Nguyễn Tấn Dũng thoát nạn?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kể từ khi lùi bước trong cuộc tranh giành quyền lực với Nguyễn Phú Trọng, cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng âm thầm về cầm sổ hưu, đi chùa, sống làm “người tử tế”. Ngay cả lúc đàn em Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và một lô cán bộ Tập Đoàn Dầu Khí bị lôi ra trước vành móng ngựa, ông Dũng vẫn im thin thít dù không ít người nhìn về ông ta với thái độ dò hỏi. Ông Dũng trong thời gian này có vẻ chìm nghỉm không khác những con tàu rỉ sét của Vinashin một thời là “cú đấm thép” với mơ ước trở thành kỹ nghệ đóng tàu hiện đại nhất nhì thế giới.

Thế nhưng ông Dũng không lặn như người ta tưởng. Bằng chứng là hôm 9 Tháng 2 vừa qua nhân dịp Tết Mậu Tuất, một phái đoàn đông đảo quan chức tai to mặt lớn do Bí thư Thành Hồ Nguyễn Thiện Nhân dẫn đầu đã đến thăm và chúc tết viên cựu thủ tướng. Họ bày tỏ “lòng tri ân” đến ông này vì “sự cống hiến cho đất nước” dù rằng di sản của ông Dũng chỉ là những bóng ma của các tổng công ty đang nằm đắp chiếu chờ phá sản. Và ai cũng biết Bí thư Nguyễn Thiện Nhân không tự ý đi thăm ông Dũng để bày tỏ tình thày tớ còn sót lại mà ông chỉ làm theo lệnh của Bộ Chính trị hay chính xác hơn là “lệnh” của ông Trọng.

Viếng thăm và chúc tết các cựu lãnh đạo là chuyện diễn ra hàng năm được báo chí quốc doanh đưa tin với nội dung không thay đổi mà người dân ít bỏ công ra đọc vì nhàm chán. Nhưng năm nay trong tình hình ông Trọng dựng lò đốt củi, bên ngoài quyết tâm chống tham nhũng nhưng bên trong ra tay diệt trừ phe Dũng, dư luận không thể không đặt ra nhiều câu hỏi.

Vì sao ở Thành Hồ có đến mấy ông chủ tịch nước và lãnh đạo cao cấp về hưu mà ông Nguyễn Thiện Nhân chỉ đi thăm ông Nguyễn Tấn Dũng và một vài nhân vật tượng trưng khác như bà vợ Võ Văn Kiệt và gia đình Võ Trần Chí? Tại sao ông Nhân bỏ quên cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang vốn là “đồng minh” của ông Trọng hay không đi thăm Nguyễn Minh Triết? Ông Nhân cũng làm lơ luôn cựu Thủ tướng Phan Văn Khải… đang bị ốm rất nặng và người tiền nhiệm cựu bí thư thành ủy Lê Thanh Hải.

Cũng có thể lý giải việc ông Nhân được chỉ định đi thăm ông Dũng nhằm vào vài lý do sau.

– Muốn cho người ta thấy là phe đang cầm quyền không có gì hục hặc với ông Dũng. Chuyện bắt Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng đưa ra tòa hay lột chức Nguyễn Xuân Anh ở Đà Nẳng chỉ nằm trong chiến dịch chống tham nhũng bình thường của đảng mà không liên quan gì đến chuyện dư luận đồn đoán có tranh chấp, đấu đá nội bộ giữa hai phe. Hay nói cách khác là ông Trọng không thù oán gì ông Dũng sau khi ông Dũng đã về vườn, dù trước đây ông ta đã phải ngậm ngùi rơi lệ vì “đồng chí X”. Nhưng có thật thế không?

– Muốn cho thấy là phe ông Trọng dù đang nắm ưu thế mọi mặt, nhưng muốn tạo sự nhân nhượng để xoa dịu phe ông Dũng sau cú đánh đàn em ông này trong Tập đoàn Dầu khí và ngành Ngân hàng. Xem ra trong tình thế các cấp cán bộ hoang mang chưa biết khi nào mình bị “lên thớt” thì sự nhân nhượng này thật cần thiết để ổn định nhân sự trước khi ra quân.

– Nhân dịp đầu năm, phe ông Trọng cũng muốn mọi người thấy được tính “nhân văn”, theo lối nói của Tổng bí thư Trọng hôm cuối năm. Vì tinh thần nhân văn tốt đẹp đó mà ông Trọng sẽ không hạ độc thủ trong mấy ngày Tết để khỏi mang tiếng… chơi kẻ đã ngã ngựa.

– Cuối cùng màn kịch thăm nom này còn cho thấy là phe ông Trọng đang có môt âm mưu lớn hơn khi chỉ chọn ông Dũng để ông Nhân đi thăm chúc Tết. Đó phải chăng là phát súng ân huệ đầu năm để trong năm 2018 – năm ông Trọng đánh giá là “bản lề”, sẽ cho ông Dũng xộ khám một cách bất ngờ.

Thật khó hiểu “tâm tư” của ông Trọng; nhưng rõ ràng là việc Nguyễn Thiện Nhân đi thăm ông Dũng không phải là điều bình thường vào lúc mà các phe đều phải ở thế thủ.

Nên nhớ ông Nhân trước đây là đàn em ông Dũng trong vai trò phó thủ tướng. Nhưng nay gió đã đổi chiều, ông Dũng không còn quyền lực và ông Nhân phải phò ông Trọng để ngồi vững trên chiếc ghế bí thư Thành Hồ. Do đó ông Nhân không thể làm phật lòng ông Trọng khi đi thăm đối thủ và cho lên mặt báo công khai để mọi người cùng biết. Là một nhân vật chính trị mờ nhạt trong mọi thời kỳ, Nguyễn Thiện Nhân chỉ cần đóng trọn vai trò được giao như một cán bộ trung thành với bề trên là quá đủ.

Rõ ràng là qua cuộc thăm viếng này, người ta thấy dữ nhiều lành ít cho ông Dũng. Nói cách khác là ông Dũng chưa thoát nạn khi mà ông Trọng chưa bình định nội bộ.

Nhưng nếu nhìn từ phía nội bộ đảng thì rõ ràng là ông Trọng đã phá đổ mọi quy ước “dựa vào nhau để tồn tại” giữa các phe nhóm. Và biết đâu đây là dấu hiệu đe dọa sự tồn tại đảng CSVN khi mà ông Trọng quyết liệt đánh tới để tóm cho được Nguyễn Tấn Dũng. Trong trường hợp này phe ông Dũng sẽ không ngồi yên chờ đối thủ ra tay.

Đó có thể là hồi kết cuộc của chế độ, cũng là điều mà nhiều người đang mong đợi.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.