Biển Việt Nam có còn cá để đánh bắt?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

27-3-2017

Hầu hết vùng gần bờ không có cá tôm, các loài hải sản đều vắng ở những vùng gần bờ. Trong khi đó, hiện tượng cá chết đã bắt đầu xuất hiện cách bờ từ 15 đến 20 hải lý. Đặc biệt là hầu như cả vùng biển Việt Nam từ Nam chí Bắc đều không còn cá để đánh bắt.

Biển ngày càng hiếm cá

Một ngư dân đánh bắt xa bờ, không muốn nêu tên, từng bị tàu hải cảnh của nhiều nước rượt đuổi vì đánh bắt trộm, chia sẻ:

JPEG - 31.4 kb
Luồng nước vàng tại biển Thừa Thiên Huế, ảnh chụp hôm 23/3/2017. RFA photo

“Khó khăn quá nên qua vùng biển các nước để đánh thôi, bị rượt đuổi hoài. Bây giờ biển Việt Nam không còn cá nữa rồi nên chúng tôi phải qua vùng biển các nước mà tiền hỗ trợ dầu thì bây giờ nó khó khăn quá!”

Theo ngư dân này bộc bạch, ông cũng như hàng triệu người làm nghề biển Việt Nam khác chẳng bao giờ muốn chọn cái khổ, muốn bị tàu hải cảnh nước khác rượt đuổi nhưng vì gần một năm trở lại đây, biển Việt Nam hầu như không còn cá để đánh bắt.

Theo nhận định của ngư dân này, trước đây chừng 5 năm, biển Việt Nam đã bị giảm đi số lượng cá một cách trông thấy bởi kiểu đánh bắt bằng thuốc nổ. Hầu hết các loại cá đều bị chết sau mỗi lần đánh và một số ngư dân Việt Nam dùng thuốc nổ đánh bắt là chủ yếu, sau khi đánh thuốc nổ, chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước thì người ta mới dùng lưới để vây cá lại và thu hoạch. Với kiểu đánh bắt này, không có bất kì con cá nhỏ nào sống sót để duy trì nòi giống. Và vùng biển bị đánh thuốc nổ sẽ không có con cá nào dám bén mảng tới trong vòng ít nhất là ba tháng.

Ông lấy làm lạ là không hiểu sao các ngư dân kia lại có thuốc nổ để đánh bắt vì đây là thứ hàng nhà nước cấm. Và hơn nữa việc mang thuốc nổ xuất cảng để đi đánh bắt là chuyện rất khó nhưng một số ngư dân vẫn cứ dùng thuốc nổ để đánh bắt. Ông cho rằng có một đường dây chuyên bán thuốc nổ trên biển và nếu họ tiếp tục hoạt động cũng như ngư dân Việt Nam tiếp tục đánh bắt kiểu này thì chắc chắn hậu quả của nó là khó lường.

Nhưng đáng sợ hơn cả là gần một năm trở lại đây, biển Việt Nam hầu như không còn cá. Ông nhấn mạnh rằng không còn cá không có nghĩa là không còn con cá nào mà hầu như rất hiếm cá. Trước đây 5 năm, mỗi lần đánh bắt cách bờ chừng 16 đến 18 hải lý, cách gì ông cũng mang vào bờ được từ hai đến ba tấn cá. Nhưng 5 năm trở lại đây, mỗi chuyên đi của ông chỉ mang về cao nhất là 500kg cá. Còn hiện tại, sau một chuyến đi, có khi ông mang về nhà được 80kg cá, những bữa gặp may thì được 200 đến 300kg. Nhưng hiếm khi gặp may mà toàn là vừa bù xăng dầu. Với tình trạng này, ngư dân chỉ còn cách bỏ lưới.

Đáng sợ nhất là thời gian gần đây, biển nhiễm độc do Formosa xả thải đã làm cho các loài hải sản chết hàng loạt, biển Việt Nam trở nên trơ trọi. Trong khi đó, phần lớn ngư dân phải vay tiền ngân hàng để đóng tàu thuyền. Một khi thất thu, nợ nần sẽ nhanh chóng chồng chất và nguy cơ phá sản, mất nhà cửa là chuyện trước mắt.

Độc đã nhiễm vào đất liền

Ngư dân tên Ngọc, làng chài Bình An, Thừa Thiên Huế, chia sẻ: “Hiện nay ngoài bờ 18 hải lý, tui thấy hai, ba con cá liệt, cá liệt cạn loại lớn cỡ bàn tay, cá sóc nổi lờ đờ, đi theo mé nước rứa. Anh em tui thấy rứa chứ không vớt làm chi. Ngoài bờ 18 hải lý cũng có những luồng nước màu vàng này, cứ khoảng 1 lý là có một luồng, bây giờ dân cũng không có ai dám bủa lưới xuống hết trơn.”

Ông Ngọc cho biết thêm là hiện nay, ngư dân làng chài Bình An khủng hoảng nặng bởi biển nhiễm độc một cách trầm trọng. Nếu như năm 2016, Formosa xả độc vào biển và sau đó cá chết hàng loạt các bờ biển miền Trung thì hiện nay, cá không còn để mà chết, những vùng nước đỏ, nước vàng tràn ngập bờ biển Thừa Thiên Huế trong vài ngày trở lại đây hoàn toàn không có bất kì con cá nào.

JPEG - 80.3 kb
Chất lạ đóng làm hư lưới ngư dân. RFA photo

Nhiều ngư dân bị mất lưới bởi chất nước màu vàng này bởi nó là một loại hợp chất rất kì lạ, có màu vàng như nước phèn, nặng và đậm đặc, kéo đi từng luồng, cách nhau một hải lý thì có một luồng như vậy và có mùi rất hắc, tanh nồng khó chịu. Nếu đi ngang qua vùng có nguồn nước như vậy thì rất khó thở. Lưới bị luồng nước đó bám vào sẽ bị xuống đáy biển, không tìm lại được.

Lưới của gia đình ông Ngọc cũng bị dính luồng nước và mất hết một cuộn, cuộn còn lại, ông mở ra cho chúng tôi xem thì bám đầy chất nhầy màu vàng hôi thối, nồng nặc. Và ông Ngọc nói thêm là không có con cá nào dính lưới được khi luồng nước vàng đục đi qua.

Ông Ngọc khẳng định đây là luồng nước đến từ phía Bắc, bởi với kinh nghiệm đi biển lâu năm của ông, vài mùa tháng 12 âm lịch trở đi cho đến tháng 5 âm lịch, dòng hải lưu chuyển mạnh từ phía Bắc vào phía Nam. Chính vì vậy mà năm 2016, khi Formosa xả độc, vùng biển phía Bắc của nó ít bị ảnh hưởng hơn vùng biển phía Nam. Và năm nay cũng vậy, trước đây hai tháng, ngư dân Hà Tĩnh, Quảng Bình cũng gặp những luồng nước có màu đỏ, vàng như vậy ngoài khơi, chẳng bao lâu sau đó, luồng nước này di chuyển vào phía Nam và hiện nay, nó chính thức dạt vào bờ biển Bình An, Thừa Thiên Huế.

Cả một dải bờ biển vàng đục, hôi hám, nồng nặc, thuyền chài lại phải đắp chiếu, ngư dân lại tiếp tục ngồi nhìn ra biển và tìm một công việc lao động nào đó để kiếm sống qua ngày. Ông Ngọc cho rằng nếu tình trạng này kéo dài thì thị trường lao động Việt Nam sẽ rối loạn. Bởi chỉ số thất nghiệp của Việt Nam vẫn còn cao, bây giờ thêm hàng triệu ngư dân tìm việc nữa thì e rằng nguy cơ đói khổ là thấy trước mắt.

Lại một mùa biển chết đang kéo đến bờ biển miền Trung. Và lại một lần nữa, ngư dân Việt Nam phải lắc đầu, nói rằng biển Việt Nam không còn cá!

Nhóm phóng viên tường trình từ VN

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.