Hội thảo đòi tự do cho các nhà đấu tranh nhân quyền đang bị CSVN bắt giam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong làn sóng đấu tranh ngày càng dâng cao của các nhà dân chủ trong quốc nội, trực diện đối đầu với sự đàn áp nặng nề của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, đặc biệt trước diễn biến mới nhất là có 4 đảng viên quốc nội của đảng bị bắt giam, cơ sở đảng Việt Tân tại Nam Úc đã tổ chức một buổi sinh hoạt chính trị nhằm thông tin tới đồng hương tại tiểu bang, đồng thời trình bày thêm về tình hình đấu tranh chung trong nước, cũng như tình hình của 4 chiến hữu nói trên và vận động sự hỗ trợ giúp đỡ của đồng bào tại đây.

Buổi sinh hoạt chính trị diễn ra tại Windsor Garden Hall vào buổi trưa ngày Chủ Nhật, 3 tháng 10 năm 2010 với sự tham dự của các đồng hương và các thân hữu từ trước tới nay vốn quan tâm tới hiện tình đất nước và sẵn sàng có những giúp đỡ hỗ trợ khi cần.

Các anh chị em trong cơ sở Việt Tân Nam Úc đã chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu với phần trang trí và trưng bày hình ảnh đấu tranh trang nghiêm, đẹp đẽ và đầy đủ thông tin.

Buổi lễ bắt đầu bằng phần nghi thức chào Quốc kỳ và mặc niệm tiền nhân dựng nước, các đồng bào đã bỏ mình trên đường tìm tự do, các chiến sĩ, các kháng chiến quân đã hy sinh cho lý tưởng tự do và dân chủ cho dân tộc.

JPEG - 32.9 kb

Sau phần nghi thức, ông Đỗ Đăng Liêu, đại diện cơ sở Việt Tân tại Nam úc đã lên có lời khai mạc và chào mừng đồng hương đến dự.

Tiếp đó là bài phát biểu của ông Lê Hà Chữ trình bày tổng quan về tình hình đấu tranh trong nước, và cụ thể về tình hình hoạt động, đặc biệt là các hoạt động quốc nội của Việt Tân, cũng như chia sẻ các thông tin chi tiết hơn về tình hình của bốn chiến hữu quốc nội mới bị sa vào tay địch.

Phần phát biểu của ông Lê Hà Chữ đã phác họa bức tranh chung về sự phát triển của phong trào đấu tranh trong nước trong những năm gần đây tuy phải đối mặt với những sự đàn áp trắng trợn của đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy thế lực lượng và quy mô đấu tranh lại ngày càng được mở rộng về thành phần và số lượng, các chiến sĩ dân chủ ngày càng có thêm nhiều đồng đội và ngày càng có nhiều khuôn mặt kiên cường dũng cảm.

Trong nỗ lực chung đó, đảng Việt Tân cũng đã và đang đẩy mạnh hoạt động trong nước để cùng chung vai sát cánh với các chiến sĩ dân chủ và các thành phần dân tộc cùng có mục tiêu dân chủ hóa và canh tân đất nước.

Công cuộc đấu tranh vẫn còn gặp muôn vàn khó khăn và đàn áp, tuy thế các chiến sĩ dân chủ vẫn sẵn sàng đứng lên đối mặt với cường quyền, chắc hẳn khi tham gia các phong trào, tổ chức, họ đều đã lường trước và chuẩn bị để đối mặt với bắt bớ tù đầy.

Những nhân sự của đảng Việt Tân bị bắt lần này gồm các vị Trần Thị Thúy, Nguyễn Thành Tâm, Phạm Minh Hoàng và Dương Kim Khải.

Các vị Trần Thị Thuý, Nguyễn Thành Tâm và Dương Kim Khải vốn là những người dân oan bị chính quyền cướp đất cướp nhà, khiếu kiện nhiều năm, sau trở thành những người giúp đỡ các dân oan khác đấu tranh đòi lại đất đai tổ tiên và sự công bằng, trước khi trở thành các đảng viên Việt Tân.

Gia đình bà Thúy và ông Tâm vốn bị mất đất mất nhà và đi khiếu kiện đòi hỏi hơn 10 năm nay. Đặc biệt ông Dương Kim Khải, đồng thời là một Mục sư Tin lành, là người đã bị mất đất đai hơn 20 năm nay, bản thân ông đã đối diện đấu tranh với chế độ từ hàng chục năm, từ khi còn là một thanh niên rất trẻ tuổi, ông cũng đã từng bị giam cầm nhiều năm trước đây.

Riêng ông Phạm Minh Hoàng, vốn là một trí thức đã từng định cư ở Pháp, nhưng với tiếng gọi đấu tranh và canh tân quê hương xứ sở, đã trở về hoạt động từ năm 2000. Hiện gia đình các vị nói trên vẫn phải chịu rất nhiều sự quấy nhiễu bức bách của Công an chế độ và chưa được gặp người thân, có gia đình thậm chí chưa được chính quyền thông báo chính thức về việc bắt bớ đó.

Cả 4 trường hợp đều bị Công an CSVN âm thầm bắt giữ, có người từ hơn 2 tháng qua, nhưng với sức ép đấu tranh và lên tiếng của những người Việt Nam còn quan tâm trên toàn thế giới và các chính phủ của các quốc gia dân chủ, Công an CSVN cuối cùng đã phải nhận trước công luận là đã bắt giữ ông Phạm Minh Hoàng. Việc đấu tranh để Nhà nước Việt Nam phải tiếp tục công nhận các trường hợp bắt giữ còn lại, và do đó phải đảm bảo các quyền bất khả xâm phạm về thân thể, quyền được gặp thân nhân gia đình, có luật sư giám sát tố tụng, và đưa ra xét xử công khai là các công tác khẩn cấp mà đảng Việt Tân sẽ dồn mọi nỗ lực thực hiện, và cũng mong mỏi sự hỗ trợ giúp đỡ của quý đồng hương khắp nơi.

JPEG - 41.5 kb

Ông Lê Hà Chữ cũng đã thông tin khá chi tiết về những công tác mà Việt Tân đã làm trong thời gian ngắn vừa qua đặc biệt để giải cứu các nhà đấu tranh dân chủ nói trên, ví dụ các công tác hỗ trợ tinh thần và tài chính cho thân nhân các nhà dân chủ, vận động ngoại vận và các tổ chức bảo vệ nhân quyền, các tổ chức phi chính phủ, vận động đồng hương ký bản Thỉnh Nguyện Thư gửi tới chính phủ các nước dân chủ sở tại và Liên Hiệp Quốc yêu sách nhà cầm quyền Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền và trả tự do cho các nhà đấu tranh. Đã có nhiều kết quả cụ thể trong thời gian ngắn vận động, ví dụ trong lãnh vực ngoại vận, ngay sau khi đảng Việt Tân khởi xướng chiến dịch vận động, đã có 10 Nghị sĩ Liên bang Hoa Kỳ, 2 Dân Biểu Canada, 2 Dân biểu Liên hiệp Âu châu và 1 Dân biểu Liên bang Úc châu lên tiếng, trong thời gian tới chắc chắn sẽ còn nhiều chính giới nữa hỗ trợ việc này, đặc biệt là tại Úc.

Tiếp theo bài phát biểu của ông Lê Hà Chữ, cơ sở đảng Việt Tân đã trình chiếu một số hình ảnh và đoạn phỏng vấn đại diện của đảng về sự việc 4 nhân sự đấu tranh trên bị bắt, ngõ hầu đồng hương tham dự có thêm các thông tin cụ thể về sự việc.

Sau phần trình bày và chia sẻ thông tin sự kiện của các đảng viên cơ sở Việt Tân là phần góp ý và thảo luận chung với đồng hương thân hữu. Không khí thảo luận rất hào hứng và tích cực, các thân hữu rất nhiệt tình đưa ra từ các câu hỏi đến trao đổi nhận định về tình hình trong nước và đóng góp về các phương thức hay kỹ thuật đấu tranh đối với các tổ chức đấu tranh nói chung và đảng Việt Tân nói riêng. Nhiều thân hữu tỏ ý rất ủng hộ và sẽ tiếp tục hỗ trợ những gì Việt Tân đã và đang làm. Có thân hữu ngoài việc nhanh chóng ký giúp vào bản Thỉnh Nguyện Thư đòi trả tự do cho các nhân sự đấu tranh bị giam cầm còn nhận sẽ đi vận động xin thêm chữ ký giúp cho các anh chị em trong cơ sở, có một số thân hữu đã lặng lẽ ủng hộ tài chính cho các hoạt động của cơ sở, số tiền các thân hữu ẩn danh này ủng hộ tuy không lớn nhưng “của ít lòng nhiều”, là nguồn động viên rất đáng kể dành cho những người tham gia tổ chức buổi sinh hoạt.

Tổng kết chung, buổi sinh hoạt chính trị đã thành công tốt đẹp, đây không chỉ là buổi gặp mặt trao đổi thông tin với đồng hương tại tiểu bang mà còn là dịp để các anh chị em trong cơ sở Việt Tân Nam Úc bày tỏ lòng cảm tạ tới các thân hữu đã kiên trì giúp đỡ đấu tranh nhiều năm nay, đồng thời thắt chặt thêm mối tình thân và kêu gọi những giúp đỡ từ đồng hương nhiều hơn nữa trong những năm tháng trước mặt.

Việc các nhà dân chủ trong nước bị bắt bớ đàn áp, trong đó có các đảng viên Việt Tân quốc nội cho thấy cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ cho đất nước Việt Nam còn phải trải qua nhiều cam go trở lực mới đạt tới thành công. Việc tổ chức có các nhân sự bị bắt bớ luôn là điều không may và không ai mong muốn nhưng đó chính là những khó khăn tất yếu mà mỗi tổ chức đấu tranh phải chấp nhận, và mỗi nhân sự đấu tranh chắc hẳn đều đã nhận thức được và sẵn sàng đối diện. Nhưng ngược lại, việc các thành viên quốc nội bị bắt lần này lại cho thấy một thực tế là tổ chức đấu tranh Việt Tân nay đã thực sự có được sự hậu thuẫn rộng rãi trong lòng quê hương đất mẹ từ nhiều tầng lớp nhân dân khác nhau, từ những trí thức dấn thân về nước đấu tranh đến người nông dân có nhiều oan khiên bất mãn với chế độ, từ người Mục sư Tin lành đến người tín đồ Phật giáo Hòa hảo, và chắc chắn có cả các thành phần dân tộc khác như công nhân, thanh niên sinh viên thuộc mọi tôn giáo hay tầng lớp xã hội.

Nói rộng ra, Việt Tân hôm nay đã hiện diện và hoạt động ngày càng mạnh mẽ trong lòng đất mẹ, cùng với đồng bào và các tổ chức đấu tranh khác sẽ tận dụng tình hình xã hội thuận lợi, tận dụng những rạn nứt chia rẽ trong chính nội bộ chế độ cầm quyền, vận động và điều hướng những bất mãn của nhân dân để đoàn ngũ hóa, tập hợp hóa quần chúng trong những phong trào đấu tranh, đẩy mạnh cuộc đấu tranh ngày càng có tổ chức, có kỷ luật và kỹ năng đường hướng rõ ràng, hiệu quả, kiên trì thực hiện phương thức đấu tranh bất bạo động nhưng quyết trực diện đối đầu để sớm giải thể chế độc tài, tạo tiền đề cho một giai đoạn lịch sử tương sáng mới là canh tân đất nước.

Tường trình của Ban tổ chức.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.