Hiểm họa tiềm ẩn từ các dự án đầu tư Trung quốc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

2014-07-15

Việc các nhà đầu tư TQ trúng thầu quá nhiều các công trình trong lúc công tác quản lý về phía VN đã có quá nhiều sơ hở, điều đó không chỉ dẫn đến tình trạng làm cho kinh tế VN phụ thuộc vào kinh tế TQ, mà còn có thể tạo nên những nguy cơ về an ninh quốc phòng. Anh Vũ có thêm chi tiết.

JPEG - 41.7 kb
Một công trình trong khu vực dự án Formosa được rào kín chung quanh có gần cả ngàn lao động người Trung Quốc làm việc.

Việt Nam – Trung quốc là hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới, do các đặc điểm địa chính trị mang tính đặc thù đã khiến cho hai quốc gia có các quan hệ về kinh tế chính trị khá mật thiết.

Cảnh báo các gói thầu lớn đều vào tay TQ

Hiện tượng hầu hết các gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc là biểu hiện hết sức đáng lo ngại. Đáng chú ý, các doanh nghiệp Trung Quốc được ưu đãi đến mức độ biệt đãi, không còn gì để ưu đãi hơn. Một hiện trạng đang bị báo chí trong nước nêu ra là trong khi người Việt thiếu công ăn việc làm, thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã không sử dụng lao động VN mà lén lút đưa rất nhiều lao động phổ thông từ nước họ sang.

Đánh giá về thực trạng đầu tư của TQ vào VN hiện nay, T.S Ngô Trí Long thấy rằng sở dĩ nhà thầu TQ trúng thầu nhiều, lý do chính là do phía VN thiếu vốn nên phải vay từ nguồn quỹ vốn xuất khẩu từ phía TQ. Nhưng hầu hết các dự án đều thi công chậm tiến độ, rất nhiều công trình chậm đến 2 – 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số phải thay thế. Một điểm đáng chú ý là các nhà thầu TQ thường dùng thủ đoạn đút lót các doanh nghiệp VN để trúng thầu.

Từ Hà nội, T.S Ngô Trí Long cho biết:

“Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của TQ vào VN không nhiều, đặc biệt, họ hay đưa công nghệ lạc hậu vào VN. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà VN trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của TQ làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họ. Thường thường tiền lệ của nhà thầu TQ đối với VN là: bỏ giá thấp, thi công chậm trễ, kéo dài, rồi yêu cầu đội vốn lên, đưa công nghệ lạc hậu vào, đưa lao động phổ thông vào nhiều, gây bất lợi cho VN.”

Điều đó đã dẫn đến việc các ngành cơ khí, dệt may và ngay cả ngành hàng nông sản xuất khẩu… cũng đang phải gánh chịu hậu quả do phụ thuộc quá nhiều vào TQ. Không chỉ thế, việc đầu tư kinh tế của TQ cũng được dư luận cho là hình thức núp bóng để phục vụ cho các mục tiêu quân sự và quốc phòng đối với VN.

Theo truyền thông của nhà nước cho hay, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên một quan chức cao cấp đã từng đặt câu hỏi, vì sao các doanh nghiệp TQ lại chọn thuê đất và đầu tư chủ yếu ở các tỉnh khu vực biên giới phía Bắc, hoặc các vị trí chiến lược trọng điểm như Tây nguyên, Cam ranh… Đặc biệt ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên và họ đưa công nhân của họ vào với số lượng rất lớn?

Những lãnh địa riêng của Trung Quốc trên đất Việt

Cụ thể hàng loạt các cơ sở kinh tế lớn cùng hàng trăm kho bãi của các công ty Trung Quốc chạy dọc bờ sông Ka Long – Móng Cái, một địa điểm quan trọng cho an ninh quốc phòng vùng Đông Bắc. Hay Đặc khu kinh tế Vũng Áng được thuê trong 70 năm, hiện tại Trung Quốc đang biến nó thành một lãnh địa riêng, khi xây tường bao xung quanh, người Việt không thể vào được. Điều đó đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm rằng, ở chỗ nào người Trung Quốc đầu tư, thì người Việt không được vào.

JPEG - 39 kb
Thậm chí người Trung Quốc còn đặt nhiều tên đường VN bằng tiếng Hoa. Ảnh: đường Dong Fang, được tập đoàn điện khí Dong Fang Trung Quốc, trúng thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện Hải Phòng, đặt tên. Ở công trình này, tên các con đường nội bộ đều do nhà thầu Trung Quốc đặt.

Đáng chú ý, khu vực Vũng Áng nằm đối diện và cách đảo Hải Nam -Trung Quốc chỉ khoảng vài trăm km. Về phía tây, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50km, đây là khu vực có con đường chiến lược do Trung Quốc xây dựng, đồng thời di dân sang ở và phục vụ làm đường. Kết nối con đường này với Vũng Áng và căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải nam là rất nguy hiểm.

Bình luận về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW bày tỏ sự lo ngại và thấy rằng đây là một mưu đồ có tính toán rất nguy hiểm, đồng thời là hiểm họa rất lớn về lâu dài của TQ. Điều này nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến việc bảo vệ kiều dân như trường hợp đã xảy ra ở Ukraina vừa qua.

TS. Lê Đăng Doanh nói:

“Tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín, mà như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào. Họ xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và trong đó người dân không biết trong đấy họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Nếu như vậy ở đấy đã thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa!”

Nói về thực trạng và các nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trên, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng phía VN đã rất mất cảnh giác. Theo bà công tác quản lý địa bàn của các cơ quan chức năng địa phương hiện rất lỏng lẻo, để mặc người Trung Quốc vào đầu tư hoặc làm việc tại các địa bàn trọng yếu mà không có giấy phép. Điển hình trong số này là vụ việc dân Trung Quốc nuôi tôm rất nhiều năm ở sát cảng Cam Ranh 300m, mà trong một thời gian dài các cơ quan chức năng thành phố này không hề biết.

Bà Phạm Chi Lan nói:

“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều. Như chuyện họ đi nuôi tôm, nuôi cá ở vùng biển Khánh Hòa, hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long hoặc là đi thu mua các loại rễ cây, sừng móng trâu bò v..v.. Những câu chuyện gần như là những câu chuyện thường kỳ trên báo chí rồi.”

Trong bài “Ai nguy hiểm hơn ai ?”, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã cảnh báo hiểm họa không thể lường hết được của lực lượng lao động chui người TQ đang có mặt rất đông từ Bắc chí Nam ở VN và cho rằng : “Đáng nói hơn nữa là những người Trung Quốc này làm gì ở Việt Nam? Nếu họ chỉ làm lậu không thì về phương diện kinh tế và xã hội, hậu quả đã rất đáng lo ngại. Còn nếu họ làm thêm việc gì khác nữa thì hậu quả thật không thể lường hết được. Nhất là khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn kìm giữ được nữa. Trong trường hợp ấy, rõ ràng là Trung Quốc đã có sẵn một lực lượng nằm vùng khổng lồ”.

Cảnh báo của giới chuyên gia như vừa nêu được đưa ra lâu nay; thế nhưng rồi các nhà thẩu Trung Quốc vẫn nhận được dự án tại Việt Nam. Mới đây là dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi. Nhiều người thắc mắc tại sao chính quyền Hà Nội vẫn tiếp tục mất cảnh giác đến như thế!

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.