Bị bắt giam vì lên tiếng vụ Formosa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

3-2-2017

Cơ quan chức năng tại tỉnh Hà Tĩnh hôm nay chính thức đưa giấy thông báo về việc tạm giam anh Nguyễn Văn Hóa, 22 tuổi, người đưa tin về thảm họa môi trường do nhà máy thép Formosa gây nên ở 4 tỉnh miền Trung kể từ tháng tư năm vừa qua.

Chị của anh Nguyễn Văn Hóa cho biết lại tình hình liên quan việc người em bị Công an Hà Tĩnh bắt giữ từ hôm 11 tháng giêng vừa qua đến nay:

Hôm ngày 11 /1 Hóa bị công an bắt mất tích. Chừng một tuần sau gia đình làm đơn gửi đến các cơ quan tỉnh, huyện, phường để nhờ họ đi tìm người giúp. Sau họ bắn giấy về nói Hóa đang bị tạm giữ tại Hà Tĩnh. Khi biết được tin đó người nhà mới ra Hà Tĩnh để xin gặp Hóa nhưng công an không cho gặp. Gia đình chỉ gửi được đồ; sau đó đến nghỉ tết âm lịch nên đến hôm nay là ngày mồng 7 (tết) gia đình mới nhận được giấy tiếp và gia đình đang chờ đợi phía công an báo.”

JPEG - 81.7 kb
Anh Nguyễn Văn Hóa bị công an Hà Tĩnh bắt giữ từ hôm 11 tháng 1 năm 2017.

Nội dung giấy thông báo chính thức khẳng định anh Nguyễn Văn Hóa bị tạm giam với lý do được nêu ra là ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ làm hại quyền và lợi ích của Nhà nước, tổ chức, công dân…’ theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam.

Tuy nhiên chị của anh Nguyễn Văn Hóa có nhận định về việc làm của người em là làm việc thiện thôi, đòi hỏi sự công bằng, sự thật. Viết về sự thật chứ Hóa không làm gì sai hết.

Anh Nguyễn Văn Hóa là một trong ba nhà hoạt động bị bắt giữ ngay thời điểm trước tết nguyên đán Đinh Dậu vừa qua. Hai người kia là nhà hoạt động Trần Thị Nga tại Phủ Lý, Hà Nam bị bắt với cáo buộc ‘tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai ở Nghệ An bị cáo buộc chống người thi hành công vụ và vi phạm lệnh cưỡng chế.

Một số tổ chức theo dõi nhân quyền như Human Rights Watch lên tiếng về những vụ bắt bớ các nhà hoạt động vì tự do – dân chủ tại Việt Nam trong thời gian qua, kêu gọi phải trả tự do ngay cho họ. Lý do những người đó chỉ thực thi những quyền căn bản của con người như tự do ngôn luận theo đúng hiến pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế mà nhà cầm quyền Hà Nội tham gia ký kết.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.