16 chữ vàng & 4 tốt: Ống đồng hộ mạng của lãnh đạo đảng CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm 1991, sau khi bộ ba Mười – Linh – Đồng lặn lội sang Thành Đô để xin nối lại bang giao với Bắc Kinh, Giang Trạch Dân đã ban cho Hà Nội 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” để làm phương châm chỉ đạo cho điều được gọi là sự phát triển phù hợp với lợi ích căn bản của hai đảng, hai nước và nhân dân hai nước Trung – Việt. Ở đây, cả ba yếu tố: đảng, đất nước và nhân dân được đánh đồng với nhau một cách nhập nhằng như những người Cộng sản vẫn làm.

Ôm lấy 16 chữ vàng, lãnh đạo Hà Nội nhất nhất thực hiện tất cả những gì phù hợp với lợi ích của 2 đảng cộng sản Tàu – Việt và những gì thuộc về nước Tàu, còn lợi ích của tổ quốc và nhân dân Việt Nam tuy vẫn được lãnh đạo đảng kể vào trong những lời tuyên bố nhưng thực tế thì trái ngược.

Năm 1999, qua Hiệp Định Biên Giới Việt – Trung,Việt Nam mất trắng hơn 780 cây số vuông đất đai dọc theo biên giới phía Bắc cho Trung quốc.

Năm 2000, qua Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ, Việt Nam mất thêm khoảng 11.000 cây số vuông trên vịnh Bắc Bộ cho Trung quốc. Rồi qua Hiệp định hợp tác nghề cá tại Vịnh Bắc Bộ, mỗi ngày có 900 tàu đánh cá Trung Quốc được phép vào đánh bắt thuỷ sản tại vùng biển vốn dĩ là của Việt Nam này.

Tất cả các sách giáo khoa, lịch sử nói về những xung đột giữa Việt Nam và Trung Quốc trong lịch sử, nhất là cuộc chiến năm 1979, đều bị sửa đổi để “xây dựng tình hữu nghị lâu dài, bền vững giữa hai nước” cho thế hệ Việt Nam tương lai”.

Vì “lợi ích” của nhân dân Việt Nam, Bắc Kinh đã cho xuất cảng phim ảnh, văn hóa phẩm, hàng hóa rẻ tiền sang Việt Nam để người Việt được giải trí và mua sắm với giá cực rẻ; thậm chí được xem phim ảnh Trung Quốc miễn phí. Đồng thời thương nhân Trung Quốc còn ồ ạt thu mua dùm nhiều thứ với giá cao, từ móng trâu, đến rắn, mèo, v.v.. để gọi là giúp nông dân Việt Nam có điều kiện cải thiện cuộc sống. Sau đó xuất cảng máy cày và hóa chất trừ chuột sang Việt Nam, vì nông thôn Việt Nam không còn đủ trâu để cày và nạn chuột hoành hành phá hoại mùa màng vì mèo và rắn đã bị thu mua hết.

Năm 2002, khi lên kế vị Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào ban thêm cho lãnh đạo Hà Nội một gói 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”, và dặn dò đó là mục tiêu phấn đấu của cả hai phía Trung – Việt để nâng tình hữu nghị giữa hai nước lên tầm cao mới, và làm cho mối quan hệ này ăn sâu bám rễ trong lòng mỗi người dân hai nước.

Sau khi lãnh đạo Hà Nội hoan hỉ nhận thêm “gói 4 tốt”, thì ngoài biển Đông ngư dân Việt bị hải quân Tàu trấn lột, bắt giữ đòi tiền chuộc, thậm chí bị bắn giết, tàu cá bị đâm chìm. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bị ngang nhiên sáp nhập vào huyện Tam Sa của Tàu. Mỗi năm Trung Quốc ra lệnh cấm ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên biển Đông từ tháng 5 đến tháng 8. Biển Đông nghiễm nhiên trở thành ao nhà của Trung Quốc, tàu Hải giám của họ tha hồ tung hoành, ung dung cắt cáp tàu thăm dò Việt Nam đến 2 lần trong vòng 10 ngày. Tàu hải quân Việt Nam giả trang làm tàu bảo vệ chỉ chạy quanh lấm lét nhìn, cứ như là đang xâm phạm ao nhà của Trung Quốc. Về phía Việt Nam, ngôn ngữ Việt được làm giàu thêm bằng mấy chữ “tàu lạ”, “nước lạ” và câu “hèn với giặc, ác với dân”.

Cũng trong thời gian này trên các trang mạng Internet xuất hiện hàng loạt phim ảnh của nhà nước và quân đội Tàu chiếu cảnh lính Tàu bắn giết lính Việt dọc biên giới Việt – Trung vào thập niên 70, 80 và tại Trường Sa năm 1988. Song song là những bài vở đòi “dạy VN một bài học nữa” và những lời hăm he chửi rủa Việt Nam của Bắc Kinh tràn ngập báo chí Trung Quốc và mạng internet.

Khi người dân Việt Nam không còn có thể kiên nhẫn chịu đựng được những hành động thổ phỉ của Trung Quốc, phải xuống đường quyết liệt phản đối, thì lãnh đạo Hà Nội cử Thứ trưởng quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh và Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Nguyễn Xuân Lịch, cùng 6 chính ủy quân khu qua Bắc Kinh để xác định quyết tâm thờ lạy 16 chữ vàng, 4 tốt của đảng CSVN, mà cụ thề là hứa hẹn sẽ không cho biểu tình chống Trung Quốc tiếp diễn, cũng như chuẩn bị thực hiện những thoả thuận của lãnh đạo “hai đảng đồng chí anh em” mà từ trước đến nay vẫn được giữ kín. Việc dọn đường ký nhượng thêm một phần lãnh hải Việt Nam trên biển Đông cho Tàu (*) theo khuôn mẫu các hiệp ước biên giới năm 1999 và hiệp ước Vịnh bắc bộ năm 2000 có lẽ nằm trong những thoả thuận vừa kể. Đồng thời, Tập Cận Bình, người sẽ kế nhiệm Hồ Cẩm Đào cũng tặng thêm cho lãnh đạo CSVN một gói “ba kiên trì”: kiên trì hiệp thương hữu nghị, kiên trì tầm nhìn đại cục, và kiên trì hợp tác 2 bên cùng có lợi.”

Khi Nguyễn Xuân Lịch mang gói 3 kiên trì về tới Hà Nội thì Bắc Kinh cho tàu Quỳnh Phú Hoa Ngư-01, đa chức năng có trọng tải khoảng 1.000 tấn tới Trường Sa để “hỗ trợ đưa nghề nuôi trồng ngư nghiệp nhiệt đới trong khu vực vào giai đoạn mới”. Tiếp theo, Bắc Kinh áp lực Ấn Độ để ngăn cản công ty dầu Ấn Độ ONGC Videsh Ltd. tham dự đấu thầu 2 lô dầu khí ngoài khơi Việt Nam.

Tóm lại, sau khi ban cho Hà Nội những gói “16 vàng, 4 tốt, 3 kiên trì”, Bắc Kinh đều thúc ép Hà Nội nghiêm chỉnh thực hiện, còn Bắc Kinh thì toàn làm ngược lại. Thực tế này đã rành rành trước mắt, chẳng lẽ lãnh đạo Hà Nội lại mù, điếc không nghe không thấy?

Chắc chắn là không!

Vậy tại sao họ tiếp tục xì xụp lạy 16 vàng, 4 tốt và sắp tới, thêm 3 kiên trì?

Lý do khá đơn giản là, khi lãnh đạo Hà Nội đã xác quyết “thà mất nước từ từ, chứ không để mất đảng”, mà các quan chức từ Lê Công Phụng đến Tạ Ngọc Tấn đã đăng đàn nói với nhân dân, hay chỉ “nói nhỏ” với hàng ngũ đảng viên các cấp những lời lẽ mâu thuẫn chỉ phục vụ cho lợi ích của nước Tàu, hoặc bóp méo lịch sử như “Đừng chống TQ làm gì. Tổ tiên ta ngày xưa nhờ biết luôn luôn thần phục, triều cống Trung Quốc mà được yên thân” hoặc“trong những tranh chấp đất, biển với Trung Quốc hiện nay, ta (Việt Nam) nếu có mất mát một chút thì cũng chẳng sao”,… lãnh đạo CSVN đang dùng mấy gói “16 vàng, 4 tốt, 3 kiên trì” làm ống đồng hộ mạng cho họ, như ngày xưa Thoát Hoan đã chui vào ống đồng để quân sĩ kéo chạy về Tàu một cách an toàn sau khi bị quân dân nhà Trần đánh tan không còn manh giáp. “Ống đồng 16 vàng, 4 tốt, 3 kiên trì” này vừa minh thị lòng trung thành với Bắc Kinh để được thiên triều bảo vệ, vừa che chắn cho họ trước sự phẫn nộ của dân tộc Việt Nam, vừa là một thứ quà từ đàn anh phương bắc có thể làm lòe mắt được một số cán bộ, đảng viên và dân chúng về cái gọi là “Mối tình hữu nghị Việt – Trung”.

(*) http://bee.net.vn/channel/1983/2011…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.