN hiện nay, không có phe nhóm nào quyết định được vị trí quyền lực cho những chiếc ghế sắp bỏ ngỏ trong kỳ đại hội đảng sắp tới như vậy. Quan chức đầu tỉnh, đầu ngành vội vã đua nhau kiếm cách cầu thân với Trung Cộng để được nâng đỡ, bảo kê cho nhiệm kỳ tới. Kẻ nào nắm giữ chút quyền lực gì trong tay là đều bán cho Trung Cộng những tài sản của dân tộc mà hắn đang cai quản. Kẻ nắm đất rừng bán đất rừng; kẻ giữ tài nguyên nạo bán tài nguyên; kẻ quản lý văn hóa du nhập văn hóa Tầu về phủ lấp văn hóa Việt; kẻ cao nhất nắm hệ thống chính trị bán cả guồng máy, tư tưởng chính trị với danh nghĩa hợp tác trao đổi hai Đảng anh em. Bối cảnh như vậy làm sao kẻ táng tận lương tâm như Nguyễn Bá Thanh không dại gì mà bán nốt tinh thần yêu nước để tiến thân?

Sẽ còn nhiều công trình Trung Cộng trúng thầu, nhiều dự án Trung Cộng nắm giữ, sẽ còn nhiều tài nguyên như mỏ than đồng bằng sông Hồng bị khai quật vì Trung Cộng muốn vậy. Còn nhiều phim ảnh, sách báo Trung Cộng tràn ngập Việt Nam ca ngợi Càn Long, Hứa Thế Hữu, Đặng Tiểu Bình, Mao Trạch Đông… rồi tới Tôn Sĩ Nghị, Liễu Thăng, Mã Viện… nữa.

Đổi tên đường Trường Sa là bước đi tiên liệu phù hợp với thời cuộc, cũng là nước cờ sắp đặt tương lai cho bản thân của Nguyễn Bá Thanh cũng như bao nhiêu kẻ đồng nghiệp đầu ngành, đầu tỉnh Việt Nam đang làm. Nhìn chuỗi các sự kiện có yếu tố liên quan đến Trung Quốc đang diễn ra, người ta sẽ thấy rằng những hành vi vừa kể không có gì là lạ cả.

Một điều chắc chắn là, ĐCSVN đã không đủ tự tin vào nội lực của mình nữa, cho nên những cán bộ cao cấp trong Đảng đang đua nhau đổ xô đi tìm kiếm chỗ đứng ở bên kia biên giới phía Bắc. Từng tập đoàn, từng phe phái trong nội bộ ĐCSVN đua tranh ào ạt lấy lòng để làm tay sai cho quan thầy Trung Cộng như thế, nên thái thú Tô Quốc Tường mới mạnh miệng hăm he dân tộc Việt Nam ngay giữa thủ đô của Việt Nam rằng, chớ có chống lại quan thầy mà chuốc lấy thất bại .

Để trả lời người bạn trẻ về việc Đà Nẵng đổi tên đường, xin được dùng một bài ca cách đây hàng chục năm của nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, bài ca này cũng nói về một sự đổi tên….

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như giòng sông nước quẩn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
ta hỏi thầm em có nhớ không

Sài Gòn ơi! Đến những ngày ôi hè phố xôn xao
trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
sáng đời tươi thắm vạn sắc màu
nay còn gì đâu.

Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
mất từng con phố đổi tên đường
khi hẹn nhau ta lạc lối tìm
ôi tình buồn như đã sống thêm

Sài Gòn ơi! Tôi mất người như người đã mất tôi
như trường xưa mất tuổi thiên thần
hy vọng xa hay mộng ước gần
Đã lìa tan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.