Bauxite của Lã Thanh Tùng – một bài k‎‎í sự tồi tệ hiếm có!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ông Lã Thanh Tùng đã viết bài có tên “Bauxit… và những điều khác” trên tờ Văn Nghệ theo đơn đặt hàng của lãnh đạo CSVN để không chỉ che dấu trọng tội của Bộ Chính Trị rước bàn chân Bắc Kinh về tận “Xương Sống Việt Nam”, mà còn chế nhạo tất cả mọi tiếng nói yêu nước, lo lắng cho vận mạng đất nước và sinh mạng hàng chục triệu người Tây Nguyên và dọc hạ lưu sông Đồng Nai. Thái độ coi rẻ đất nước của Lã Thanh Tùng và những kẻ thuê mướn ông đã làm bùng phát một làn sóng căm giận mới trong lòng nhiều người Việt Nam còn lương tri. Sau đây là một bài tiêu biểu của Nhà giáo Phùng Hoài Ngọc.
Ban Biên Tập web Việt Tân

— -

Kí sự trước hết phải là một bài văn tử tế có cấu trúc đàng hoàng chứ không thể nhố nhăng như Lã Thanh Tùng đã viết. Sau phần mở đầu nóng vội lộ liễu mưu gian, bài viết gồm 4 mục: 1/ Chuyến bay dông bão 2/ Những thông số cơ bản 3/ Những hiện thực không thể nhầm lẫn 4/ Suy tư sau chuyến đi.

Trong phần mở đầu, Lã Thanh Tùng đã sống sượng so sánh cơn bão số 9 và cơn bão “bauxite”, nhằm bảo rằng cơn bão bauxite “hiểm” hơn. Ai cũng biết bão là hiện tượng tất yếu của đất trời, dữ dội là đương nhiên, Lã Thanh Tùng lại chê cơn bão trở chứng (có cơn bão nào hiền lành ngoan ngoãn không nhỉ ?!). “Cơn bão bauxite” cũng là hiện tượng tất yếu của xã hội. Lã Thanh Tùng loay hoay dùng trò chơi chữ ngớ ngẩn lạ lùng!

Căn cứ vào đâu mà Lã Thanh Tùng dám hạ bút viết một câu hàm hồ, thô bỉ thế này “Phái phản biện khá đông,… đặc biệt là giới trí thức Việt kiều, những người tự nhận là tỉnh táo…”? Anh không biết rằng các vị lãnh đạo Đảng và Chính phủ ta đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi trí thức Việt kiều đóng góp công sức xây dựng đất nước và trí thức Việt kiều tin rằng đó chẳng phải lời kêu gọi đãi bôi, lời nói suông? Một lời nói ra bốn ngựa khó đuổi kịp – chí riêng một câu nói ấy đã phá hỏng toàn bộ bài kí sự của Lã Thanh Tùng. Thật không ngờ báo Văn nghệ lại để lọt một “tác phẩm khủng khiếp” như vậy.

CHUYẾN BAY DÔNG BÃO là một đề mục làm dáng, làm màu bộc lộ kiến thức văn học méo mó nghèo nàn kì lạ (tôi sẽ mượn bài này để làm phản ví dụ cho sinh viên của chúng tôi luyện phân tích). Tựa đề này mang tính ẩn dụ, “dông bão” ở đây không thể là dông bão thật, mà là một chuyến đi khó khăn gian nan tựa như đi trong “dông bão”. Đó mới là văn chương thực sự. Hóa ra Lã Thanh Tùng nói về cơn bão thật – bão số 9, mà cũng chỉ nhằm kể công lao khó nhọc hiểm nguy, để vòi thêm tiền bao của thân chủ đó thôi. Tôi buồn cười khi nghe anh viết “Thỉnh thoảng chiếc Boing 777 lại hẫng đi như rơi vào một hố đen huyền bí nào đó…” – ai cũng biết đó là những cái “ổ gà” trong không gian mà máy bay đôi khi trải qua, lần đầu đi máy bay mất công miếu tả điệu đàng đến thế… Chả thấy “dông bão” gì cả, chỉ thấy Lã Thanh Tùng nhâm nhi nhấm nháp một cách khoái trá cảnh vật trên đường đi Tây Nguyên (Chuyến xe Pajero việt dã hai cầu trờ tới [đáng lẽ viết chiếc xe Pajero mới đúng]… những trảng tiêu, rừng cao su vun vút lùi sau, liên tục mở ra cảnh núi đồi trùng điệp…).

NHỮNG THÔNG SỐ CƠ BẢN và NHỮNG HIỆN THỰC KHÔNG THỂ NHẦM LẪN đã được nhà văn Vũ Ngọc Tiến và Kĩ sư khai khoáng Lê Quốc Trinh phân tích rõ sự dối trá ăn sống nuốt tươi của Lã Thanh Tùng, tôi không nói nữa. Tôi chỉ xin bàn thêm cái lời văn thớ lợ, kể công khó nhọc của Lã Thanh Tùng trong phần chót SUY TƯ SAU CHUYẾN ĐI. “Cho đến những ngày cuối, trở lại TP Hồ Chí Minh… tôi vẫn có cảm giác như vừa từ “mặt trận” trở về”. Nhiều người biết chúng tôi vừa đi Bauxit, đều lắc đầu lè lưỡi.” Lã Thanh Tùng là quí khách của những người đang làm bauxite ở Tây Nguyên, được họ nâng niu đưa đón. Gặp dân M’nông thì “thấy họ đều phấn khởi”… Vậy cái gì ở Tây Nguyên khiến anh gọi đó là “mặt trận”?

Về đến thành phố HCM “thậm chí mấy chị em trong Văn phòng 43 Đồng Khởi… còn băn khoăn” Liệu viết ra độc giả có hiểu cho không”… nhà thơ Nguyễn Duy cũng phải phì cười” (!?) Lã Thanh Tùng đã dùng tiểu xảo nghị luận bằng cách kéo cả “mấy chị em ở văn phòng Đồng Khởi” và “nhà thơ Nguyễn Duy” nhét vào bài kí sự cho thêm “nặng kí”…

Chỉ căn cứ vào mấy ngày thực tế ở Tây Nguyên mà Lã Thanh Tùng khinh rẻ tất cả trí thức, nhà khoa học trong và ngoài nước bằng một câu hồ đồ “Họ khá đông, nhưng đầy cảm tính”. Thật khốn nạn thay văn chương và báo chí!

Anh ta lại viết: “Phải chăng những người phản biện… khiến công chúng bình dân cảm thấy khó xử, e ngại, không muốn “dây vào”“. “Dây vào” việc gì? – Câu văn cẩu thả vô độ đã vô hình trung sỉ vả nhầm cả thân chủ thuê Lã Thanh Tùng viết báo!

Tuần báo Văn nghệ tôi đã đọc từ thuở học cấp 2, nửa thế kỉ qua tôi vẫn gắn bó. Báo Văn nghệ ngày xưa chính là nguồn cảm hứng mạnh mẽ khiến tôi yêu văn chương và chọn nghề dạy văn… Nhưng đọc bài kí sự của Lã Thanh Tùng tôi ngớ người, kinh ngạc tại sao một bài văn khủng khiếp đến vậy mà lại được đăng trên Văn nghệ của tôi. Hỏi bạn hữu biết Lã Thanh Tùng chính là một biên tập viên của tờ báo này. Tôi rất mong BBT tờ báo nên có đôi điều giải thích với bạn đọc trung thành của báo.

PHN

HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.