50 ngàn người tham dự Lễ kính thánh Anton được nhắc nhở phải bảo vệ nạn nhân Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào sáng ngày 13 tháng 6 năm 2017, hơn 50.000 người đã về linh địa Trại Gáo ở xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, Nghệ An để tham dự thánh lễ kính thánh Anton Padova.

Thánh lễ được chủ tế bởi Đức cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp, giám mục giáo phận Vinh và Linh mục đoàn cùng đồng tế với sự tham dự của hàng vạn giáo dân, lương dân đến khắp nơi.

Trong phần giảng lễ, linh mục Anton Nguyễn Văn Đính, chủ tịch Uỷ ban công lý hòa bình trực thuộc giáo phận Vinh nhấn mạnh rằng trong bối cảnh hiện nay, mọi người phải bênh vực và hỗ trợ cho các nạn nhân của thảm họa môi trường do Formosa gây ra.

JPEG - 97.1 kb

“Hơn một năm nay khi xảy ra thảm hoạ môi trường do công ty Formosa gây ra, giáo phận đã tìm mọi cách để bênh vực, bảo vệ cho những người dân bị thiệt hại. Khởi đầu là bức thư chung của bề trên giáo phận gửi cho cộng đoàn dân Chúa. Sau đó, ban Công lý hoà bình gửi thông cáo tới chính phủ yêu cầu điều tra nguyên nhân xảy ra thảm hoạ dưới góc độ khoa học, tìm cách khắc phục và đền bù thoả đáng cho người dân do thảm hoạ môi trường biển gây ra. Giáo phận cũng đã lập ra ban hỗ trợ môi trường. Ngoài ra, còn có những việc làm cụ thể từ ban caritas, bề trên giáo phận, các đoàn thể, ân nhân đã đến các giáo xứ bị ảnh hưởng để trao quà hỗ trợ cho người dân. Đặc biệt gần đây ban hỗ trợ môi trường đã có chuyến công du phương Tây để vận động quốc tế và trao thỉnh nguyện thư về thảm hoạ Formosa cho Liên Hợp Quốc.” – Linh mục Đính chia sẻ.

Xin được nhắc lại, vào đầu tháng Năm vừa qua, một phái đoàn gồm Giám mục Giáo Phận Vinh Nguyễn Thái Hợp cùng năm linh mục thuộc Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển đã có một chuyến đi sang Châu Âu để vận động Liên Hiệp Âu Châu, Liên Hiệp Quốc và các quốc gia Âu Châu để làm sao hỗ trợ những nạn nhân của thảm họa Formosa.

Sau chuyến vận động, Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã trả lời truyền thông rằng đây là một chuyến đi đau lòng. Ông cho biết lý do vì các linh mục không được đào tạo chuyên môn trong vấn đề vận động quốc tế. Trách nhiệm chính của linh mục đó là mục vụ. Còn những công việc như thế này lẽ ra phải là trách nhiệm của những người cầm quyền. Nhưng đáng buồn thay khi những người cầm quyền lại không làm tròn nhiệm vụ bảo vệ dân.

“Kính thưa anh chị em, sống trong một xã hội có thể nói là đầy dẫy bạo lực, bất công nên khi chúng ta tề tựu về đây bên Thánh Anton, chúng ta hãy cầu xin thánh Anton làm nhiều phép lạ hơn nữa trên giáo phận và các giáo xứ của chúng ta.” – Linh mục Đính nói tiếp.

Hôm nay, dù trời nắng to, nhiệt độ tăng cao với một số lượng đông đúc người, nhưng tất cả mọi người vẫn tham dự Thánh lễ trong tinh thần trang nghiêm.

Một giáo dân có mặt chia sẻ: “Hôm nay, nghe bài giảng của cha Đính thật tuyệt vời. Bài giảng của cha đã làm lay động lòng người và nhất là làm cho người dân chúng tôi hiểu rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ môi trường, bảo vệ các nạn nhân bị thiệt hại do Formosa gây ra.”

Nguyên Nguyễn / SBTN

Nguồn: SBTN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.