Ngọn Đuốc Thế Vận Tại Nagano Cũng Không Thoát Khỏi Biểu Tình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 66.8 kb

Lễ khai mạc chặng đường Nagano của ngọn đuốc Thế vận Bắc Kinh được cử hành ở một bãi đậu xe, dưới trời mưa nhẹ vào hôm Thứ Bảy 26/4, với người cầm đuốc đầu tiên là ông Senichi Hoshino, huấn luyện viên của đội tuyển baseball Nhật Bản, và chấm dứt tại một công viên dưới sự canh gác chặt chẽ của khoảng 3.000 nhân viên cảnh sát dưới đất và trực thăng trên không, nhằm làm giảm bớt đi mức độ biểu tình chống đối Trung Quốc trước chuyến viếng thăm Nhật Bản của chủ tịch Hồ Cẩm Ðào vào ngày 6/5 tới đây.

Hàng chục nhân viên cảnh sát Nhật Bản trong đồng phục thể thao đã chạy vây quanh người cầm đuốc trong suốt chặng đường dài 18 cây số xuyên qua thành phố Nagano, là nơi đã tổ chức Thế vận hội mùa Đông 1998. Có nhiều xô xát chạm trán giữa các cổ động viên Trung Quốc và những người Nhật quốc gia cùng những người ủng hộ Tây Tạng, làm 5 người bị bắt giữ và 4 người bị thương nhẹ, theo cảnh sát cho biết. Giới chức thẩm quyền nói rằng vấn đề an ninh chặt chẽ đã không thể tránh được, mặc dù nó làm mất đi không khí vui tươi của một ngày hội.

JPEG - 105.2 kb

Những người biểu tình tại Âu Châu, Hoa Kỳ, Á Châu và Úc Châu đã dùng 3 tuần lễ của cuộc rước đuốc Thế vận vòng quanh thế giới để lưu ý mọi người về sự đàn áp của nhà cầm quyền Bắc Kinh tại Tây Tạng và thành tích nhân quyền rất tồi tệ của họ. Chặng đường rước đuốc tại Nhật Bản còn có thêm ý nghĩa quan trọng vì chuyến viếng thăm sắp tới của Hồ Cẩm Ðào, lần đầu tiên bởi một người đứng đầu nhà nước Trung Quốc trong 10 năm qua.

Những người biểu tình đứng dọc theo lộ trình rước đuốc và phất những lá cờ Tây Tạng, xen kẽ giữa những người Nhật mặc áo T-shirt có hình lá cờ của hoàng gia Nhật. Gần nơi chấm dứt cuộc rước đuốc, cảnh sát phải đẩy lui những người phản đối ngược trở lại hàng ngũ của họ, có vài người la lớn những khẩu hiệu chống Trung Quốc và, “Nhật hoàng muôn năm”.

Chủ tịch tổ chức Phóng viên không biên giới Robert Menard cũng có mặt tại cuộc biểu tình. “Trung Quốc đã không tôn trọng những cam kết của họ khi được giao cho việc tổ chức Thế vận hội. Vấn đề nhân quyền đã không có gì tiến bộ kể từ năm 2001”. Ông Maynard nói cùng các ký giả tại Tokyo vào ngày hôm qua.

Trong một buổi họp báo, các nhà sư trụ trì chùa Zenkoji, là ngôi chùa đã rút lui ra khỏi việc tổ chức nghi thức khai mạc cuộc rước đuốc như đã ấn định trước đây vì lý do an ninh lẫn vấn đề nhân quyền tại Tây Tạng, nói rằng họ sẽ tổ chức một buổi cầu nguyện cho những người Tây Tạng lẫn Trung Hoa bị thiệt mạng trong cuộc biến loạn hồi Tháng Ba ở Lhasa và các vùng phụ cận, thay vì ủng hộ cuộc rước đuốc.

JPEG - 46 kb

Trời đổ mưa khi cuộc rước đuốc đang tiến hành ở trung tâm thành phố, với những khẩu hiệu “Go China” trộn lẫn với “Free Tibet” được hai phía ủng hộ lẫn phản đối la hét, và đôi lúc họ đã chạm trán nhau mặc dù an ninh rất chặt chẽ. Khoảng 2.000 du học sinh Trung Quốc đã kéo về Nagano để ủng hộ ngọn đuốc.

Có 4 cổ động viên Trung Quốc bị thương và 5 người khác bị bắt giữ, trong đó có một người cầm cờ Tây Tạng nhẩy ra chắn đường ngọn đuốc và la lớn “Free Tibet” bị cảnh sát đè vật xuống đường. Trong những người bị bắt có 3 người vì nhảy ra để chặn đường ngọn đuốc, hai ngưòi khác bị bắt vì ném trứng thối và cà chua về phía ngọn đuốc.

JPEG - 62.6 kb

Ðài truyền hình NHK tường thuật rằng có một trái khói được ném vào nơi ngọn đuốc đang di chuyển, nhưng không có hiệu quả gì.

Hơn 3.000 cảnh sát đã được huy động để giữ an ninh trật tự cho cuộc rước đuốc tại Nagano ngày 26/4, chỉ sau một ngày khi hãng thông tấn quốc doanh Tân hoa xã loan báo rằng Bắc Kinh sẽ chấp nhận gặp gỡ đại diện của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma, vị lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng. Trong khi tin này được Tân hoa xã loan đi vào ngày Thứ Sáu 25/4, thì các cơ quan truyền thông khác của nhà nước Trung Quốc vẫn tiếp tục lên án Ðức Ðạt Lai Lạt Ma vào hôm Thứ Bảy, và đổ thừa cho tình trạng biến loạn tại Tây Tạng là do “bè lũ Ðạt Lai” xúi giục.

Bản tin của Tân hoa xã nói rằng Ðức Ðạt lai Lạt ma có thể đưa ra những điều kiện cho cuộc đối thoại bằng cách “chứng tỏ bằng các hành động thực tế chấm dứt chia rẽ quê hương, ngưng xúi giục bạo động và không làm gián đoạn Thế vận hội”.

Ðức Ðạt Lai Lạt Ma trong một chuyến dừng chân tại Tokyo, ngày 10/4/08, đã nói rằng ngài ủng hộ Thế vận hội Bắc Kinh và sẽ tham dự nếu Bắc Kinh đồng ý, với điều kiện các hành động của Trung Quốc tại Tây Tạng phải được cải thiện.

Các nhà bình luận cũng như các nhà tranh đấu nhân quyền đã tỏ ra rất thận trọng về triển vọng của một cuộc đối thoại giữa Ðức Ðạt Lai Lạt Ma và nhà cầm quyền Bắc Kinh để làm giảm căng thẳng tại Tây Tạng.

“Vẫn còn rất sớm để biết cuộc gặp gỡ có đạt được kết quả hay không, hay đây chỉ là một mục đích của Trung Quốc để gây tiếng tăm ngoại giao trước thềm Thế vận hội sắp đến”, bà Mary Beth Markey, một phó chủ tịch của tổ chức Quốc tế Vận động cho Tây Tạng cho biết qua một thông cáo báo chí. Riêng các phụ tá của Ðức Ðạt lai Lạt ma cho biết rằng họ chưa chính thức nhận được bất cứ một thông báo nào từ nhà cầm quyền Bắc Kinh.

JPEG - 25.9 kb

Quan hệ giữa Nhật Bản và Bắc Kinh thường rất căng thẳng vì kinh nghiệm cay đắng của người Trung Hoa về quá khứ chiến tranh khi quân Nhật chiếm đóng Trung Quốc hồi Thế chiến thứ 2. Do đó, Nhật Bản không muốn có những cảnh hỗn loạn làm gián đoạn cuộc rước đuốc như đã xảy ra tại các chặng đường trước đây, nhất là trước chuyến viếng thăm Tokyo vào tháng tới của chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Ðào.

Cuộc rước đuốc đã kết thúc bằng người cuối cùng là lực sĩ huy chương vàng Thế vận môn chạy marathon Mizuki Noguchi, sau khi châm ngọn lửa vào vạt đuốc đặt ở trong một công viên.

Tại Nagano, hơn 100 cảnh sát bảo vệ chạy dọc hai bên của người cầm đuốc theo suốt lộ trình, với 2 nhân viên Trung Quốc của toán “chăm sóc ngọn đuốc” trong đồng phục thể thao màu trắng xanh.

Gần trạm xe lửa chính của thành phố Nagano, thì bạo động xảy ra giữa hai phe cổ động lẫn phản đối Trung Quốc, trong đó có nhiều người thuộc thành phần cánh hữu Nhật Bản. Cảnh sát phải can thiệp tách rời hai nhóm ra. Hình ảnh trên truyền hình cho thấy có một người bị thương ở đầu, máu chảy đầy trên mặt.

Một nhóm nhỏ của các thành viên Hội Ân xá Quốc tế đứng biểu tình ngay trước cửa nhà ga Nagano, họ tự bịt mắt bằng các băng vải và hô khẩu hiệu “Nhân quyền cho Trung Quốc”. Sau đó họ đã bị một đám đông những cổ động viên Trung Quốc tiến đến quấy rối và hô ngược lại trả đủa “Láo, láo”.

Khi cuộc rước đuốc gần kết thúc trong công viên nơi lễ bế mạc được tổ chức, một hàng rào cảnh sát đã giữ không cho hai đám đông đến gần nhau, họ là những cổ động viên Trung Quốc hát và hô khẩu hiệu “One China”, đối diện với những người ủng hộ Tây Tạng cũng hô khẩu hiệu “Free Tibet”.

Kế tiếp, ngọn đuốc sẽ đến thủ đô Hán Thành để chuẩn bị cho chặng đường Nam Hàn vào ngày Chủ Nhật 27/4, đây là ngọn đuốc với mục đích mang những thông điệp hòa bình và hữu nghị, nhưng suốt lộ trình xuyên thế giới của ngọn đuốc đã biến thành một sự kiện chính trị và tầm mức an ninh bảo vệ cho ngọn đuốc thường chỉ thấy được dành riêng cho các nguyên thủ quốc gia.

Khánh Ðăng tổng hợp

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.