Mời cướp xơi cơm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giáo xứ Đông Yên, thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, với hơn 1.000 hộ dân, 5.000 đầu người, đang là hình ảnh tiêu biểu cho nỗi bất hạnh chung của dân tộc Việt dưới chế độ CSVN.

Cách đây gần 7 tháng, vào sáng ngày 17/3/2015, một lực lượng hùng hậu công an huyện Kỳ Anh đã tràn vào khu vực nhà thờ Đông Yên để đập bỏ nhà xứ, đập bỏ trường học giáo lý và một số công trình phụ trợ của nhà thờ Đông Yên như nhà xứ khu A, khu B, nhà xứ các cha, và toàn bộ cây cối vườn tược trong nhà thờ cùng các dãy hàng rào nhà thờ. Giáo dân cũng bị hành hung đến ngất xỉu, nữ tu thì bị tát vào mặt.

Lực lượng an ninh tham gia cưỡng chế khu vực nhà thờ Đông Anh, Hà Tĩnh ngày 17/03/2015.

Bám trên mảnh đất của cha ông từ bao đời bên bờ biển, sống bằng nghề cá, người dân Đông Yên đã bị nhà nước CSVN đập nát cơ ngơi, nhà thờ, và cưỡng bức xô đẩy lên lên vùng núi vô định với nhiều hệ quả đau thương tan tác chỉ với mục đích cướp trắng đất đai của họ. Tiền đền bù thì chưa giải quyết khiến người dân thu nhập không có, hoàn cảnh vô cùng khốn đốn.

Điều hết sức vô lý là nhà nước CSVN, cùng với hành động cưỡng bức thô bạo người dân bỏ quê bỏ xứ, lại không có một công trình hay kế hoạch gì cho vùng đất Đông Yên mà họ vừa cướp trắng. Rốt cuộc làng thôn Đông Yên hiện nay chỉ còn là một bãi hoang đầy những gạch vỡ và đổ nát.

Mục đích của hành động cưỡng bức này là để ép người dân Đông Yên phải rời bỏ nơi sinh sống và tái định cư tại một số địa điểm khác, tản mác trên núi, quanh vùng Vũng Áng.

Đã có khoảng 4 ngàn người dân đã bị đẩy tới địa điểm mới. Trong khi đó, có khoảng 1 phần 5 dân số Đông Yên vẫn tiếp tục ở lại, không chịu di dời lên vùng tái định cư trên núi, trong đó có khoảng hơn 150 trẻ em đang không trường để đi học. Những người dân đã bị di dời cho biết trước đây ở làng cũ muốn đánh bắt cá thì chỉ đi vài chục thước là tới biển, tài sản để lại bãi không sao cả; ngày nay muốn đi đánh bắt cá phải đi từ 10 tới 15 cây số, ngư cụ lại phải gửi lại hoặc mất công cử người trông giữ.

Cách hành xử của nhà cầm quyền huyện và tỉnh có khác nào hành động của một bầy cướp tràn vào làng cướp của ức hiếp dân lành.

Hẳn nhiên, người dân Đông Yên, với bàn tay không, đã bắt buộc phải mạnh mẽ phản đối và chống cự.

Cách đây hơn 1 tháng, công an huyện đã bắt đi một giáo dân trẻ là anh Nguyễn Xuân Toàn mà hoàn toàn không cho biết lý do khi anh Toàn bày tỏ những sự thật đang xảy ra với người dân Đông Yên.

Vào ngày 5 Tháng 10 vừa qua, 4 người lạ mặt mặc thường phục, chạy xe biển xanh, đã xông vào nhà của gia đình anh Nguyễn Xuân Toàn, mà theo người dân Đông Yên cho biết là họ tới với mục đích bắt tiếp người con thứ hai của gia đình.

Biết chuyện, người dân Đông Yên đã kéo tới đông đảo, bao vây những người lạ mặt. Sau khi được biết 4 người này chính là công an, dân chúng đã tạm giữ 4 công an này với mục đích bảo vệ họ khỏi sự phẫn nộ của người dân. Thậm chí dân chúng còn nấu cơm cho họ ăn, trong khi chờ đợi nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh đến để giải quyết vấn đề.

Ông Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ Tịch Tỉnh Hà Tĩnh, Đại Tá Bùi Đình Quang, Phó Giám Đốc Sở Viện Trưởng Viện Kiểm Sát huyện Kỳ Anh, đại diện UBND xã đã đến làm việc với đại diện gia đình anh Nguyễn Xuân Toàn, Ban Hành Giáo xứ Đông Yên và lãnh đạo thôn. Sau đó, một biên bản đã được thiết lập làm 2 bản, được đọc cho bà con giáo dân nghe tại chỗ, cam kết trả tự do cho anh Nguyễn Xuân Toàn. Với cam kết này mọi người đã tự động giải tán và để cho 4 công an nói trên ra về.

Nghĩ về hoàn cảnh của giáo dân Đông Yên, với những nỗi khổ đau khốn đốn, mất nhà mất đất đời sống bấp bênh vô định, do nhà cầm quyền CSVN gây ra và vẫn còn đang tiếp diễn, người ta không khỏi cảm phục cách hành xử ôn hoà, nhân bản và sáng suốt của tập thể những người dân hiền lành Đông Yên đúng với tinh thần đấu tranh ôn hoà bất bạo động nhưng quyết liệt mà người dân Việt Nam đang thực thi. Đây là cuộc đấu tranh trước hết để tự bảo vệ mình và bà con xóm giềng, đồng thời để bảo vệ công lý, góp phần cho cuộc đấu tranh chống áp bức của chế độ độc tài u tối hiện nay, đem lại dân chủ cho toàn dân để canh tân đất nước.

Tấm gương và bài học Đông Yên chắc chắn sẽ sớm được nhân rộng trên cả nước./.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.