Khai thác bôxit tại Tây Nguyên đe dọa tương lai Dân Tộc tới mức độ nào

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vụ khai thác bôxit tại Tây Nguyên đe dọa tương lai Dân Tộc tới mức độ nào

Trong phiên họp báo chí đầu xuân vào chiều ngày 4/2/2009, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố:

“Chính phủ đã phê duyệt một quy hoạch về bôxit Tây Nguyên với tinh thần là phát triển hiệu quả, bền vững …. Sắp tới, Chính phủ sẽ chủ trì một hội thảo về khai thác bôxit Tây Nguyên để trình bày với tất cả các nhà khoa học, các nhà báo quan tâm đến vấn đề bôxit Tây Nguyên qua những vấn đề đặt ra, phương án khai thác thế nào, công nghệ thế nào để tạo sự đồng thuận.”

Lời tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng cho thấy lãnh đạo đảng CSVN đã quyết định kế hoạch khai thác bôxit tại Tây Nguyên rồi! Và vì thế, cuộc “hội thảo khoa học” chỉ còn làm công việc trấn an, hay đúng hơn là lừa bịp hoặc cãi bừa để hợp thức hoá một chuyện đã rồi.

Bôxit là loại khoáng sản để chế tạo ra nhôm, một kim loại cần thiết và có giá trị trong đời sống hàng ngày. Nhưng cái giá để tạo ra kim loại nhôm không phải là từ quặng mỏ bôxit mà từ điện năng để biến quặng thành kim loại. Đây là điều bất cứ một học sinh nào ở trình độ Trung Học đều biết rõ. Với giá điện cực rẻ là 5 cents một Kwh, muốn điện phân được 1 kg nhôm phải tốn gần 1 Mỹ kim, cho nên muốn sản xuất ra nhôm, trước tiên phải có một nguồn điện rẻ và phong phú. Về khía cạnh giá trị của quặng bôxít thì ngược lại, đây là loại khoáng sản rất phổ thông, có thể nói gần như phổ thông nhất trong những loài quặng mỏ. Nhiều người Việt chưa bao giờ trông thấy mỏ sắt hay mỏ than, nhưng danh từ “Cao nguyên đất đỏ”, nguồn bôxit tại VN, thì chẳng ai lạ gì. So với dầu thô, thường được mệnh danh là “vàng đen” thì bôxít không thể nào được gọi là “vàng đỏ”. “Vàng đen” từ khai thác, vận chuyển tới biến chế đều dễ dàng và không có phần nào bị bỏ đi. Trong khi việc tinh luyện bôxit để lấy chất Alumina dùng để chế ra nhôm, đã tạo ra một lượng phế liệu lớn gọi là “bùn đỏ” giết hại mọi cây cối và tràn lan khỏi vùng khai thác rất xa… Đây là lý do nhiều quốc gia phát triển đã dẹp bỏ việc khai thác bôxit để chế tạo nhôm, trừ trường hợp nước Úc vì ở đây có những vùng hoang vu, không có dân cư hay cây cối, cũng không có mưa để làm trôi bùn đi nơi khác, vì vậy được dùng làm “bãi rác” chứa bùn đỏ.

Việt Nam hiện nay đang thiếu điện, nếu xây dựng thêm nguồn điện lực, thì còn nhiều nhu cầu khác quan trọng hơn là dùng để sản xuất nhôm, vì vậy mà chuyện khai thác bôxit tại VN sẽ chỉ có thể tiến hành đến giai đoạn sản xuất Alumina. Trong khi nước ta đất hẹp người đông, lại mưa nhiều, phế liệu bùn đỏ sẽ là một đại họa cho môi trường sống của đồng bào. Thêm nữa, chất Alumina có giá trị thương mại không cao, cước phí chuyên chở tốn kém, khách hàng duy nhất để mua Alumina của VN là Trung Quốc và đến đây thì chúng ta đã đủ thấy lấp ló bộ mặt thật của bè lũ bá quyền Phương Bắc và những kẻ vì tư lợi và quyền lực chính trị sẵn sàng coi thường cả môi trường sống của Đồng Bào và tương lai Dân Tộc.

Việc khai thác bôxit ở Tây Nguyên, với khả năng tiêu diệt các ruộng vườn trong vùng, giết chết tiềm năng kỹ nghệ du lịch đồng thời hủy hoại môi sinh ở một địa bàn rộng lớn hơn trong nhiều thế hệ, sẽ làm nghèo đói hàng trăm ngàn người hay hơn nữa. Đổi lại, phương án này sẽ chỉ mang lợi nhuận về cho vài trăm cán bộ đang nắm chức quyền và các tư bản đỏ cấu kết với họ. Như vậy thì phải có thêm 1 yếu tố khác khiến các thủ lãnh đảng CSVN quyết định đem thảm họa kinh tế và môi trường này đến cho dân ta. Đó là để bầy tỏ và thực thi sự thần phục đối với Thiên Triều Bắc Kinh.

Bằng việc khai thác bôxít tại Tây Nguyên, VN sẽ thành nguồn cung cấp Alumina cho Trung Quốc hiện đang cần rất nhiều nguyên liệu cho kỹ nghệ sản xuất nhôm. Nhưng sự thâm độc của Trung Cộng xa hơn là việc giải quyết nguồn cung cấp Alumina, vì Trung cộng có thể có các nguồn cung cấp thuận lợi khác bằng đường biển từ Úc, Phi châu và Nam Mỹ… Nhưng khi VN lao vào khai thác bôxit tại Tây Nguyên thì VN đã tự phá hủy ngành trồng tỉa của mình đồng thời thêm phụ thuộc vào Trung Quốc vì nếu TQ không mua Alumina thì dân Việt sẽ … ăn Alumina mà sống hay sao? Ấy là chưa kể khi khai thác bôxit tại Tây Nguyên, liệu các lãnh đạo Hà Nội có thể ngăn cản được Trung Cộng đem hàng ngàn nhân viên tới đây hay không? Đây là cơ hội để Trung Cộng tăng cường guồng máy nhân sự của họ để chi phối nội tình Cambot, Lào và VN, để mang tới Tây Nguyên những dụng cụ trang bị không ăn nhằm gì tới việc khai thác bôxit và chỉ có giới quân sự và tình báo là biết cách sử dụng, thật là nhất cử tam tứ tiện.

Trong việc khai thác bôxit, không phải các lãnh đạo CSVN không biết những thiệt thòi và nguy cơ cho đất nước. Từ lá thư của tướng Võ nguyên Giáp đến phản ứng trên làng dân báo (bloggers) ngoài luồng, và nhất là bài viết rất giá trị của ông Nguyễn Trung, đã nêu lên mọi khía cạnh bất lợi của vấn đề, nhưng tiếc thay, các lãnh đạo đảng CSVN vẫn ngoan cố lao tới … Xét về khía cạnh khổ đau cho dân tộc, có thể nói màn bi kịch của thời Cải Cách Ruộng Đất sắp tái diễn. Cải Cách Ruộng Đất hồi đó không cần thiết cho việc kháng chiến chống Pháp, mà chỉ là thể hiện đầu óc lệ thuộc mù quáng của các lãnh đạo CSVN lúc bấy giờ đối với Trung Cộng, và của riêng ông Hồ Chí Minh đối với Mao Trạch Đông.

Hồi đó bà Cát Thanh Long là một chủ đồn điền ở Việt Bắc đã từng tiếp tế, nuôi dưỡng nhiều cán bộ CS nhưng vẫn bị CSVN giết chết để thi hành chính sách cải cách ruộng đất, để bầy tỏ sự thần phục đối với Trung Cộng… Ngày nay, chẳng có ai trong số đồng bào ta tại Tây Nguyên có công với CSVN bằng bà Cát Thanh Long xưa kia, vì vậy mà đất đai ruộng vườn của đồng bào sẽ bị hy sinh, xâu xé với lý cớ là để xây dựng khu kỹ nghệ và mở đường giao thông (như đã và đang xẩy ra ở biết bao nơi khác).

Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố vào chiều ngày 4/2/2009 rằng: “Khai thác bôxit là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước”

Quả nhiên đây là một chủ trương lớn, vì là cơ hội cho người của Đảng và Nhà Nước CSVN cướp đoạt tài sản của hàng trăm ngàn đồng bào cho đầy túi tham, và là cơ hội cho thành phần lãnh đạo tối cao bầy tỏ sự thần phục tuyệt đối trước quan thầy Bắc Kinh!

Việc biến Tây Nguyên thành nơi khai thác bôxit cho Trung Cộng không còn là vấn đề tranh chấp tại biên giới, hải đảo hay hải phận, mà rõ ràng đây là hành động rước giặc vào trong nhà, rồi đưa dây cho chúng cột cổ!

Liệu câu hỏi “như thế nào mới là bán nước hại dân?” có còn cần đặt ra cho những người như ông Nguyễn Tấn Dũng và 14 tòng phạm thuộc Bộ Chính Trị đảng CSVN nữa không ?

Hoàng Cơ Định
(hoangcodinh@jps.net)

Chú Thích : Kèm theo đây là một số hình ảnh lấy từ tài liệu của ông Nguyễn Trung.

Việc luyện nhôm cũng gây ô nhiễm môi trường không ít. Cùng với giá điện đắt, đấy là 2 nguyên nhân chính khiến nhiều lò luyện nhôm ở Tây Âu và Bắc Mỹ tiếp tục đóng cửa.

Ảnh 1 của GEHO: Một bãi bùn đỏ ở sau khi khai thác bauxite, Ấn Độ

Ảnh 2 của GEHO: Bãi bùn đỏ Nalco Damanjodi, Ấn Độ,
(không cỏ mọc, không một loại vi sinh, không sự sống).

Hồ chứa bùn đỏ tại một địa điểm khai thác bôxit tại Ấn độ

Ảnh 1: Dòng suối Tịnh Tây, Quảng Tây – trước khi khai thác bauxite

Ảnh 2: Tác động ô nhiễm môi trường nơi khai thác bauxite tại Tịnh Tây, Quảng Tây 10 – 8-2008
Suối Tịnh Tây trong xanh trở thành suối máu (Ảnh do Dương Danh Dy sưu tầm).

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.