Bố TNLT Trần Hữu Đức: hãnh diện làm tiệc đón con ra tù

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(28.10.2014) – Sài Gòn – Gia đình Tù nhân lương tâm (TNLT) Trần Hữu Đức cho biết, anh Đức sẽ mãn hạn tù vào ngày 02.11 sắp tới.

Ngày trở về chính là “ngày đánh dấu sự trưởng thành hơn của con [tôi]”, “sau 39 tháng lao tù bất công mà nhà cầm quyền Việt Nam đã chụp lên đầu con [tôi] từ ngày 02.08.2011 – 02.11.2014”. Ông Trần Đức Trường –bố của TNLT Trần Hữu Đức bày tỏ niềm vui và nỗi nhớ nhung về người con trai.

Ông Trường và gia đình tự hào những gì anh Đức đã làm trước khi anh bị giam cầm: “Trong Chúa, cha vui và luôn tự hào về con! Cha vui, vì con đã can đảm nói và làm những việc mà đa số người dân Việt Nam đều biết, nhưng vì lí do nào đó mà họ đành nín lặng, hoặc có một số ít đã phải trả giá rất đắt. Đó là việc tố cáo chỉ ra trò lừa mị của nhà cầm quyền Việt Nam trong cái gọi là BẦU CỬ.”

Niềm tự hào ấy sẽ tiếp tục được gia đình anh Đức truyền lửa và hun đúc để vững bước hơn trên lý tưởng mà anh đã và đang chọn, qua sự ủng hộ và đồng hành của bố anh.

Trong một cuộc phỏng vấn trước đây giữa VRNs với cô Hoài Tô –em gái TNLT Trần Hữu Đức, cô cũng rất hãnh diện về người anh: “Anh Đức là người không chấp nhận sự sai trái, bất công. Anh rất khó chịu mỗi khi cha xứ đang dâng lễ mà mấy cái loa sắt trong xã cứ ra rả tuyên truyền những điều dối trá. Anh Đức nỗ lực giúp cho các bạn trẻ tinh thần can đảm, không sợ hãi. Vì biết mình đang sống trong một xã hội không có dân chủ nên anh Đức đã từng nói trước với cha xứ và gia đình rằng có thể một ngày nào đó anh sẽ bị bắt. Anh còn trấn an cha xứ và gia đình đừng lo lắng nhiều vì anh không làm gì sai trái cả. Anh chỉ mong sẽ cố gắng hết sức để có thể giúp cho Giáo hội và bản thân mình có cơ hội làm chứng cho Chúa.”

Để niềm vui này được trọn vẹn, gia đình TNLT Trần Hữu Đức mời cơm Quý ân nhân, bạn hữu gần xa và và những người yêu mến công lý và sự thật. Ông Trường cho biết: “gia đình chúng tôi đã chuẩn bị sẵn những mâm cơm đạm bạc với những thực phẩm do bàn tay lao động của gia đình làm ra như gạo, rau xanh, bầu, bí, cà, ngô, khoai… để đón mời quí vị đến chung vui cùng gia đình chúng tôi vào ngày mồng 2 và mồng 3 tháng 11 năm 2014 sắp tới. Niềm vui của gia đình chúng tôi sẽ được nhân lên gấp bội nếu có sự hiện diện của quí Ân nhân, bạn hữu và những người yêu mến công lý và sự thật.”

Lược lại, theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nghệ An được trích nguồn từ báo điện tử SGGP, đăng vào ngày 25.05.2012, cho biết, TNLT Trần Hữu Đức cùng với hai Cựu TNLT Đậu Văn Dương và Chu Mạnh Sơn đã rải truyền đơn kêu gọi tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội khoá XIII và HĐND 3 cấp tại Nghệ An, theo gợi ý của cha Nguyễn Văn Lý.

Tuy nhiên, theo Luật bầu cử Đại biểu Quốc hội tại Điều 50 và Điều 51 chỉ đề cập đến những tổ chức có trách nhiệm tuyên truyền và vận động tranh cử, mà không hề đưa ra một giới hạn hay ngăn cản nào về người có thể tham gia vận động cho cuộc bầu cử:

“Điều 50: Hội đồng bầu cử chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; Uỷ ban bầu cử chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử tại địa phương.

Điều 51: Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thông tin báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền về cuộc bầu cử”.

Do đó, ngoài những tổ chức có trách nhiệm vận động bầu cử thì mọi công dân đều có thể tham gia. Lưu ý luật bầu cử không hề cấm vận động tẩy chay cuộc bầu cử. Do vậy tự thân cuộc vận động tẩy chay bầu cử Quốc hội mà các anh Đậu Văn Dương, Trần Hữu Đức, và Chu Mạnh Sơn, nếu có, thì cũng không có gì là vi phạm pháp luật.

Thế nhưng, nhà cầm quyền Nghệ An vẫn kết án TNLT Trần Hữu Đức 39 tháng tù giam theo Điều 88 BLHS “tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN VN”, vào ngày 24.05.2012. Anh bị bắt vào ngày 02.08.2011, tại Nghệ An.

JPEG - 152 kb

JPEG - 51.1 kb

Nguồn: VRNs

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.