Nhận Định Của Đảng Việt Tân Về Cuộc Rước Đuốc Bắc Kinh Qua Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 11.9 kb

Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
Văn Phòng Trung Ương
2530 Berryessa Rd #234, San Jose, CA 95132, USA.
Tel:(408) 347-8830; Email: lienlac@viettan.org
http://www.viettan.org

****

Nhận định của đảng Việt Tân về
cuộc Rước Đuốc Bắc Kinh qua Việt Nam

Cuộc rước đuốc Thế Vận Hội Bắc Kinh chấm dứt vào tối ngày 29 tháng 4 năm 2008 tại thành phố Sài Gòn đánh dấu một vết đen ô nhục mới lên trang sử Việt Nam. Ngay trên những con đường mang tên Hai Bà Trưng, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, … những con đường mang tên các vị anh hùng dân tộc dày công cứu nước đã tràn ngập hình ảnh của tập đoàn bá quyền: cờ đỏ, biểu ngữ của Trung Quốc tung bay thách đố. Ngay trên những con đường gọi là Đồng Khởi, Lý Tự Trọng cũng vang dội các khẩu hiệu tán dương Bắc Kinh bằng tiếng Tàu. Những mật vụ Trung Quốc trá hình du khách ngang nhiên tuần hành, phô diễn thanh thế dưới sự bảo vệ của công an CSVN. Trong khi đó, người dân thành phố Sài Gòn yên lặng trước những cặp mắt đằng đằng sát khí của hàng hàng lớp lớp những công an cùng giòng máu. Hàng rào sắt được dựng lên để ngăn ra, bên ngoài là quần chúng Việt Nam uất ức và căm phẫn, bên trong là những đầy tớ không phải của nhân dân Việt Nam mà là của đàn anh bá quyền phương Bắc. “Nhìn đám sinh viên Tàu mặt mày kênh kiệu phất cờ ngay tại Sài Gòn em vừa buồn vừa nhục. Mình là dân Việt Nam mà phải đứng ngoài. Cầm điện thoại nói cũng sợ, lại càng nhục hơn. Khán giả chứng kiến nỗi nhục của mình là dân ngoại quốc tóc vàng mắt xanh …” lời của một thiếu nữ đứng nhìn trước khách sạn Continental đủ để nói lên nỗi uất ức và phẫn nộ của hàng triệu công dân Việt Nam.

Việt Nam không những đã mất đất, mất biển mà còn mất cả danh dự của một quốc gia vào ngày 29 tháng 4 năm 2008.

Mục tiêu của đảng và nhà nước CSVN là bằng mọi giá phải làm hài lòng đàn anh Trung Quốc. Cho dù khắp nơi trên thế giới, người người lên án Bắc Kinh về tội ác của họ đối với người Tây Tạng, người Sudan tại Darfur, và chính người dân Trung Quốc, thì tại Việt Nam, lãnh đạo CSVN cố ra sức làm vừa lòng kẻ xâm lấn đât nước mình. Nếu ở những chặng đường rước đuốc khác, người ta thấy công an mật vụ Trung Quốc phải trá hình vào đoàn rước đuốc để chống trả đoàn biểu tình, thì tại Việt Nam điều đó không cần thiết. Công an CSVN sẳn sàng làm chuyện đó và làm cả tháng trước khi ngọn đuốc đến đất Việt Nam. Từ những bloggers bị bắt giam, bị mất việc đến các nhà dân chủ, các sinh viên bị hăm doạ, bị khống chế, công an của mọi ban ngành sử dụng đủ loại thủ thuật để gieo rắc sợ hãi, kể cả những hành động bẻ tay, đánh đập, và xách ném những cụ già ở Thanh Hóa, An Giang lên xe một cách tàn nhẫn. Họ đã sẳn sàng đàn áp tất cả mọi người Việt yêu nước bằng mọi phương tiện có trong tay. Tuy vậy, để bảo đảm làm vui lòng Bắc Kinh, đảng CSVN vẫn phải lấy quyết định ngược đời – đó là tổ chức rước đuốc khi vừa tắt nắng chiều để hy vọng màn đêm sẽ che bớt những cảnh phản đối có thể xảy ra làm mất lòng đàn anh.

Lãnh đạo đảng CSVN có thể đã đạt mục tiêu trong việc làm hài lòng đàn anh Trung Quốc. Nhưng ngày 29 tháng 4 lại đánh dấu một thành quả đáng kể cho đại khối dân tộc, khi mà Trung Quốc đã phải âm thầm lấy quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ra khỏi bản đồ Trung Quốc trong các tài liệu về Thế Vận Hội 2008 và khi mà nhiều tầng lớp dân Việt, từ già tới trẻ, đã đồng lòng phản đối sự yếu hèn của chế độ, khiến tập đoàn lãnh đạo đảng CSVN không còn có thể tuyên truyền xảo trá để tìm cách duy trì chính nghĩa vốn không bao giờ có. Huyền thoại vì nước vì dân tộc của đảng CSVN, qua cuộc rước đuốc ngày 29 tháng 4, đã bị lột trần để toàn dân nhìn rõ bản chất và tham vọng sẵn sàng đánh đổi tất cả để nắm độc quyền cai trị của họ.

Đánh dấu 33 năm Ngày 30 Tháng 4, ngày được CSVN tuyên truyền là khởi đầu của kỷ nguyên tự chủ và độc lập, người Việt Nam không thể không nhận ra chỉ một ngày trước đó những kẻ xâm lấn bờ cõi Việt Nam nghênh ngang phất cờ ngay trên đất nước này trong vòng bảo vệ hết lòng của cả hệ thống trấn áp của đảng CSVN. Lịch sử Việt Nam đã minh chứng nhiều lần rằng không một chế độ cai trị nào “đạp dân tộc – đội ngoại bang” lại có thể tồn tại. Lý do đơn giản là lòng yêu nước nồng nàn của người Việt Nam không thể chấp nhận tình trạng ô nhục đó được.

Ngày 29 tháng 4 năm 2008
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng

Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài
Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ
Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước

PDF - 183.9 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.