Bốn mươi hung thần đàn áp tự do báo chí

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 3 tháng 5 năm 2010

Danh sách “Hung Thần Đàn Áp Tự Do Báo Chí” năm nay có 40 tên – đó là 40 nhân vật chính trị, quan chức chính quyền, lãnh tụ tôn giáo, lãnh tụ các nhóm vũ trang và những tổ chức tội phạm, những kẻ không thể chấp nhận được quyền tự do báo chí, coi đó là một kẻ tử thù, và đàn áp trực tiếp các ký giả. Những nhân vật này là những kẻ đầy quyền lực, nguy hiểm, ưa bạo lực và đứng trên luật pháp.

Xem toàn bộ danh sách hung thần

Nhiều trong số đó vốn đã có mặt trong danh sách năm ngoái. Tại Châu Mỹ La Tinh, không có sự thay đổi nào về bốn nguồn đe dọa và khủng bố chính đối với giới nhà báo: bọn buôn lậu ma túy, chế độ độc tài Cu Ba, lực lượng du kích FARC và các nhóm bán quân sự. Châu Phi cũng ít có thay đổi. Nhưng tại Trung Đông và Châu Á, các mối liên quan quyền lực thì có thay đổi.

Một số hung thần đã ra khỏi danh sách, ví dụ như tại Somali, giám đốc cơ quan tình báo quốc gia Mohamed Warsame Darwish, kẻ đã ra lệnh thực hiện các cuộc đàn áp nặng nề, bắt giữ người tùy tiện, và cả một số trường hợp cố tình bắn vào những nhà báo vốn đã ít ỏi ở nước này, nay đã bị thôi chức từ hồi tháng 12 năm 2008. Tại Nigeria, Lực lượng An ninh Quốc gia đã bị hạn chế trong lúc Lực lượng Cảnh sát do Ogbonna Onovo chỉ huy đã nổi lên như là nguồn gốc chính của những vụ lạm dụng bạo lực chống lại giới nhà báo. Lực lượng cảnh sát vốn được đào tạo yếu kém ở đây được khuyến khích dùng các biện pháp vũ lực để đối phó với báo giới với mục đích không còn ai có thể mục kích và đưa tin về những hoạt động của họ.

Tại I-Rắc, những nhà báo hoạt động phải đối mặt với các hiểm nguy mà những xung đột luôn sẵn sàng bùng nổ đem lại, nhưng tình hình cũng có những biến chuyển tốt tuy chậm chạp, và các xung đột bạo lực nói chung vốn đã ảnh hưởng tới người dân chứ không chỉ tới báo giới nói riêng. Vì vậy tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters Without Borders) đã rút tên các nhóm Hồi giáo ra khỏi danh sách hung thần năm nay.

Về phía Nam một chút, tức vùng Vịnh Ba Tư, Tổng thống Yemeni Ali Abdulah Saleh đã bị vào sổ. Giới chức Yemen đã hành xử áp chế ngày càng nặng nề trong năm vừa qua, với việc hình thành một tòa án đặc biệt để xử các “tội” liên quan tới truyền thông, gây khó dễ cho báo chí và truy tố hàng chục nhà báo trong nỗ lực nhằm hạn chế đưa tin về cuộc chiến xấu xa đang diễn ra tại phía Bắc và phiá Nam nước này.

Cũng thật khó mà không để những nhóm bán quân sự tại Philippines đứng đầu bảng sau vụ những kẻ giết người do một toàn quyền địa phương thuê mướn đã gây ra vụ thảm sát khoảng 50 người, trong đó có 30 nhà báo tại tỉnh Maguindanao vào ngày 23 tháng 11 năm 2009. Những phiên tòa gian lận sau đó đều đã cho thấy không có thực tâm xét xử những kẻ liên quan và chủ mưu vì sự hậu thuẫn chính trị của những kẻ này quá quan trọng đối với Tổng thống Macapagal-Arroyo. Tội ác vẫn không bị trừng trị.

Thủ lĩnh Taliban Mullah Omar, kẻ có ảnh hưởng tới cả Pakistan và Afghanistan, cũng đã vào danh sách vì cuộc “thánh chiến” mà y đang khởi xướng cũng nhắm tới giới truyền thông. Trong cuộc chiến mà hắn điều khiển, đã có tới 40 cuộc tấn công trực tiếp vào các nhà báo và cơ sở truyền thông trong năm 2009.

Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới cũng đã gặp Tổng thống Chechnya Ramzan Kadyrov, khuôn mặt mới của danh sách hồi tháng 3 năm 2009. Người ta không nên bị lừa bởi dáng vẻ bề ngoài tự tin và khoan dung, cũng như với sự thể hiện cái nhìn ủng hộ tự do ngôn luận của ông ta. Hai nhà báo người Nga hay chỉ trích “vấn đề Chechnya” lớn tiếng nhất đều đã bị ám sát bằng súng, đó là Anna Politkovskaya và Natalia Estemirova; Politkovskaya bị thiệt mạng tại Moscow hồi tháng 10 năm 2006 còn Estemirova thì bị bắn tại Grozny vào tháng 7 năm 2009. Cả hai cái chết đều có các chỉ dấu liên quan tới Kadyrov, tương tự với nhiều cái chết khác xảy ra dưới chế độ cai trị khủng bố đang được áp đặt lên Chechnya.

Ba kẻ nắm quyền cai trị tại ba quốc gia khác là Kim Jong-il (Bắc Triều Tiên), Mahmoud Ahmadinejad (I-Ran) và Muammar Gaddafi (Li Bya) là những biểu hiện rõ nhất và đã bị Phóng Viên Không Biên Giới dùng làm biểu tượng cho chiến dịch vạch mặt các hung thần. Chiến dịch quảng bá này được công ty quảng cáo Saatchi & Saatchi thực hiện và do hai nhà thiết kế Stephen J Shanabrook và Veronika Georgieva chủ trì.

— –

Hung thần

Nông Đức Mạnh – Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam

Là lãnh đạo của phe thủ cựu, Nông Đức Mạnh đã tung ra một chiến dịch đàn áp giới báo chí tự do, các Blogger và các nhà văn đối kháng trong các động thái chuẩn bị cho Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ được tổ chức vào đầu năm 2011. Trong chiến dịch này, đã có tổng cộng các án tù giam là 100 năm áp đặt lên các nhà đối kháng qua các phiên tòa được dàn dựng và bất công chỉ trong vòng vài tháng. Là lãnh tụ cao nhất của Đảng Cộng sản từ năm 2001, ông ta chỉ cho phép thả Linh mục Công giáo Nguyễn Văn Lý dựa trên lý do nhân đạo vào hồi tháng 3 năm 2010, chỉ khi Linh mục bị hai lần đột quỵ trong nhà tù. Linh mục Lý phải chịu án tù 8 năm chỉ vì đã chủ trì và quảng bá tạp chí Tự Do Ngôn Luận. Nhóm chủ biên báo Tổ Quốc, một tờ báo đối kháng khác cũng đã không được cấp giấy phép xuất bản, và thường xuyên bị quấy nhiễu bởi Công an chính trị hay côn đồ do Công an sai bảo.

Theo lệnh, từ tháng 3, Công an Việt Nam đang tập trung tấn công vào các nhà văn đối kháng và giới Blogger, những ai dám lên tiếng chỉ trích chính phủ về việc thực hiện một dự án khai thác quặng Bô-xít liên quan tới các công ty Trung Quốc. Hai mươi nhà báo và nhà dân báo mạng Việt Nam hiện đang bị cầm tù. Chỉ trong 1 ngày, ngày 20 tháng Giêng năm 2010, đã có tổng cộng 33 năm tù được tuyên cho các nhà đối kháng, trong đó có Blogger trẻ tuổi Nguyễn Tiến Trung và Luật sư nhân quyền nổi tiếng Lê Công Định. Là kẻ thừa kế quyền lực trong hệ thống độc đảng từ Hồ Chí Minh, Mạnh là người nắm thực quyền, chứ không phải là Thủ tướng hay Chủ tịch nước, cũng chính Mạnh là kẻ đã ra lệnh xiết chặt kiểm duyệt và bắt bớ, đi ngược lại với những kêu gọi từ cộng đồng quốc tế.

(CTM phỏng dịch)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.