Chung quanh cuộc bầu cử Hoa Kỳ năm 2016

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau hơn một năm vừa tham gia, vừa chứng kiến tiến trình vận động tranh cử nhằm tuyển chọn vị Tổng thống thứ 45, có thể nói nhân dân Hoa Kỳ đã có khá đủ thời gian để tìm hiểu các ứng cử viên và đã tìm được người để chọn mặt gửi vàng.

Ngày 8 tháng 11 năm 2016 vừa qua là ngày mọi người bỏ phiếu quyết định dứt khoát sự chọn lựa của mình.

Với thể lệ bầu cử qua đại cử tri đoàn, mọi địa danh, mọi công dân ở mọi tầng lớp xã hội đều bình đẳng trong việc bỏ phiếu chọn vị nguyên thủ quốc gia.

Và kết quả là:

*Phiếu phổ thông: Ông Trump được 47.3%; Bà Clinton được 47.75%

Cả hai đều không ai đạt được hơn 50%, tức không chiếm được đa số.

*Phiếu đại cử tri đoàn: Ông Trump được 306 (quá số phiếu cần thiết là 270 để thắng cử); Bà Clinton được 232.

Như vậy, ứng cử viên Đảng Cộng Hòa, ông Donald Trump đã thắng cử và trở thành Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ.

Một điều quan trọng trong cuộc bầu cử năm 2016, đó là Đảng Cộng Hòa đã thắng lớn, không những nắm Hành pháp mà còn nắm quyền ở Lưỡng viện Quốc Hội.

Điều này đưa đến chênh lệch cán cân quyền lực của Hoa Kỳ trong thời gian tới. Trong một giới hạn nào đó, mầm mống độc tài có thể xảy ra, tuy rằng độc tài không thể tồn tại với Hiến pháp của Hoa Kỳ.

Việc Đảng Cộng Hòa nắm đa số ở Quốc Hội, cũng sẽ là trở ngại lớn nếu ứng viên của Đảng Dân Chủ, bà Clinton thắng cử. Mọi chính sách của bà cũng như của Đảng Dân Chủ sẽ bị ngăn chặn và đất nước Hoa Kỳ khó cất cánh theo chính sách hứa hẹn của bà Clinton.

Phản ứng về cuộc bầu cử

Tuy nhiên, bất chấp cuộc bầu cử trong sạch và đúng đắn thế nào, hàng chục ngàn người đã xuống đường biểu tình chống lại kết quả bầu cử mà nước Mỹ vừa đạt được.

Tại nhiều thành phố, đã có những cuộc biểu tình lớn nhỏ không chấp nhận ông Trump làm Tổng Thống. Ở Chicago người ta hô to khẩu hiệu: “Not my president” and “F*** Trump”. Ở New York thì: “Racist, sexist, anti-gay! Donald Trump must go away!” and “F*** your wall!”

JPEG - 160.5 kb
Biểu tình chống Tổng Thống đắc cử Donald Trump

Khi cử tri của hai phe trải qua thời gian dài tranh cử gay cấn, gay gắt và nhiều phẫn nộ, thì việc xuống đường biểu tình phản đối kết quả bầu cử cũng là điều dễ hiểu. Chắc chắn nếu ông Trump thất cử, sẽ không tránh khỏi cuộc biểu tình chống bà Clinton.

Tuy nhiên, việc Tổng Thống đắc cử thua đối thủ ở phiếu cử tri không phải là lần đầu tiên, nhưng sự kiện ứng cử viên thất cử (bà Clinton) không kiện tụng mà cử tri xuống đường biểu tình phản đối kết quả cuộc bầu cử, thì đây là lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử bầu cử của Hoa Kỳ.

Cũng nên nhắc lại năm 2000 ông Al-Gore (Đảng Dân Chủ) thua ông G.W. Bush (Đảng Cộng Hòa) số phiếu đại cử tri đoàn, nhưng nhận nhiều hơn ông Bush 543.895 phiếu phổ thông. Ông Bush được xem là ứng viên thắng cử.

Và 112 năm trước ứng viên Đảng Cộng Hòa Benjamin Harrison, cũng đã chiếm được đa số phiếu đại cử tri, nhưng thua số phiếu phổ thông so với ứng cử viên Đảng Dân Chủ Grover Cleveland.

Trước đó nữa, năm 1876 ứng viên Đảng Cộng Hòa Rutherford B Hayes thắng trong gang tấc, chỉ hơn ứng viên Đảng Dân Chủ một phiếu đại cử tri đoàn và thua ứng cử viên Đảng Dân Chủ tới 250,000 phiếu phổ thông.

Thành phần cử tri và hố sâu chia rẽ

Trở lại với cuộc bầu cử năm 2016, theo thống kê trong cuộc tranh cử, ông Trump và bà Clinton đã tạo hố sâu chia rẽ khá lớn giữa các tầng lớp dân chúng trong xã hội. Từ thành thị đến thôn quê, từ giới lao động đến trung lưu, từ giới tính, tuổi tác đến các ngành nghề.

Qua truyền thông, người ta có thể dễ dàng nhận thấy giới trí thức, văn nghệ sĩ, giới trung lưu, giới trẻ ở thành thị… ủng hộ bà Clinton. Những người này tin vào tác phong nghiêm chỉnh của bà, tin vào kinh nghiệm chính trường, ngoại giao dày dạn của bà, và bà bảo đảm cho họ một hệ thống chính phủ như khuôn thước họ đã từng biết và từng hỗ trợ.

Một điều quan trọng khác là dân thành thị cấp tiến, dễ chấp nhận những khuynh hướng mới trong đời sống như hợp pháp hóa ma túy (marijuana), chấp nhận những cuộc hôn nhân đồng tính, phá thai, phụ nữ tham gia quân đội v.v…

Trong khi đó, một lực lượng lớn tới 60% người bản xứ da trắng, thuộc tầng lớp lao động, không có bằng đại học, sống ở nông thôn, có khuynh hướng bảo thủ, sùng đạo, khó chấp nhận những khuynh hướng đời sống mới như dân thành thị. Và quan trọng hơn hết, họ là thành phần bị mất việc vì Hoa Kỳ tham dự vào chu trình kinh tế toàn cầu hóa, và đời sống của họ gặp nhiều khó khăn.

Lấy ví dụ giới lao động tại Janesville đã rất quan tâm việc ông Trump đòi bãi bỏ những thỏa thuận tự do mậu dịch với nước ngoài, đem công việc về cho dân Mỹ. Janesville là nơi tọa lạc của nhiều nhà máy lắp ráp xe hơi của công ty General Motors. Những nhà máy này đã không hoạt động gần một thập niên qua.

Giáo sư John Sharpless thuộc trường đại học Wisconsin Madison nhận định về giới lao động tại Janesville như sau:“Nhiều người trước đây thuộc Đảng Dân Chủ. Cha của họ từng làm việc trong công nghiệp Mỹ. Họ có nhà đẹp tại vùng ngoại ô. Họ kiếm được nhiều tiền như giới công nhân tay nghề cao kiếm được trong những năm 1950, 1960. Họ nhìn lại cuộc sống đó và tự hỏi cuộc sống đó đi đâu rồi. Họ là một giai cấp bị tổn thương, và họ là một giai cấp bất mãn, và họ cảm thấy bị Đảng Dân Chủ bỏ rơi, và sau đó họ lại cảm thấy bị Đảng Cộng Hòa bỏ rơi, nên Ông Trump đã là giải pháp cho họ.”

Ông Trump có ưu thế không phải là chính trị gia, không bị ràng buộc bởi chính trường, nên người dân lao động cảm thấy gần gũi. Tuy nhiên với cá tính ngang ngược, bất chấp khuôn thước đạo đức xã hội của ông Trump, chắc chắn khiến người lao động bảo thủ cân nhắc. Nhưng chiến thắng của ông Trump chứng tỏ người ủng hộ ông đã ưu tiên chọn mục đích đấu tranh của họ. Họ tin ông Trump có khả năng thực hiện cuộc cách mạng đem công việc về lại cho nước Mỹ, tạo cuộc sống mới tốt đẹp cho họ hoặc chí ít cũng đem về lại cho họ một nước Mỹ thịnh vượng cũ mà chính họ đã là xương sống của nước Mỹ đó, mà trong 8 năm qua, đảng dân Chủ có hứa hẹn nhưng đã không thể thực hiện được.

Những giá trị có được trong cuộc bầu cử 2016

Nghĩ lại cuộc tranh cử đầy sóng gió và những cuộc biểu tình phản đối đầy phẫn nộ không chấp nhận kết quả cuộc bầu cử đang diễn ra, người ta tìm thấy những giá trị quan trọng:

1- Ý muốn thay đổi của người dân Hoa Kỳ.

Nhớ 8 năm trước, ông Obama đã tranh cử với khẩu hiệu “CHANGE”
và người dân đã hưởng ứng nồng nhiệt. Kết quả Ông Obama là vị Tổng Thống da màu đầu tiên của Mỹ quốc.

Nay ông Trump tuy không dùng khẩu hiệu Change, nhưng ông cũng kêu gọi “xoá bàn làm lại từ đầu” để đưa nước Mỹ trở lại thời cực thịnh cũ.

Chính khẩu hiệu “xoá bàn làm lại” này đã kích thích người dân Mỹ và khiến ông Trump thắng cử.

2- Trong mọi hoàn cảnh, mọi người đều có quyền thể hiện quyền căn bản của mình như quyền tự do ngôn luận, quyền biểu tình đấu tranh cho quan điểm của mình trong ôn hoà, tôn trọng luật pháp và bảo vệ cơ chế sinh hoạt dân chủ. Đây là nền tảng sức mạnh của Hoa Kỳ.

3- Sau cuộc tranh cử ác liệt, các ứng viên tưởng chừng không thể nhìn mặt nhau, nhưng phe thắng cử và phe thua cuộc đã có những hành xử văn minh, xứng đáng là hàng ngũ lãnh đạo của Hoa Kỳ

Bà Hillary Clinton, người mà hầu như cả hệ thống truyền thông Hoa Kỳ ủng hộ và đoan chắc sẽ là vị nữ Tổng Thống đầu tiên của Hoa Kỳ, đã chấp nhận thất cử và nói rằng: “…Đêm qua tôi đã chúc mừng Donald Trump và đề nghị làm việc cùng ông ấy vì lợi ích của đất nước. Tôi hy vọng rằng ông ấy sẽ là một tổng thống thành công của tất cả người Mỹ”.

Phần ông Trump cũng thay hình đổi dạng không còn là ứng cử viên Trump ngang ngược tồi tệ, mà là người lịch lãm, ôn hòa trong vị thế Tổng Thống đắc cử, ông phát biểu: “…Tôi mới nhận được một cuộc gọi từ cựu Ngoại trưởng Clinton. Bà đã chúc mừng chiến thắng của chúng ta, đây là chiến thắng của tất cả chúng ta. Còn tôi, tôi cũng xin chúc mừng bà và gia đình sau chiến dịch hết sức cam go vừa rồi. Bà đã chiến đấu kiên cường. Bà chiến đấu kiên cường không ngừng nghỉ trong một khoảng thời gian dài. Chúng ta đều nợ bà một lời cảm ơn sâu sắc vì những cống hiến của bà cho đất nước. Tôi thực sự muốn nói điều đó”.

Bên cạnh đó, Tổng Thống đương nhiệm Obama đã chúc mừng ông Donald Trump và chính thức mời ông này đến Toà bạch Ốc sửa soạn việc chuyển quyền. Hai ông đã gặp nhau hôm thứ Năm ngày 10 tháng 11 bàn về nhiều lãnh vực đối nội và đối ngoại. Trong khi trước đó, ông Obama đã cảnh báo rằng ông Trump là mối đe dọa đối với nền dân chủ của Hoa Kỳ và cả thế giới và tái khẳng định ông Trump không đủ năng lực làm Tổng Thống Mỹ.

4- Người Mỹ đặt quyền lợi của đất nước lên trên quyền lợi của đảng phái. Trong suốt cuộc tranh cử cũng như sau cuộc bầu cử, các ứng viên đều nói đến quyền lợi của Hoa Kỳ, không hề một lần nhắc đến quyền lợi của đảng. Điều này chứng tỏ họ đã xem đảng phái là phương tiện để phục vụ đất nước hữu hiệu hơn.

Và những giá trị này đã không hiện hữu tại Việt Nam. Hiện nay đảng CSVN đặt quyền lợi của đảng lên trên cả Hiến Pháp khi Nguyễn Phú Trọng tuyên bố: “Hiến pháp là văn kiện pháp lý quan trọng nhất sau Cương lĩnh của Đảng”.

Lịch sử Việt Nam cho thấy sự thù hằn nhỏ nhen của phe chiến thắng thời vua Gia Long đã trừng phạt dã man những nhân tài của đất nước vì họ thuộc phe thua cuộc là triều đại vua Quang Trung. Sự thù hằn này đã tái diễn khi cộng sản Việt Nam chiếm miền Nam, họ đã đày ải quân cán chính miền Nam trong các trại tù tập trung cải tạo, xã hội miền Nam trải qua những cuộc thanh trừng đẫm máu với tòa án nhân dân, đánh tư sản mại bản…và cho đến nay CSVN luôn ngăn cản đàn áp bỏ tù những tiếng nói đối lập.

Nhìn tự do xứ người, nghĩ về xứ mình, có thể chúng ta bi quan vì hiện tượng người dân không dám thoát khỏi lề thói cũ, khuôn sáo cũ để tìm hướng đi mới nhân bản cho dân tộc, và nghĩ rằng đó là thử thách cam go cho những người có lý tưởng đấu tranh cho quyền con người và muốn Canh Tân Việt Nam. Nhưng khi chính người dân quá chán ngán, quá bất mãn, và muốn thay đổi thì tất cả sẽ phải thay đổi như cuộc bầu cử lịch sử năm 2016 tại Hoa Kỳ. Ngày ấy chắc chắn phải xảy ra và không còn xa nữa cho Việt Nam.

11 tháng 11 năm 2016

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.