Nhục nhã thay cho Việt Nam blog

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 5 tháng 8, 2012

Sau khi một người mẹ vừa chết để phản đối việc bắt giữ con gái của mình, đã đến lúc nước Anh phải có thái độ

Khi bà Đặng Thị Kim Liêng rời nhà vào sáng ngày 30/7 thì con gái của Bà nghĩ là Bà đi uống cà phê như mọi ngày. Nhưng Bà lại đã đi về văn phòng của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Bạc Liêu và tự thiêu ở ngay bên ngoài văn phòng. Đây là cuộc tự thiêu đầu tiên tại Việt Nam kể từ thập niên 1970. Bà Liêng qua đời trên đường tới bệnh viện. Một người con gái khác của bà Liêng là chị Tạ Phong Tần, một trong 3 người blogger thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, sắp bị đem ra xử vì bị cáo buộc tội danh “xuyên tạc sự thật, bôi nhọ Đảng và Nhà Nước” theo Điều 88 của Luật Hình Sự của Việt Nam, mà án tối đa lên tới 20 năm tù.

Sự quan tâm cho con gái của mình không phải là lý do duy nhất dẫn đến hành động tuyệt vọng của bà Liêng; ngoài sự lo lắng của gia đình đối với chị Tạ Phong Tần, bà Liêng và gia đình còn phải đối phó với sự quấy nhiễu của nhà nước, bao gồm cả việc đe dọa đuổi nhà. Vào Tháng 3 năm nay, tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới đã phổ biến tài liệu Những Kẻ Thù Của Internet, một bản tường trình liệt kê danh sách những quốc gia có thành tích tồi tệ nhất liên quan đến quyền tự do internet. Không ai ngạc nhiên khi thấy Trung Quốc đứng đầu danh sách của những quốc gia tích cực nhất trong việc bỏ tù công dân mạng của họ, và quốc gia giữ huy chương bạc giống như năm trước đó chính là Việt Nam cùng với Iran. Không chỉ những người bất đồng chính kiến trên mạng là đối tượng của nhà nước, Văn Bút Quốc Tế có danh sách của hơn 20 nhà văn, kể cả thi sĩ và tiểu thuyết gia, đang bị cầm tù ở Việt Nam. Hầu hết những người này bị cáo buộc vi phạm Điều 88 là “tuyên truyền chống phá nhà nước”, hay Điều 79 là “âm mưu lật đổ chính quyền”. Những điều luật này rất mơ hồ và nhà cầm quyền dùng chúng để kết tội tất cả những tiếng nói phản kháng.

Ba blogger thuộc Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do bị dự trù đem ra xử vào ngày 25 Tháng 7, tuy nhiên buổi xử đã bị dời lại không có lý do tới ngày 7 Tháng 8, và ngược với mọi thủ tục xử án, toà án đã cấm tất cả những quan sát viên và thân nhân tham dự. Hiện nay cả 3 blogger bị giam giữ chờ xử án. Bà Tạ Phong Tần, một cựu công an viên, đã dùng trang blog của bà để tố cáo những sự lạm dụng của công an, bị giam giữ từ ngày 5 Tháng 9 năm 2011; ông Phan Thanh Hải, tốt nghiệp luật khoa, đã bị Luật Sư Đoàn Tp. HCM từ chối đơn xin hành nghề vì đã đề cập trên trang blog của Ông những đề tài nhạy cảm như việc khai thác bô-xít, đã bị bắt giam từ ngày 18 Tháng 10 năm 2010; ông Điếu Cày, một luật sư và blogger về nhân quyền, đầu tiên đã bị bắt giam vào năm 2009 với tội danh được dàn dựng là “tội trốn thuế” (trước cả việc Trung Quốc sử dụng chiến thuật này để bắt giam ông Ngải Vệ Vệ), và bị giam giữ cho tới ngày 19 Tháng 10 năm 2010 là ngày hết hạn tù để rồi tiếp tục bị giam giữ chờ xét xử theo Điều 88.

Tất cả những điều này đang diễn ra trong khi quan hệ giữa Việt Nam và Anh Quốc ngày càng trở nên chặt chẽ hơn. Vào năm 2010, hai quốc gia đã ký kết một thỏa ước chiến lược; năm 2011, theo tài liệu Thương Mại và Đầu tư của Anh Quốc thì Việt Nam là quốc gia đón nhận đầu tư từ Anh Quốc lớn thứ nhì sau Trung Quốc; và vào Tháng 4 năm nay, ông William Hague, người Ngoại Trưởng đầu tiên của Anh Quốc viếng thăm Việt Nam kể từ nhiều năm qua, đã viết trên twitter là nền ngoại giao của chính phủ của Ông đặt trọng tâm lớn hơn vào vùng Châu Á Thái Bình Dương.

Cho tới giờ thì Bộ Ngoại Giao chưa có phản ứng về vụ tự thiêu. Ngược lại, Toà Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội đã phổ biến một bản nhận định vào ngày 1 Tháng 8 bày tỏ sự buồn phiền và kêu gọi trả tự do tức khắc cho các blogger. Về phản ứng của nhà nước Việt Nam đối với việc tự thiêu của bà Đặng Thị Kim Liêng thì, sau nhiều ngày im tiếng, giới chức trách nhiệm nói rằng họ đang điều tra về cái chết của Bà; cùng ngày, một trong số các luật sư bào chữa cho các blogger nhận được điện thoại từ một nhân viên toà án cho biết là vụ xử đã bị đình hoãn một lần nữa mà hoàn toàn không cho biết lý do. Chị Tạ Phong Tần tiếp tục bị giam giữ, và người ta cũng chưa biết là Chị đã được thông báo về cái chết của mẹ Chị hay chưa. Đã đến lúc mà mọi người, mọi đoàn thể tổ chức và quốc gia đã từng lên tiếng phản đối những đàn áp tại Trung Quốc và Iran, phải gióng thêm tiếng nói để phản đối những bất công tại Việt Nam.

Nguồn: http://www.guardian.co.uk/

* * *

Vietnam’s blog shame

August 5, 2012

As a mother dies in protest at her daughter’s detention, it’s time for Britain to take a stand

On 30 July, when Dang Thi Kim Lieng left home in the morning, her daughter assumed she was following her regular coffee routine. Instead she made her way to the offices of the Bac Lieu People’s Committee and self-immolated outside the building, the first such act of protest in Vietnam since the 1970s. She died on her way to hospital. Dang Thi Kim Lieng’s other daughter, Ta Phong Tan, is one of three bloggers from the website Free Journalists’ Club facing trial for “distorting the truth, denigrating the party and state” under article 88 of Vietnam’s criminal code, which carries a maximum sentence of 20 years in prison.

It wasn’t only concern for her daughter that prompted Lieng’s desperate act; in addition to their anxieties about Ta Phong Tan she and her family have also had to face harassment from the state, including threats of eviction. In March this year, Reporters Without Borders published The Enemies of the Internet, a report listing countries with the worst record on internet freedom. To no one’s surprise China topped the list of most enthusiastic jailor of netizens, but taking the silver medal, as it had the previous year, was Vietnam – alongside Iran. It isn’t only online dissenters who are targeted by the state – PEN International has a list of more than 20 writers, including poets and novelists, who are detained in Vietnam. Most of the accused are held under article 88, which is aimed at “propaganda against the state”, or article 77, which outlaws attempts at “overthrowing the people’s administration”. The laws are ambiguous enough to allow the authorities to use them against any critical voice.

The three bloggers of Free Journalists Club were supposed to stand trial on 25 July, but the date was unaccountably changed to 7 August and, in contravention of criminal proceedings, the court barred observers and family members from attending. At present, all three bloggers are being held in pre-trial detention: Ta Phong Tan, a former policewoman who has used her blog to criticise police abuses, has been held since 5 September 2011; Phan Thanh Hai, a law school graduate whose application to practice law was denied by the Ho Chi Minh Bar Association because of his blogging on controversial issues such as bauxite mining, has been held since October 18 2010; Dieu Cay, a human rights lawyer and blogger, was originally held on trumped-up charges of tax evasion in 2009 (well before the Chinese authorities used a similar strategy to lock up Ai Weiwei), and imprisoned until 19 October 2010 – the day that prison sentence ended his pretrial detention under article 88 started.

All this is taking place as Vietnam’s relations with the UK are getting significantly closer. In 2010 the two countries signed a strategic partnership agreement; in 2011 Vietnam was the second most popular emerging market for investors after China in a survey by UK Trade & Investment; and in April this year William Hague became the first foreign secretary to visit the country in many years, tweeting that Asia-Pacific was “a much greater focus of foreign policy under this gov.”

There hasn’t yet been a response from the Foreign Office to the self-immolation. By contrast, the US embassy in Hanoi released a statement on 1 August expressing its sadness and calling for the immediate release of the bloggers.

As for the Vietnamese state’s response to Dang Thi Kim Lieng’s suicide – on Friday, after days of silence, officials said they were investigating the death; on the same day, one of the lawyers for the bloggers received a phone call from the court clerk to say the trial had been delayed once more. No reason was given. Ta Phong Tan remains in prison, and it’s unclear if she has been informed of her mother’s death. Surely it’s past time for the individuals, organisations and governments who speak out against repression in China and Iran to add their voices to the protests.

http://www.guardian.co.uk/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.