Tây Úc – Tưởng Niệm 30 Năm Quốc Hận (1975 – 2005)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

(Perth – VNN) Sau 30 năm miền Nam Việt Nam rơi vào tay cộng sản Hà Nội, để đánh dấu một phần ba Thế Kỷ nước Việt Nam chìm đắm trong một Chế Độ Cộng Sản lỗi thời, tàn bạo. Đồng thời đánh dấu người Việt Nam tỵ nạn cộng sản ở đất nước người đã 30 năm cùng những công tác xây dựng Cộng Đồng và đấu tranh cho một nước Việt trở nên Tự Do, Dân Chủ. Tây Úc đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận Lần Thứ 30 tại Đền Tưởng Niệm Quân Nhân Úc Việt (Vietnam Memorial Pavilion) tại King’s Park vào lúc 3 giờ chiều ngày Thứ Bảy, 30 tháng 04 năm 2005.

Trong không gian ẩm ướt của một ngày cuối tuần mưa gió, thay vì buổi lễ tổ chức ngoài trời, trước Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Úc, Ban Tổ Chức (BTC) đã phải làm Lễ trong Đền. Bàn Thờ Tổ Quốc được đặt trước tấm bia ghi lại những tên của quân nhân Tây Úc đã hy sinh tại chiến trường Việt Nam từ năm 1962 đến 1973, hai bên bàn thờ là những giá cờ Úc Việt và những tấm bảng trưng bày hình ảnh sinh hoạt của Cộng Đồng, đảng Việt Tân, Uỷ Ban Bảo Toàn Đất Tổ và 30 năm dưới chính thể cộng sản.

Ông Lê Trọng Hưng, đại diện BTC, đã khai mạc buổi Lễ bằng nghi thức chào cờ Úc Việt, sau đó chào mừng quan khánh Úc Việt và sự hiện diện của trên 100 đồng bào. Tiếp theo, ông đã giới thiệu thành phần quan khách tham dự. Về phần quan khách người Úc, gồm có bà Magaret Quirk (Dân Biểu vùng Girrawheen) đại diện Thủ Hiến Tây Úc, ông John Hyde (Dân Biểu Perth), bà Kay (Người tranh đấu cho quyền tỵ nạn) và một số thân hữu người Úc. Phần Quan khách Việt Nam gồm đầy đủ đại diện các Hội Đoàn, Tổ Chức, đặc biệt có các vị Lãnh Đạo các Tôn Giáo.

Ông Nguyễn Quốc Cương, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc (CĐ/NVTD/TU) đã nhắc lại thảm trạng 30/04/75, những đoàn người Việt bỏ nước ra đi để lánh nạn cộng sản và tìm một đời sống tự do, nay đã 30 năm qua đi, dù cuộc sống sung túc nhưng vẫn không quên quê hương và đồng bào sống trong kìm kẹp của chế độ cộng sản, ông kêu gọi “..Sự đoàn kết của người Việt Hải Ngoại là yếu tố quan trọng trong việc quang phục quê hương…,” với quan khách Úc, ông đã chia sẻ và cám ơn chính phủ Úc những gì mà người Việt được hưởng từ những ngày nương náu ở nơi đây, có đoạn ông nói “.. I feel great since I am now free from communist rule, I am free to fight for my Brothers and Sisters, who are current being oppressed by Hanoi Government… ’.

Bà Magaret Quirk đã thay mặt Thủ Hiến Tây Úc, gửi lời chúc đến Cộng Đồng NVTD/TU thành công trong buổi Lễ, bà cũng nhắc lại cuộc chiến Việt Nam bà được biết tới khi còn là học sinh, cho đến nay, từ sự tiếp xúc với người Việt Nam và theo giõi tin tức, bà đã chia sẻ sự ưu tư của cộng đồng và hứa sẽ giúp đỡ trong khả năng và quyền hạn của bà.

Trước khi bước sang phần nghi thức của các Tôn Giáo, BTC đã mời ông Lê Tấn Kiết, Cố Vấn Niên Trưởng của BCH/CĐNVTD/TU (Đồng thời là Hội Trưởng Hội Phật Giáo Việt Nam Tây Úc). Ông tường trình sự lớn mạnh trong sinh hoạt và nơi thờ phượng của các Tôn Giáo, sự hài hoà của các tổ chức đấu tranh, các đoàn thể xã hội, thành công của thế hệ thứ nhất trên thương trường, thành công của thế hệ thứ hai trên học vấn và nghề nghiệp.

Tiếp đến là lời phát biểu của ông Trần Văn Tuyền, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà tại Tây Úc, ông cũng nhắc lại những ngày tháng qua từ 30/04/75 và ca tụng BCH/CĐNVTD/TU và các Tổ Chức Hội Đoàn đã sáng suốt chọn Đền Tưởng Niệm Chiến Sĩ Úc Việt để tổ chức Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận lần Thứ 30 này.

Để mở đầu phần lễ nghi Tôn Giáo, BTC đã mời Linh Mục Nguyễn Minh Thúy dâng những lời nguyện theo tính cách cầu nguyện của Thiên Chúa Giáo, tiếp đến là Ni Cô Như Tịnh (Thay Mặt Thượng Tọa Thích Phước Nhơn, đang công tác Phật Sự ở xa) cùng ban Hộ Niệm đọc một thời kinh siêu sinh tịnh độ cho các chiến sĩ trận vong theo nghi thức Phật Giáo. Cuối cùng là Cao Đài Giáo với ban lễ khoảng 20 người hành lễ trong tiếng đàn và trống lễ hoà với lời cầu kinh theo nghi lễ Cao Đài.

Tiếp đến, các Tổ Chức, Hội Đoàn đã đặt những vòng hoa chung quanh bàn thờ, chúng tôi nhận thấy có những vòng hoa của: Hội Phật Giáo Việt Nam Tây Úc (Chùa Chánh Giác), Cao Đài (Thánh Thất Tây Úc), Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Hội CQN/QLVNCH, Làng Văn Hoá Việt.

Để kết thúc phần Lễ Nghi Tôn Giáo là Một Phút Mặc Niệm để Tri Ơn Quốc Tổ, các Anh Hùng Anh Thư đã có công dựng nước và giữ nước. Tưởng Niệm các Chiến Sĩ đã hy sinh cho nền Tự Do của Việt Nam, Cầu Nguyện cho hương hồn Đồng Bào đã bỏ mình trên đường tìm Tự Do.

Cuối cùng, ông Peter Lê, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ BCH/CĐNVTD/TU đã cám ơn các Tổ Chức, Hội Đoàn và cá nhân đã giúp BCH hoàn thành viên mãn buổi Lễ này, đặc biệt, ông đã cám ơn các vị Lãnh Đạo các Tôn Giáo đã thi hành những nghi lễ tôn giáo, cầu nguyện cho những linh hồn quá vãng. Ông cũng mời đồng bào nán lại để cùng nhau dùng ít bánh trái, chia sẻ ngọt bùi trong ngày Tưởng Niệm này.

Lễ Tưởng Niệm Ngày Quốc Hận Lần Thứ 30 tại Tây Úc đã kết thúc vào lúc 6 giờ tối ngày 30/04/2005.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.