Khi mạng người bị xem rẻ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để có một thứ gì đó ưng ý, người ta có thể bằng cách này hay cách khác bao biện rằng sự có mặt của nó là hợp lý, là cần thiết. Và khi không cần một thứ gì đó nữa, muốn tống khứ nó đi cho rảnh chuyện, người ta lại thiết lập cả một hệ thống suy nghĩ để bao biện cho sự tống khứ của mình là hợp lý, cần thiết. Với tính mạng của một con người cũng vậy, nhất là trong thời đại Cộng sản xã hội chủ nghĩa này, mạng người đôi khi rẻ hơn lá mít mà cũng có lúc đánh đổi cả giang sơn.

Nói nghe có vẻ buồn cười và không thật nhưng đó là sự thật, và cái sự thật cay đắng, đau lòng này đã kéo dài khá lâu trên đất nước này, nó như một minh chứng về thân phận của một quốc gia, một dân tộc nhược tiểu và đầy ma mãnh, trí trá. Đáng sợ hơn là sự ma mãnh, trí trá này được hợp thức hóa bằng con đường chính thống và nó đẩy dạt mọi giá trị đạo đức sang hai bên lề trên đường đi của nó.

JPEG - 67.8 kb
Thân nhân thủy thủ Hoàng Văn Hải, người bị bọn khủng bố hồi giáo Abu Sayyaf sát hại.

Thử đặt câu hỏi: Nếu như anh Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải (hai nạn nhân bị Abu Sayyaf chặt đầu tại Phillipines) là con của một quan lớn nào đó trong hệ thống trung ương đảng Cộng sản thì họ có ra nông nổi như đã thấy?

Vì sao tôi phải đặt câu hỏi này? Bởi vì hiện tại, có hàng triệu người trẻ Việt Nam đã trả giá cho việc học hành, theo đuổi tấm bằng đại học, rồi bằng thác sĩ, tiến sĩ, việc theo đuổi này bị đánh đổi bằng việc cha mẹ của họ phải bán đất đai, bán nhà cửa, cầm cố, vay nợ… Để rồi khi tốt nghiệp, họ lại tiếp tục cầm tấm bằng chạy vạy khắp nơi xin việc, đi bưng cà phê, đi bán bảo hiểm, đi phụ hồ… Trong khi đó, con cái của giới quan chức học hành chẳng ra gì, một ngàn đứa thì có một đứa học hành tử tế, con số 999 đứa còn lại không cần học hành gì, thậm chí ăn chơi sa đọa mà vẫn có được chỗ làm vững chãi, làm sếp, làm lãnh đạo người khác.

Những đứa con nhà quan tuy học hành chả ra trò trống gì nhưng chúng có cha mẹ của chúng làm cái dù che chở cho chúng, và để có được sự no lưng ấm cật cho con cái, giới quan chức đã không nghần ngại đạp đổ mọi qui tắc đạo đức, mọi qui định của pháp luật để lấy cho được cái ghế quyền lực và bổng lộc cho con của họ. Ngược lại, một cử nhân hay một thạc sĩ học hành tử tế nhưng không có cái dù thì cho dù có cầm tấm bằng đi gõ cửa khắp mọi nơi cũng sẽ nhận được cái lắc đầu lạnh lùng. Và đương nhiên cái lắc đầu này nhân danh mọi qui định hiện hành và nhân danh mọi giá trị đạo đức.

Đáng sợ hơn là khi con các quan chức (tạm gọi là “cô chiêu cậu ấm”) vi phạm một chuyện gì đó, thay vì phải để họ đối diện với pháp luật, phải được pháp luật răn đe để trưởng thành, để người hơn thì họ lại được cha mẹ che chở, bao bọc nhằm tránh tội, yên thân. Và đương nhiên, họ mãi mãi sống trong no lưng ấm cật, mặc ai đói khổ, mặc ai kêu than, mặc ai cầm bằng đi chạy vạy, mặc ai bị họ xúc phạm. Bởi họ là con nhà quan, trừ khi chế độ Cộng sản sụp đổ thì họ mới sợ, mới chịu làm người tử tế. Nhưng với họ, còn lâu thì chế độ Cộng sản mới sụp đổ, bởi có ai dám hé răng với họ điều gì đâu, cuộc sống hằng ngày nhung lụa và quyền lực trước đám dân đen sợ sệt, yếu vía đã chứng mình cho họ thấy họ tồn tại, họ phát triển và “sống mãi”.

Trở lại chuyện các thủy thủ Việt Nam bị bắt cóc, tống tiền, giả sử như Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải là con nhà quan chức Cộng sản thì chắc chắn là họ không bị giết, họ đã được cứu ngay từ đầu, người ta sẽ vận dụng mọi cách có được để cứu họ, không ngoại trừ dùng cả nguyên tắc Tối Huệ Quốc để cứu lấy mạng sống của con cháu họ. Và lúc đó, một kịch bản yêu thương nòi giống Việt Nam, một tiểu thuyết về khả năng tồn tại trước cái chết của cô chiêu, cậu ấm được trình làng để biến họ thành những ngôi sao của sự sống bất diệt… Điều đó vừa có lợi cho quá trình chuộc con tin lại vừa có lợi cho cái điều gọi là “mầm mống của đảng, thành phần ưu tú của xã hội”.

Nói như vậy để thấy rằng khi muốn có một thứ gì đó, người ta sẽ bằng mọi giá để bao biện rằng sự tồn tại của nó là ý nghĩa, là giá trị và không được phép mất nó. Ngược lại, khi thấy không cần thiết, người ta cũng tìm cách bao biện cho sự đập bỏ của mình bằng một hệ thống lý lẽ nghe ra cũng không đến nỗi chói tai.

Trường hợp mà ông Lê Hưng Quốc, chuyên gia đối ngoại của nhà nước Cộng sản Việt Nam trả lời trên RFA về cái chết của hai công dân Việt Nam Hoàng Trung Thông và Hoàng Văn Hải: “… Nhưng làm như thế nào thì phải theo thông lệ quốc tế. Ví dụ như tự mình đi gặp riêng bọn bắt cóc để đưa tiền chuộc là không được. Quốc tế không cấm nhưng người ta kêu gọi chính phủ là không nên. Bởi vì sao? Nó tạo ra 1 tiền lệ hôm nay mình bồi thường trường hợp khác thì sẽ bắt trường hợp khác, cuối cùng cả thế giới này nằm trong khủng hoảng, khủng bố. Không được. Cái này cũng là 1 thông lệ mà các quốc gia đã thoả thuận với nhau, là tất cả phải báo cáo Liên hợp quốc, báo cáo với các nước có trách nhiệm và các nước sở tại để cùng nhau xử lý những trường hợp này chứ anh không được đơn phương xử lý.

Mọi trường hợp bắt cóc đều có các lý do của nó. Và mỗi vụ này với vụ khác hoàn toàn khác nhau. Không thể lấy vụ năm ngoái để suy diễn cho vụ năm nay, cách đây 10 năm cũng tương tự như thế này nên bây giờ cũng như thế. Không bao giờ.

Chỉ có cái là ngày xưa chính phủ cứ đơn phương “đi đêm” với bọn bắt cóc, rồi trả tiền chuộc. Hiện nay có rất nhiều vụ báo cứ đăng ầm lên là trả bao nhiêu triệu đô ấy, là rất nguy hiểm vì khuyến khích bọn bắt cóc.

Những chuyện như vậy Liên hiệp quốc phải khuyến cáo, không nên bồi thường như thế vì sẽ lan rộng chuyện bắt cóc là không được”.

Nói như vậy thì cuối cũng nghe ra cũng rất chi là hợp lý, hợp tai và chẳng ai có thể trách ai được trong chuyện này, mọi chuyện đều đổ lên “thông lệ quốc tế”, mượn thông lệ quốc tế vốn dĩ là bài thuộc lòng của giới chuyên gia nhà nước mặc dù cái họ mượn chỉ có hại cho dân và có lợi cho sự vô trách nhiệm của họ.

Thử nghĩ, nếu họ thực sự coi trọng thông lệ quốc tế hay các qui định quốc tế thì tại sao họ phải ém nhẹm thông tin về vụ các nạn nhân bị bắt cóc và sau đó là cấm đoán thông tin về cái chết của các nạn nhân? Và nếu thực sự coi trọng các qui định quốc tế thì tại sao các phiên tòa xử các nhà hoạt động đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền Việt Nam lại khuất tất và man trá như đã thấy? Không phải là một vụ mà đã có quá nhiều vụ!

Điều nhà làm tôi liên tưởng đến một thứ rất dân dã của nhà nông, đó là cái cuốc. Với người nông dân, cái cuốc là phương tiện, là sinh kế để đào ra hột gạo mà sống, nhưng với người Cộng sản, nó không phải là sinh kế, không phải là phương tiện đào ra hột gạo tồn tại, mà là thứ vũ khí để đập vào sọ đối phương. Đã có rất nhiều cái chết trong chiến tranh chứng minh cho điều này, xét nghĩ không cần bàn thêm. Điều ước hay qui định quốc tế cũng vậy thôi, với người này, nó là phương tiện để nâng cao tính nhân đạo, với kẻ khác, nó là phương tiện để bao biện, thậm chí để trí trá, bao che cho sự vô cảm, lạnh lùng, cái ác!

Nguồn: VietTuSaiGon’s blog, RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.