Do ai khiến dân bất an?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng 09.6.2017, trong thảo luận về tình hình kinh tế – xã hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Đặng Thuần Phong đã nêu ra 6 nội dung cần quan tâm trong đó có những việc mà ông gọi là “nỗi bất an của người Việt Nam”. Một tiếng nói lẻ loi tại nghị trường nói đúng thực trạng xã hội Việt Nam ngày nay. Điều đó rất đáng hoan nghênh trong tư duy của những người suy nghĩ về đất nước.

Tuy nhiên, vấn đề lớn ở đây là giải pháp làm sao thì chưa làm được và nguyên nhân do ai gây ra thì thật sự vẫn chưa thẳng thắng chỉ tên. Theo dòng lịch sử của Quốc hội đã không ít nghị viên trước đây cũng có nhiều người nói. Nhưng nói xong, chẳng thấy thay đổi bất cứ điều gì. Từ suy nghĩ trăn trở cho hiện tình đất nước biến thành tinh thần hành động dứt khoát thì còn là một hố sâu ngăn cách.

Trong bài phát biểu ông Phong đã đưa ra 6 điểm hết sức tổng quát và vĩ mô, nhưng cũng rất cụ thể, chi tiết. 6 điểm là 6 nỗi đau của dân tộc đang phải gánh chịu từ cơ chế của cả hệ thống chính trị đến những tệ nạn tham nhũng, văn hóa, chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng, môi trường sống đều bị bủa vây của cơ chế công quyền trong nhiều trường hợp cùng tính chính danh của nó.

“Đừng vì những lợi ích tức thời mà buông bỏ tương lai dân tộc. Tiền có thể nhiều đến đâu cũng không mua lại được môi trường tươi đẹp đã mất. Mỗi thứ đều do người Việt hại người Việt và từng bước biến sự vô cảm thành vấn đề đạo đức mang tính phổ biến”. Đó là thông điệp rất đáng trân trọng của ông Phong gởi đến Quốc hội sau khi kết thúc bài phát biểu.

Vì sao tiếng nói tâm huyết của nhiều đại biểu Quốc hội khó trở thành hành động thực tiễn để đưa đất nước tươi đẹp? Nền tảng chính trị của Việt Nam đều bị đóng khung bởi sự lãnh đạo duy nhất của đảng cộng sản. Đảng nói đúng hay sai thì cả hệ thống chính trị buộc lòng phải thực hiện như vậy. Chính phủ bị dây thòng lọng của đảng o bế, chính phủ có làm khác được chỉ thị đường lối của đảng hay không? Khi nào mà chưa có tính độc lập giữa Quốc hội và đảng cộng sản thì tới khi đó Quốc hội vẫn chỉ là đám đông nghị trường vâng theo ý đảng.

Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng đưa ra, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, Đảng và Trung ương có những chỉ đạo về xử lý tiêu cực, tham nhũng, gồm cả xử lý trách nhiệm của người đứng đầu thì lại chưa được như mong muốn?!

Ai có thể tham nhũng ngoài đảng viên của đảng cộng sản. Ai điều hành chính sách vĩ mô về kinh tế, ai tận thu tài nguyên khoáng sản, ai phá nát hệ thống môi trường sinh thái, ai kêu gọi đầu tư nhưng thiếu trách nhiệm trong thẩm định, đánh giá dự án khiến từng bước biến Việt Nam thành điểm đến của công nghiệp rác, công nghệ lạc hậu? Để trả lời người ta thấy rõ đảng cộng sản chính là cội nguồn của sự hủy diệt.

Dân bất an trong môi trường sống bị sự độc tôn cộng sản lãnh đạo cũng chẳng lấy gì làm lạ. Đứa trẻ muốn được sinh ra an toàn cũng phải mua mạng sống bằng tiền nơi nhà thương, vừa cất tiếng khóc chào đời đã bị nợ công hàng ngàn đô la phủ lên mặt trẻ thơ. Già trẻ, nam nữ lắng lo sợ hãi trong vòng xoáy của thuế khóa, luật pháp mơ hồ.

Dân sống trong một bãi rác hôi thối, đầy dịch bệnh thì hỏi sức khỏe dân tộc có bền vững, sự an nguy của xã tắc có đáng lo ngại? Muốn dân sống khỏe, bình an thì trước hết cần phải dọn rác thối.

Ông Đặng Thuần Phong đã thấy được cái thối rữa, sâu mọt, héo úa của thân, cành, lá. Gốc rễ mục ruỗng là nguyên nhân sinh ra bệnh, cần phải bấng rễ nó đi mà thay vào một loại cây khác. Liệu ông Phong và các dân biểu tại Nghị trường Quốc hội có can đảm hành động làm để trả lại môi trường tươi đẹp cho dân tộc Việt Nam?

Muôn đời Dân luôn là mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ, trù mật, là người nông phu hãy biết gieo vào trong lòng dân những hạt giống tốt, cây sẽ đâm trồi nảy lộc và đâm hoa kết trái.

09.06.2017
Paulus Lê Sơn

Nguồn: Chân Trời Mới Media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.