Tại sao Hà Nội tìm cách cô lập Đảng Việt Tân?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để ngăn chận những nỗ lực tranh đấu chống lại sự bất công và đàn áp tự do dân chủ nhân quyền tại Việt Nam, đảng Cộng sản Việt Nam đã tung ra nhiều thủ đoạn trấn áp một cách độc ác. Ngoài việc bắt giữ cầm tù, quản chế tại gia, cho người theo dõi ngày đêm, cô lập kinh tế đối với những người yêu nước, đảng Cộng sản Việt Nam còn dùng những nhóm từ như “phản động”, “khủng bố”, “phá hoại” để chụp mũ những tổ chức đấu tranh, trong đó đảng Cộng sản Việt Nam đã huy động guồng máy tuyên truyền của họ liên tục tấn công đảng Việt Tân là “khủng bố” nhưng hoàn toàn không có một tài liệu gì để chứng minh. Họ ngụy tạo ra những vụ Đông Tiến I, Đông Tiến II, Đông Tiến III trong quá khứ nhưng cố tình làm ngơ đường lối đấu tranh Vận Dụng ngay từ ngày đầu của Việt Tân [mà tên gọi phổ thông ngày nay là Đấu Tranh Bất Bạo Động (ĐT/BBĐ)] để gán ghép cho đảng Việt Tân những hình ảnh bạo lực.

Thậm chí trong vụ bắt giữ một số đảng viên đảng Việt Tân đang chuẩn bị phổ biến truyền đơn đấu tranh bất bạo động tại Sài Gòn hôm 17 tháng 11 năm 2007, công an Cộng sản Việt Nam đã cài một khẩu súng ngắn và 13 viên đạn vào trong vali của 2 nạn nhân hoàn toàn vô can là ông bà Phan – Thịnh khi hai ông bà nhập cảnh tại phi trường Tân Sơn Nhất. Họ bắt và buộc hai ông bà phải khai gian rằng đã mang khẩu súng đó về Việt Nam theo yêu cầu của đảng Việt Tân. Mục tiêu của công an trong việc ngụy tạo này là muốn chứng minh trước dư luận rằng đảng Việt Tân là tổ chức khủng bố vì cho người mang súng vào Sài Gòn. Tuy nhiên cách làm của công an quá ấu trĩ và họ bị tác dụng ngược liền ngay sau đó, nhưng điều này cho thấy là công an Cộng sản Việt Nam cố tình gán ghép đảng Việt Tân là khủng bố để tìm cách cô lập và ngăn chận sự hoạt động đang lan rộng của tổ chức này.

Ngoài ra qua tin tức, công an Cộng sản Việt Nam còn buộc một số người Việt từ hải ngoại về thăm gia đình lên công an làm việc để truy tìm những mối liên hệ với đảng Việt Tân. Truy tìm không được họ hạch xách, khủng bố tinh thần với mục tiêu là để những người này không dám liên hệ với đảng Việt Tân. Đối với những người ở trong nước, công an còn thô lỗ hơn khi họ muốn bắt bất cứ ai thì tự động gán ghép liên hệ đến đảng Việt Tân dù không có bất cứ bằng chứng nào. Chính những hành động chụp mũ đảng Việt Tân là “khủng bố” hay bắt giữ người dân vì “liên hệ đến Việt Tân” cho thấy: đảng Cộng sản Việt Nam đã không chỉ tự tố cáo họ là một tập đoàn độc tài chuyên bạo hành mà còn làm lộ rõ sự hốt hoảng của chế độ đối với phương thức đấu tranh bất bạo động mà đảng Việt Tân đang tiến hành tại Việt Nam. Chế độ Hà Nội đã bị Việt Tân ám ảnh tới độ họ đã bất kể những thiệt hại về dư luận khi phản ứng một cách cuồng dại đối với những tiếng nói lương tâm ôn hòa của người dân và tự mâu thuẫn với những điều chế độ đã tuyên bố hay cam kết.

Thứ nhất, từ nhiều năm qua, công an Cộng sản Việt Nam đã tuyên truyền trong công luận rằng họ đã tiêu diệt toàn bộ lãnh đạo đảng Việt Tân kể cả việc làm tan rã toàn bộ hạ tầng cơ sở của đảng Việt Tân qua những đợt truy lùng. Thế nhưng họ đã không những không tiêu diệt được mà phải đối phó với các hoạt động của đảng viên Việt Tân tại Việt Nam trong nỗ lực điều hướng các cuộc đấu tranh của quần chúng chống bất công, tham ô bằng phương pháp đấu tranh bất bạo động. Đảng viên đảng Việt Tân đã hiện diện và tận lực giúp đồng bào dân oan khiếu kiện đòi lại ruộng đất nhà cửa bị cán bộ nhà nước cướp đoạt ở nhiều địa phương, hay hỗ trợ anh chị em công nhân tổ chức những cuộc đình công chống bất công và đòi tăng lương, cải thiện môi trường làm việc tại một số khu công nghiệp. Nỗ lực chính của đảng Việt Tân là giúp những người dân khốn khó để họ có thể kết hợp lại với nhau, giảm bớt sức trấn lột của các quan chức chế độ, và nhất là bảo bọc nhau qua những ngày tháng khó khăn.

Thứ hai, trong nỗ lực phá vỡ bức màn bưng bít thông tin tại Việt Nam cũng như chống lại hệ thống tuyên truyền che đậy cho chế độ, đảng Việt Tân đã lập đài phát thanh Chân Trời Mới và góp phần tích cực trong cuộc vận động tự do báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam. Đài Chân Trời Mới phát thanh liên tục mỗi ngày từ năm 1992 đến nay, vừa chuyển tải tin tức vừa là tiếng nói của tất cả những người bị oan ức, thấp cổ bé miệng ở ba miền đất nước. Trong hơn 1 năm qua, đảng Việt Tân cũng đẩy mạnh chiến dịch tranh đấu cho “Tự do Internet cho Việt Nam”, vận động công luận thế giới áp lực Cộng sản Việt Nam không được khống chế mạng Internet, không được giam hãm trí tuệ và sức sống của dân tộc trong vòng kiểm soát của một thiểu số lãnh đạo. Chiến dịch “Tự do Internet cho Việt Nam” không những giúp phơi bày bản chất thoái hóa của chế độ trước công luận mà còn đáp ứng nguyện vọng thiết thân của con người sống trong thể kỷ 21, thế kỷ được mệnh danh là thế kỷ của thông tin và trao đổi nhiều chiều.

Thứ ba, đảng Việt Tân không chỉ tham gia vào cuộc đấu tranh cho nền chính trị dân chủ hôm nay mà còn đấu tranh để bảo vệ đất nước và tài nguyên quốc gia cho những thế hệ tương lai. Những chiến dịch “Cứu Lấy Tây Nguyên” (chống khai thác Bauxite tại cao nguyên Trung phần), chiến dịch cảnh báo hiểm họa Biển Đông, không bỏ mặc Hoàng Sa và Trường Sa v…v… đã được phát động qua nhiều loại hành động cụ thể. Việt Tân hỗ trợ và cùng tiến hành các nỗ lực đấu tranh chống Trung Quốc thao túng chủ quyền trên biển Đông và vạch rõ thái độ “hèn với giặc – ác với dân” của tập đoàn lãnh đạo Hà Nội. Ngoài ra, đảng Việt Tân còn góp phần tranh đấu cho những nhà dân chủ, những anh chị em sinh viên, những nhà đối kháng đã và đang bị công an Cộng sản Việt Nam khủng bố vì đã dám treo biểu ngữ hay rải những tờ rơi kêu gọi bảo vệ biển đảo Việt Nam. Nỗ lực của đảng Việt Tân trong việc làm này đã phá vỡ âm mưu cô lập kinh tế và khủng bố tinh thần của Hà Nội đối với gia đình thân nhân của các nhà yêu nước.

Thứ tư, đảng Việt Tân luôn đặt trọng tâm hợp tác với mọi lực lượng, đảng phái có cùng ước vọng để tạo sức mạnh tổng hợp từ đại khối dân tộc. Đó cũng chính là nền tảng nhằm chuẩn bị cho một thể chế sinh hoạt đa nguyên, một nền dân chủ bền vững, và cho nỗ lực hợp tác toàn dân vào nhu cầu canh tân đất nước Việt Nam mới trong tương lai. Đây không chỉ là nguyện vọng riêng của đảng Việt Tân mà đã là khát vọng chung của mọi lực lượng đảng phái khi cùng nhìn thấy rõ những hệ quả tai hại không thể cứu chữa của thể chế độc tài, với một nhóm rất nhỏ đã dùng bạo lực dìm cả dân tộc trong lạc hậu để tha hồ vơ vét. Nỗ lực tìm kiếm để kết hợp của các đảng viên đảng Việt Tân, từ từng cá nhân đến các tập hợp, từ những người dân thấp cổ bé miệng đến các nhà trí thức đầy tâm huyết, từ ruộng đồng đến nhà máy, công sở và trường học, đã làm cho giới cầm quyền và công an Cộng sản Việt Nam lo sợ. Và vì thế mà họ đang cố gắng hăm dọa, khống chế những tiếp cận với Việt Tân.

Nói tóm lại, nguyện vọng chung của người Việt Nam là muốn nhìn thấy đất nước phát triển, phồn thịnh và văn minh tiến bộ. Đảng Cộng sản Việt Nam, để bảo đảm quyền và lợi của riêng nhóm thống trị, đã sẵn sàng đi ngược lại với nguyện vọng nói trên của dân tộc. Họ từ chối nền tảng căn bản nhất để phát triển, đó là thể chế dân chủ đa nguyên. Họ tiêu diệt hay khống chế tất cả những ai không đồng quan điểm với họ. Ngược lại, đảng Việt Tân không những tìm cách gỡ bỏ gông cùm cai trị độc tài và thoái hóa hiện nay mà còn chủ trương hợp tác với mọi lực lượng dân chủ, tiến bộ, mang tâm huyết dân tộc để rút ngắn giai đoạn xây dựng một xã hội tự do, dân chủ — nền tảng của sự phát triển bền vững.

Nỗ lực chụp mũ, dán nhãn đảng Việt Tân là “khủng bố” đã trở thành hài kịch đối với công luận quốc tế. Công luận Việt Nam cũng đang đi dần tới cùng kết luận khi thấy ngày càng rõ phương thức đấu tranh bất bạo động mà đảng Việt Tân đang đeo đuổi. Sự gian ác của lãnh đạo và công an CSVN đối với những đồng bào mà họ đang dán nhãn “liên hệ đến Việt Tân” sẽ là những tội danh cho chính họ trước tòa án dân tộc tương lai và chỉ càng đẩy người dân tìm hiểu thêm về phương cách đấu tranh mà chế độ hiện nay đang sợ hãi.

Trung Điền
Ngày 1 tháng 9 năm 2010.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.