12 tổ chức nhân quyền đòi thả 17 Thanh Niên Công Giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 27 Tháng 8, Năm 2012

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng
Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam
1 Bách Thảo
Hà Nội – Việt Nam

V/v: Yêu cầu trả tự do tức khắc cho 17 nhà hoạt động xã hội và blogger và hủy bỏ mọi cáo buộc.

Thưa ông Nguyễn Tấn Dũng,

Khi lá thư này đến tay Ông thì 17 nhà hoạt động xã hội, bao gồm các blogger và các nhà dân báo, đã bị giam giữ gần một năm trời, và hầu hết chưa được xét xử. Mười bảy người này đã bị giam giữ tuỳ tiện vì những hoạt động viết blog, bảo vệ môi sinh, chống tham nhũng và bảo vệ nhân quyền.

Trong năm qua cộng đồng bảo vệ nhân quyền thế giới đã biết đến tên tuổi của họ: Đặng Xuân Diệu, Hồ Đức Hoà, Paulus Lê Văn Sơn, Nguyễn Văn Duyệt, Nông Hùng Anh, Nguyễn Văn Oai, Chu Mạnh Sơn, Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, Tạ Phong Tần, Trần Vũ Anh Bình, Nguyễn Đình Cương và Hoàng Phong.

Những người này chỉ đơn giản thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp và tự do lập hội được bảo đảm bởi luật pháp quốc tế. Điểm chung mà họ chia sẻ là khát vọng công bằng xã hội và cùng sinh hoạt trong Dòng Chúa Cứu Thế.

Thật đáng buồn là họ đã bị cầm tù vì những điều luật mơ hồ, không rõ ràng trong Bộ Luật Hình Sự Việt Nam: Điều 79 thực sự giới hạn quyền tự do lập hội, và Điều 88 giới hạn quyền tự do ngôn luận. Kiến nghị mới đây của Giáo sư Allen Weiner thuộc Đại Học Luật Khoa Stanford lên Ủy Ban Điều Tra Về Việc Giam Giữ Tuỳ Tiện đã lập luận rất rõ ràng là việc tiếp tục giam giữ những người này là vi phạm luật pháp quốc tế.

Vào ngày 12 Tháng 3 năm 2012, 9 tổ chức phi chính phủ (ACAT France, Access, ARTICLE 19, Electronic Frontier Foundation, Front Line Defenders, Index On Censorship, Media Defence South East Asia, Media Legal Defence Initiative, Southwest Asian Press Aliance) đã gửi đến Ông một lá thư yêu cầu trả tự do tức khắc cho họ và để họ được quyền tiếp xúc với luật sư. Nhưng từ đó đến nay tình trạng của họ không cải tiến mà còn tồi tệ hơn: 4 người trong số họ đã bị kết những bản án tù bất công và những người còn lại tiếp tục bị giam giữ và không được gặp luật sư. Blogger Paulus Lê Sơn bị chuyển sang nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội là nơi điều kiện giam giữ nổi tiếng là khắc nghiệt. Một nhà dân báo khác là Đặng Xuân Diệu chưa từng được phép cho thân nhân thăm viếng một lần nào trong suốt năm qua.

Chúng tôi mạn phép nhắc nhở Ông về bổn phận của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghiã Việt Nam theo luật pháp quốc tế để bảo vệ quyền hạn của người dân khi đã ký vào Công Ước Quốc Tế Về Quyền Dân Sự và Chính Trị. Những quyền hạn nói trên cũng được Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền bảo vệ. Do đó, quyền tự do lập hội và quyền tự do phát biểu và quyền được xét xử công bằng phải là những quyền căn bản được luật pháp Việt Nam bảo vệ.

Chúng tôi tin là sẽ có lợi hơn cho Việt Nam nếu các quyền tự do dân sự được tôn trọng, và xã hội Việt Nam sẽ giàu mạnh hơn với sự góp sức của toàn dân. Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi chính phủ của Ông lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc đối với những người đang bị giam cầm chờ ngày xét xử và những ai đã bị kết án phải được thả vô điều kiện.

Trân trọng,

Christine Laroque, Asia Programs Manager, ACAT France
Brett Solomon, Executive Director, Access Now
Nguyen Ngoc, Associated Vietnamese Writers in Exile Centre
Jillian York, Director for International Freedom of Expression, Electronic Frontier Foundation
Kamila Shamsie, Writers at Risk Committee Co-Chair, English PEN
Mary Lawlor, Director, Front Line Defenders
Phil Robertson, Deputy Director, Asia Division, Human Rights Watch
Rohan Jayasekera, Deputy CEO, Index on Censorship
H.R. Dipendra, Executive Director, Media Defence – Southeast Asia
Peter Noorlander, Executive Director, Media Legal Defence Initiative
Gayathry Venkiteswaran, Executive Director, Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)
Nguyen Le Nhan Quyen, Vietnamese League for Human Rights

Bản sao kính gởi:

ASEAN Chair, the Kingdom of Cambodia
Attn.: H.E. Samdech Hun Sen
Australian Embassy, Hanoi
Attn.: HE Mr. Hugh Borrowman
British Embassy, Hanoi
Attn.: Dr Antony Stokes
Embassy of Canada, Hanoi
Attn.: Her Excellency Deborah Chatsis
Embassy of France, Hanoi
Attn.: H.E Jean-François Girault
Royal Norwegian Embassy, Hanoi
Attn.: H.E. Ståle Torstein Risa
Embassy of Switzerland, Hanoi
Attn.: H.E Andrej Motyl
Embassy of the United States, Hanoi
Attn.: Ambassador David Shear
General Secretariat of the Council of the European Union
Attn.: High Representative of the European Union for Foreign Affairs and Security Policy Catherine Ashton
United States Department of State, Bureau of Democracy, Human Rights and Labor
Attn.: Assistant Secretary Michael Posner


August 27, 2012

Prime Minister Nguyen Tan Dung
Socialist Republic of Vietnam
Office of the State
1 Bach Thao
Hanoi, Vietnam

Re: Request for the immediate release of 17 Vietnamese social activists and bloggers and the withdrawal of all charges

Dear Prime Minister Nguyen Tan Dung,

As you receive this letter, seventeen Vietnamese social activists, including bloggers and citizen journalists have been in jail for up to a year. Most have not even been brought to trial. These seventeen individuals have been arbitrarily detained because of their work as citizen journalists, environmental advocates, anti-corruption crusaders and human rights defenders.

Over the last year, the international human rights community has gotten to know their names: Dang Xuan Dieu, Ho Duc Hoa, Paulus Le Van Son, Nguyen Van Duyet, Nong Hung Anh, Nguyen Van Oai, Chu Manh Son, Dau Van Duong, Tran Huu Duc, Nguyen Xuan Anh, Ho Van Oanh, Thai Van Dung, Tran Minh Nhat, Ta Phong Tan, Tran Vu Anh Binh, Nguyen Dinh Cuong, and Hoang Phong.

These individuals have simply sought to exercise their rights to freedom of expression, freedom of assembly and association guaranteed under international law. What they have in common is a passion for social justice, religious freedom, and involvement in the Congregation of the Most Holy Redeemer.

Unfortunately, they have been detained pursuant to vague, ill-defined statutes under the Vietnamese penal code: Article 79, which effectively restricts freedom of association and Article 88, which essentially limits freedom of speech. The recent petition filed by Stanford Law School’s Allen Weiner to the UN Working Group on Arbitrary Detention argued very well that their continued detention violates international law.

On March 12, 2012 nine international NGOs (ACAT France, Access, ARTICLE 19, Electronic Frontier Foundation, Front Line Defenders, Index On Censorship, Media Defence South East Asia, Media Legal Defence Initiative, Southeast Asian Press Alliance) sent you a letter which called for their immediate release and access to legal counsel. Since then, their situation has not improved but rather worsened: Four of these activists have been unjustly sentenced to prison terms and the remainder are being held without access to a lawyer. Blogger Paulus Le Son was transferred to Hoa Lo jail in Hanoi which is known for its harsh prison conditions. Another citizen journalist, Dang Xuan Dieu, has not been allowed a single family visitation over the last year.

We respectfully remind you of the Socialist Republic of Vietnam’s obligations under international law to protect the rights of its citizens when it ratified the International Covenant on Civil and Political Rights.

These rights are also protected under the Universal Declaration of Human Rights which is a matter customary international law. Therefore, freedom of association, freedom of speech and the right to a fair trial are basic rights which should be protected under Vietnam’s legal system and not unjustifiably curtailed.

We believe Vietnam as a country would benefit from greater respect for the civil liberties of its citizens and Vietnamese society would be richer with the contributions of all its citizens. We urgently call on your government to withdraw all the charges against those who are held pending trial and for those who have been sentenced to be unconditionally exonerated.

Sincerely,

Christine Laroque, Asia Programs Manager, ACAT France
Brett Solomon, Executive Director, Access Now
Nguyen Ngoc, Associated Vietnamese Writers in Exile Centre
Jillian York, Director for International Freedom of Expression, Electronic Frontier Foundation
Kamila Shamsie, Writers at Risk Committee Co-Chair, English PEN
Mary Lawlor, Director, Front Line Defenders
Phil Robertson, Deputy Director, Asia Division, Human Rights Watch
Rohan Jayasekera, Deputy CEO, Index on Censorship
H.R. Dipendra, Executive Director, Media Defence – Southeast Asia
Peter Noorlander, Executive Director, Media Legal Defence Initiative
Gayathry Venkiteswaran, Executive Director, Southeast Asian Press Alliance (SEAPA)
Nguyen Le Nhan Quyen, Vietnamese League for Human Rights

CC:

ASEAN Chair, the Kingdom of Cambodia
Attn.: H.E. Samdech Hun Sen
Australian Embassy, Hanoi
Attn.: HE Mr. Hugh Borrowman
British Embassy, Hanoi
Attn.: Dr Antony Stokes
Embassy of Canada, Hanoi
Attn.: Her Excellency Deborah Chatsis
Embassy of France, Hanoi
Attn.: H.E Jean-François Girault
Royal Norwegian Embassy, Hanoi
Attn.: H.E. Ståle Torstein Risa
Embassy of Switzerland, Hanoi
Attn.: H.E Andrej Motyl
Embassy of the United States, Hanoi
Attn.: Ambassador David Shear
General Secretariat of the Council of the European Union
Attn.: High Representative of the European Union for Foreign Affairs and Security Policy Catherine Ashton
United States Department of State, Bureau of Democracy, Human Rights and Labor
Attn.: Assistant Secretary Michael Posner

Nguồn: http://www.hrw.org/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.