CTM phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm về việc đảng CSVN bắt giữ bốn thành viên Đảng Việt Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thùy An thực hiện

MP3 - 4.5 Mb
Âm thanh cuộc phỏng vấn ông Đỗ Hoàng Điềm.

Thùy An: Thuỳ An xin kính chào quý thính giả đài Chân Trời Mới. Hôm nay chúng tôi xin gửi đến quý vị buổi tiếp xúc của chúng tôi với ông Đỗ Hoàng Điềm, chủ tịch của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, liên quan đến việc đảng CSVN bắt giữ bốn thành viên Đảng Việt Tân. Kính mời quý vị theo dõi sau đây. Chúng tôi xin chào ông Đỗ Hoàng Điềm, xin mời ông lên tiếng cùng quý thính giả ạ.

Đỗ Hoàng Điềm: Chúng tôi xin kính chào chị Thùy An và kính chào quý thính giả.

Thùy An: Câu hỏi đầu tiên xin gởi đến ông là, xin ông cho biết 4 thành viên của Đảng Việt Tân bị phát hiện và bị bắt giữ xảy ra trong những vụ việc riêng lẻ, hay có những công tác dính liền với nhau, thưa ông?

Đỗ Hoàng Điềm: Dạ thưa vâng, trong việc bắt bớ này thì đây là những vụ việc riêng lẻ, chứ không có dính liền lại với nhau. Và như quý thính giả cũng đã biết, từ nhiều tháng qua nhà cầm quyền CSVN đã bắt đầu gia tăng mức độ kiểm soát xã hội để chuẩn bị cho những dịp quan trọng của họ, ví dụ như Đại hội đảng thứ 11 sắp sửa được tổ chức vào đầu năm 2011. Bên cạnh đó cũng có một số những dịp lễ lạc lớn, như ngày quốc khánh, hoặc dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long… Vì những nhu cầu đó mà họ đã gia tăng mức độ kiểm soát, và cũng đi đôi với mức độ kiểm soát thì họ đã bắt bớ khá nhiều người, thuộc nhiều tổ chức khác nhau, chứ không riêng gì Đảng Việt Tân. Dĩ nhiên, bởi vì anh chị em Đảng Việt Tân, vì Đảng Việt Tân đang hoạt động trên nhiều lãnh vực khác nhau, cho nên xác xuất bị phát hiện, bị bắt giữ khá cao, và vì vậy đã xảy ra những vụ bắt bớ này. Tuy nhiên, căn bản ra tất cả các anh chị em đảng viên Việt Tân biết là mình đang làm điều đúng, là những điều cần thiết cho đất nước và dân tộc. Bên cạnh đó tôi xin được nói thêm là việc tham gia sinh hoạt trong những tổ chức đấu tranh, những đảng phái đấu tranh chính trị một cách ôn hoà là quyền căn bản và đương nhiên của tất cả mọi người, được quy định trong bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc mà chính nhà nước CSVN cũng đã ký kết thi hành. Từ bản chất thì việc tham gia vào Đảng Việt Tân hay bất kỳ một sinh hoạt chính trị ôn hoà nào đều không thể gọi là cái “tội” được.

Thùy An: Xin ông có thể cho quý thính giả được biết thêm một vài chi tiết về bốn thành viên này.

Đỗ Hoàng Điềm: Dạ thưa vâng, bốn người đảng viên Việt Tân vừa mới bị bắt gồm có:

Gs Phạm Minh Hoàng, là một người giảng viên tại trường Đại Học Bách Khoa SG. Ông là một nhà giáo được học trò rất kính mến. Ông đã từng du học tại Pháp và sau đó đã trở về nước với ước nguyện đóng góp trong lãnh vực giáo dục, góp phần đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Ngoài lãnh vực giáo dục, ông Phạm Minh Hoàng còn tham gia vào việc phản đối những hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với đất nước Việt Nam chúng ta, đặc biệt trong vấn đề của hai quần đảo Hoàng Sa & Trường Sa; ông cũng đã góp phần lên tiếng phản đối việc nhà nước cho Trung Quốc khai thác bô-xít tại Tây Nguyên; và sau cùng ông còn viết nhiều bài phân tích về tình hình đất nước với bút hiệu Phan Kiến Quốc.

Người thứ hai, thưa quý vị thính giả, là Mục sư Dương Kim Khải thuộc Hội Thánh Tin Lành Mennonite Việt Nam. Ông Khải là một người hoạt động tích cực trong lãnh vực tôn giáo, nhưng có lẽ theo tôi, đặc điểm nổi bật của ông là tinh thần phục vụ đồng bào, nhất là những người dân oan bị ức hiếp mất nhà mất đất. Trong gần 10 năm qua, Mục sư Khải đã tận tình giúp đỡ đồng bào dân oan tại hai tỉnh Bến Tre và Đồng Tháp khiếu kiện những cán bộ gian tham để đòi lại những gì họ đã bị cướp đoạt. Và hai người còn lại sau cùng là bà Trần Thị Thúy thuộc tỉnh Đồng Tháp, và ông Nguyễn Thành Tâm thuộc tỉnh Bến Tre. Chính cả 2 người này cũng là nạn nhân của sự bất công, chính họ cũng là những người dân oan bị mất tài sản về tay cán bộ gian tham. Họ là những người ngoài việc tranh đấu cho quyền lợi của chính họ, họ còn nỗ lực giúp đỡ những bà con đồng cảnh ngộ tranh đấu đòi công lý cho chính bản thân mình và những người chung quanh. Và cả hai người này, chị Thuý và ông Tâm, đã làm việc này một cách rất kiên trì trong suốt 20 năm qua.

Thùy An: Quý vị có dự kiến gì, sẽ làm gì cho bốn thành viên này trong thời gian tới? Và một cách tổng quát hơn, đó có phải là chính sách chung của quý vị cho những thành viên bị bắt hay không ạ?

Đỗ Hoàng Điềm: Đối với chúng tôi thì nhu cầu ưu tiên là vấn đề tinh thần và vật chất cho thân nhân, gia đình của bốn anh chị em này. Điều rất đáng mừng là không chỉ riêng đảng Việt Tân nỗ lực giúp đỡ thân nhân gia đình của bốn anh chị em này về mặt tinh thần và vật chất, mà phải nói là rất nhiều người khác chung quanh họ, những bà con, xóm giềng, những người đồng đạo, bà con dân oan khác v.v… đều đã có những nỗ lực hỗ trợ, giúp đỡ cho gia đình của cả bốn anh chị em này.

Kế đến là việc hỗ trợ pháp lý như kiếm luật sư, thăm viếng trong tù, v.v. đối với bốn người đang bị bắt. Tuy rằng chúng ta hiểu rằng nền pháp lý của nước Việt Nam hiện nay có rất nhiều những sự dàn dựng, cũng như chúng ta cũng hiểu được sự giới hạn của nền pháp lý Việt Nam; tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận việc có luật sư vẫn có những tác động lợi ích và tích cực.

Thì thưa đó là mặt thứ hai, nhưng tôi cho rằng mặt quan trọng nhất, là làm sao vận động một chiến dịch đấu tranh trên toàn thế giới – vận động những chính phủ của các nước tự do, những tổ chức quốc tế – đồng loạt lên tiếng yêu cầu nhà cầm quyền CSVN phải phóng thích và trả tự do ngay lập tức cho những người này; tạo áp lực để những toà đại sứ ngoại quốc tại Việt Nam có điều kiện đến thăm, tìm hiểu điều tra và hỗ trợ cho những người này… thì tôi nghĩ rằng đây là mặt rất quan trọng mà chúng tôi trong những ngày tháng tới Đảng Việt Tân sẽ huy động đội ngũ anh chị em đảng viên trên toàn thế giới tham gia trong việc vận động, áp lực quốc tế này.

Nhân đây chúng tôi cũng muốn xin gửi lời chân thành cảm tạ đến tất cả những chính giới, những hội đoàn, tổ chức và những cá nhân ở khắp nơi trên toàn thế giới đã lên tiếng hỗ trợ cho bốn người anh chị em của chúng tôi bị bắt giữ và cũng đã bắt đầu đẩy mạnh những nỗ lực vận động áp lực lên nhà cầm quyền CSVN.

Thùy An: Việc bốn thành viên này bị phát hiện và bị bắt giam, có ảnh hưởng gì đến đường lối hay cách thức hoạt động của đảng Việt Tân không, thưa ông?

Đỗ Hoàng Điềm: Tôi nghĩ về mặt đường lối thì dứt khoát là không. Đảng Việt Tân chúng tôi theo đuổi một mục tiêu, đó là làm sao xây dựng một xã hội bình đẳng và lành mạnh cho đất nước Việt Nam chúng ta; quyền lợi của mọi người dân Việt Nam được bảo vệ và tôn trọng; và Việt Nam thật sự phải trở thành một đất nước tự do và dân chủ có thể đứng vững trước những áp lực xâm lăng từ Trung Quốc. Về mặt mục tiêu, dứt khoát là tất cả những sự bắt bớ đàn áp này không ảnh hưởng và sẽ không làm thay đổi được mục tiêu đấu tranh của chúng tôi.

Về mặt phương pháp cũng thế, chúng tôi đã chọn đấu tranh bất bạo động là phương pháp để vừa tạo sự đoàn kết cho dân tộc, và cũng đồng thời tăng sức mạnh cho đại khối quần chúng Việt Nam chúng ta, nhân dân Việt Nam chúng ta, để đối đầu lại với nhà cầm quyền CSVN. Đây là nỗ lực tranh đấu vừa ôn hòa và đồng thời cũng giảm thiểu mọi đổ vỡ tổn thất cho đất nước để hoá giải những thủ đoạn khủng bố của công an nhà nước Việt Nam.

Về cách thức hoạt động thì chúng tôi vẫn luôn luôn tập trung vào những công việc nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của đồng bào, giảm thiểu khả năng kiểm soát của nhà cầm quyền CSVN lên trên xã hội, và tạo áp lực, buộc nhà nước phải tôn trọng tiếng nói và quyền lợi của người dân.

Tóm gọn lại, tất cả những việc bắt bớ hay đàn áp chúng tôi trong nhiều thập niên qua, đều không thể nào thay đổi được mục tiêu của chúng tôi cũng như làm chùn bước đấu tranh của các anh chị em đảng viên Việt Tân.

Thùy An: Nếu nhà cầm quyền tại Việt Nam cứ tiếp tục quy kết quý tổ chức là “khủng bố” và tiếp tục bắt giữ thành viên của mọi đảng phái – kể cả Đảng Việt Tân – thì quý tổ chức sẽ làm gì, thưa ông?

Đỗ Hoàng Điềm: Dạ vâng, thực sự nhà cầm quyền CSVN họ nắm mọi phương tiện trong tay, và họ đã và đang sử dụng đủ mọi thủ thuật để dán nhãn hiệu cho bất kỳ tổ chức nào đang đấu tranh chống lại họ, và đối với Đảng Việt Tân cũng thế. Họ đã dán nhãn hiệu “khủng bố” lên Đảng Việt Tân. Nhưng cho đến giờ phút này, thực tế cho thấy họ đã không thể và không có bất cứ bằng chứng nào để chứng minh những cáo buộc Đảng Việt Tân là khủng bố. Bởi vì chúng tôi không phải một tổ chức khủng bố, và vì vậy họ không thể và không có một bằng chứng nào có thể xác minh được. Trái ngược lại Đảng Việt Tân là một đảng hoạt động công khai, ôn hòa, và được sự ủng hộ cũng như cảm tình của rất nhiều chính giới và nhiều tổ chức quốc tế trên khắp thế giới. Theo cái nhìn của chúng tôi thì chính đảng CSVN mới là thủ phạm đã sử dụng các thủ thuật trấn áp, khủng bố quyết liệt đối với chính người dân Việt Nam chúng ta. Và chúng ta thấy hiển nhiên rằng họ đã dùng những biện pháp, kể cả dùng đến những nhóm đầu gấu tiếp tay để trấn áp, hành hung người dân; dùng công an đi làm tin tặc để phá hoại các trang mạng của những tổ chức đối kháng lại với họ. Tất cả những hành động này cho chúng ta thấy rõ bản chất của chế độ CSVN là gì. Vì vậy trong bản lên tiếng mới đây của Đảng Việt Tân, chúng tôi đã thách thức nhà cầm quyền CSVN phải chứng minh: nếu những hoạt động của Đảng Việt Tân chỉ là việc đào tạo thế hệ trẻ, bảo vệ chủ quyền đất nước và môi sinh; bảo vệ quyền thực thi, quyền tự do tín ngưỡng, tranh đấu cho quyền sống của dân oan và công bằng xã hội…, nếu đó là hoạt động của Đảng Việt Tân thì tại sao, dựa trên lý cớ nào, với những dữ kiện nào mà CSVN gọi đây là những hoạt động “khủng bố”, hay cho là “âm mưu lật đổ chính quyền”.

Chúng tôi cũng thách thức nhà cầm quyền CSVN hãy tạo diễn đàn để đồng bào dân oan có thể trình bầy những oan ức của họ mà không bị trù dập, để những người quan tâm đến hiểm họa xâm lăng của Trung Quốc có thể tranh đấu cho đất nước mà không sợ bị bắt bớ, và để những ai không đồng quan điểm với đảng CSVN có thể tự do hoạt động ôn hoà mà không bị khủng bố, thì chúng tôi thực sự muốn đặt vấn đề ngược trở lại với đảng CSVN và thách thức họ chứng minh những điều họ nói, cũng như thách thức họ dám tạo ra những diễn đàn để những ai không đồng quan điểm với họ có thể tranh đấu. Như tôi có thưa lúc nãy, mọi đảng viên Việt Tân sẽ tiếp tục đấu tranh không lùi bước, dù là đang hoạt động, đang gặp nhiều khó khăn trên khắp nẻo đường đất nước, hay đang bị tạm giam. Tất cả mọi anh chị em Việt Tân đều có một hoài bão, đều có một quyết tâm, là làm sao tiếp tục tranh đấu cho đến khi nào đất nước Việt Nam chúng ta thực sự được tự do, và người dân Việt Nam chúng ta thực sự được hưởng một cuộc sống trong ấm no và công bằng.

Thùy An: Chúng tôi thành thật cám ơn ông Đỗ Hoàng Điềm đã dành cho chúng tôi cuộc trao đổi ngày hôm nay để làm sáng tỏ việc đảng CSVN bắt giữ bốn thành viên của đảng Việt Tân.

Đỗ Hoàng Điềm: Xin cám ơn chị Thùy An và xin kính chào quý thính giả.

http://radiochantroimoi.wordpress.com/2010/09/12/ctm-phong-van-do-hoang-diem-csvn-bat-giu-4-thanh-vienvt/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.