5 cách để chận đứng Trung Quốc ở Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong thời gian qua, Hoa Kỳ đã có những phản ứng mạnh mẽ đối với sự kiện Trung Quốc đã cải tạo một số đảo nhân tạo trong quần đảo Trường Sa. Hoa Kỳ đã một mặt kêu gọi Trung Quốc ngưng việc bồi lấp một số đảo, mặt khác đã cho tàu chiến và máy bay qua lại và đến gần các đảo nhân tạo này.

Những việc làm nói trên của Hoa Kỳ, tưởng là áp lực và buộc Bắc Kinh phải ngưng mọi âm mưu khống chế Biển Đông, nhưng trong thực tế, Hoa Kỳ càng chỉ trích thì Trung Quốc càng hung hăng đối đầu.

Để ngăn chận sự hung hăng bành trướng của Bắc Kinh trong tình hình hiện nay, Giáo sư James Holmes, thuộc Naval War College, đồng tác giả tập sách “Sao Đỏ trên Thái Bình Dương” đã đưa ra một số đề nghị.

Những đề nghị này được tóm lược trong một tiểu luận có tựa đề là: “5 Ways to Foil China in the South China Sea” (5 cách đối phó Trung Cộng trên Biển Đông).

1/ Dùng tàu chiến Littoral Combat Ship (LCS). Đây là các tàu chiến loại nhỏ, mới, trang bị vũ khí nhẹ, có thể hoạt động độc lập từng chiếc nhưng đủ mạnh để buộc Bắc Kinh phải e dè và gởi tàu chiến của Hải quân đến ứng phó. Lúc đó, thử đoán xem ai sẽ là kẻ bị coi là thành phần xấu khua gậy lớn gây hấn trước?

2/ Gởi cảnh sát biên phòng. Mục tiêu chính là để giám sát lãnh hải và vùng đặc quyền, nhưng lực lượng biên phòng cũng là một cánh tay vươn dài trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Lực lượng này có nhiệm vụ bắt kẻ buôn lậu trong thời bình, nhưng có thể sát nhập với Hải quân Hoa Kỳ trong thời chiến để cùng tác chiến. Cần gia tăng sự hiện diện của lính biên phòng Mỹ trên những tàu tuần duyên vùng Đông Nam Á.

3/ Quay video. Nỗ lực tuyên truyền chống Trung Quốc của các nước ASEAN quá yếu kém và thụ động. Không cần chờ New York Times quảng bá mà chính các nhà ngoại giao, các tổ chức dân sự tại Phillipines, Việt Nam có thể cung cấp những đoạn video quay lại cận cảnh các hành vi hung hăng của tàu chiến Trung Quốc ở Scarborough Shoal, ở Gạc Ma hay những chiến tàu của ngư dân bị tàu hải giám Trung Quốc tấn công. Đáng lẽ những hình ảnh này phải được phổ biến rộng rãi trên các kênh thông tin. Hãy để dư luận tự chọn lựa giữa cái loa tuyên truyền của Trung Quốc và những điều mà mắt họ trông thấy.

4/ Biết luật và phản ứng nhanh. Nếu có chuyện gì xảy ra, ngay lập tức phát ngôn viên của Trung Quốc luôn luôn chỉ biết khẳng định: Trung Quốc đúng và Hoa Kỳ hay các nước sai. Bắc Kinh còn tung ra những dữ kiện ngụy tạo hay bóp méo để biện minh. Hải quân Hoa Kỳ và các nước với tinh thần thượng tôn pháp luật, phải mất thời gian để nghiên cứu các sự kiện và đưa ra những giải thích hợp pháp. Trong thời gian đó, Bắc Kinh đã xoay hướng câu chuyện về phía mình. Hãy nhớ rằng: đây là một cuộc chiến đối với Trung Quốc, không phải là một cuộc tranh luận tỉnh táo về những chi tiết pháp lý chính đáng. Biết nghĩ như vậy thì các nước mới ứng phó hiệu quả. Phải nắm vững luật lệ và nhất là phải nhanh chóng phản ứng hơn hoặc ngang tầm với Bắc Kinh thì mới đè bẹp những luận điệu áp đảo của Trung Quốc. Tốc độ có khả năng tiêu diệt đối thủ.

5/ Vung gậy lớn. Trung Quốc hiểu rằng họ phải hỗ trợ chiến thuật “ngoại giao gậy nhỏ” bằng cây gậy lớn của lực lượng quân sự. Những đối thủ kém hơn biết rất rõ rằng, ngay cả khi họ làm cho chiến thuật “ngoại giao gậy nhỏ” của Trung Quốc bị lúng túng, Bắc Kinh vẫn còn có một cây gậy lớn dự trữ, đó là lực lượng hải quân, phi đội máy bay, và các hỏa tiễn phòng không. Vô hiệu hóa sức mạnh quân sự không cân xứng này là điều tối quan trọng trong chiến lược ngăn chặn. Muốn như vậy Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng Biển Đông phải nằm trong thế liên minh chặt chẽ và đủ mạnh để bao vây Bắc Kinh.

5 cách đối phó mà Giáo sư James Holmes đề nghị phần lớn là nhằm vào chính quyền Hoa Kỳ. Tuy nhiên những cách đối phó này chỉ có thể thực hiện khi lãnh đạo Hoa Kỳ là một khối thuần nhất và các quốc gia ASEAN cùng thấy rõ nguy cơ bành trướng của Bắc Kinh.

Hiện nay, trong thành phần lãnh đạo Hoa Kỳ chia làm 2 khuynh hướng.

Một khuynh hướng chủ trương gia tăng các áp lực quân sự để buộc Trung Quốc phải ngưng bành trướng ở Biển Đông. Đa số giới quân sự trong Bộ Tham Mưu Á Châu – Thái Bình Dương nằm trong khuynh hướng này vì hàng ngày chứng kiến thái độ hung hăng mang tính thách đố của lực lượng Trung Quốc.

Một khuynh hướng khác thì cho rằng không nên dồn Bắc Kinh vào chân tường, khi đưa máy bay và tàu chiến vào sâu trong vùng đảo nhân tạo vì chỉ tạo thêm căng thẳng và sự đối đầu của Bắc Kinh. Một số tướng lãnh và một vài chính giới ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn nằm trong khuynh hướng này. Những người này còn cho rằng sự kiện Bắc Kinh cho cải tạo đảo nhân tạo là đúng luật vì Đài Loan, Việt Nam và Phi Luật cũng làm tương tự.

Khi chính nội bộ giới lãnh đạo Hoa Kỳ có những suy nghĩ và phản ứng khác biệt về các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông như vậy, ta mới thấy là Hoa Kỳ tuy nói mạnh qua những tuyên bố trên bề nổi; nhưng vẫn còn rất e dè trong hành động.

Do đó mà giáo sư James Holmes mới hiến kế bằng 5 cách đối phó để áp đảo Trung Quốc trên Biển Đông không chỉ cho Hoa Kỳ mà cho cả những quốc gia quanh khu vực Biển Đông.

Trung Điền
2/6/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.