Trò đàn áp chỉ càng đẩy mạnh phong trào Dân chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

HG phỏng dịch

Bài Phỏng vấn của Graham Cooke – được đăng trên mạng Thứ Tư, 11-11-2009

’’Đảng Việt Tân đã được thành lập vào đầu thập niên 1980 nhưng trong hơn hai thập niên, nhà cầm quyền Việt Nam làm ra vẻ như không biết đến chúng tôi’’, Ông Đỗ Hoàng Điềm nói.

“Rồi vào ngày 29 tháng 3 năm 2007, và tiếp sau đó, hàng trăm bài nữa lại xuất hiện để tấn công chúng tôi trên những tờ báo và tạp chí, truyền hình, đài phát thanh cũng như trên mạng của họ.”

Ông Điềm là đương kim Chủ Tịch Đảng Việt Tân, hay Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, với chủ trương thay thế guồng máy lãnh đạo độc đảng của Cộng sản Việt Nam hiện nay bằng một nền dân chủ, chính trị đa nguyên. Ông cho rằng những tấn công đó thật ra là những điều tốt nhất đã xảy đến cho tổ chức của Ông. Ông nói “Đột nhiên chúng tôi lại có tư thế. Khắp thế giới bây giờ đều biết đến sự hiện hữu của chúng tôi và cũng đã gây được khá nhiều sự chú ý từ trong quốc nội.

“Chúng tôi có đài phát thanh phát vào Việt Nam đã hơn 20 năm qua, nhưng từ khi những tấn công đó xuất hiện, phản hồi của thính giả đã tăng lên gấp đôi. Họ viết thư gửi đến đài để ủng hộ chúng tôi và cho ý kiến, thật là một điều rất hay.”

Khởi đầu Việt Tân được thành lập bởi một nhóm người Việt ly hương mà họ đã bỏ nước ra đi ngay và sau khi Miền Nam Việt Nam thất thủ, lúc chiến tranh kết thúc vào năm 1975, nhưng Ông Điềm cho biết thành phần đảng viên bây giờ đa dạng hơn. Ông nói “chúng tôi chẳng những hoạt động trong nước Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới nữa. Tôi xin nói ở đây tuổi trung bình của những đảng viên quốc nội khoảng chừng 35 tuổi, hầu hết có nghề nghiệp chuyên môn hay là sinh viên và cũng có một số đảng viên thuộc giới công nhân và nông dân – đây là những thành phần đại diện rất tiêu biểu cho xã hội Việt Nam.

“Khắp thế giới, chúng tôi có rất nhiều đảng viên từng có liên quan đến chế độ Viêt Nam Cộng Hòa nhưng cũng có những người trẻ 16 hoặc 17 tuổi chưa hề biết gì về cuộc chiến.”

Nhà cầm quyền Việt Nam đã liệt kê Việt Tân như một nhóm khủng bố và cho rằng tổ chức chúng tôi đã bố trí đảng viên để ’‘tạo khuấy nhiễu bằng các phương pháp bạo động và hành động gây khủng bố cho chánh phủ Việt Nam’’. Tuy nhiên, những hành động và sự khuấy nhiễu nầy hiếm thấy được minh chứng. Chỉ có một báo cáo ghi lại những nhà tranh đấu đã bị bắt vì tội phát truyền đơn và viết các bài báo chống lại nhà cầm quyền Việt Nam.

Ông Điềm cho biết các đảng viên Việt Tân trong nước thường xuyên bị khủng bố. Ông nói: “Điều 4 Hiến Pháp của Việt Nam quy định rằng chỉ có duy nhất một đảng hợp pháp thôi, đó là đảng Công sản, cho nên đảng viên chúng tôi phải bảo mật. Nếu họ bị phát hiện thì sẽ bị theo dõi cả 24 giờ trong ngày, bị khủng bố hoặc bị bắt giam’’.

Việt Tân muốn đem lại sự chuyển tiếp đến nền dân chủ một cách ôn hòa. Ông Điềm nói “Chúng tôi hoàn toàn không muốn tham gia vào bất cứ cuộc nổi loạn bạo động nào cả. Bạo động diễn ra trong quá khứ đã đủ lắm rồi.

”Nếu chúng tôi là những kẻ khủng bố, thì tại sao tôi đã được Tòa Bạch Ốc mời để gặp gỡ Tổng Thống George W. Bush, và tại sao những đại diện của Việt Tân đã được mời đến điều trần trước Quốc Hội Úc?”

Ông Điềm cho thấy có bốn loại áp lực có thể đem đến sự thay đổi. “Thứ nhất là áp lực của quần chúng được thể hiện qua sự yêu cầu thay đổi trong xã hội, biểu tình chống tham nhũng hoặc kêu gọi chánh phủ phải trả lại chủ quyền đất đai. Loại thứ nhì là đoàn kết để tạo nên một khối đối lập của nhiều đảng chính trị hợp tác với nhau, kêu gọi thành lập hệ thống đa nguyên và dần dần đưa đến bầu cử tự do.

“Kế đó là áp lực của quốc tế – chúng tôi đã đi khắp nơi trên thế giới để vận động sự ủng hộ; đó là lý do hiện nay tôi có mặt tại Canberra. Cuối cùng, là những áp lực từ bên trong giới lãnh đạo Cộng sản Việt Nam. Chỉ khi nào chúng tôi có được bốn loại áp lực nầy cùng tác động chung với nhau thì mới đủ sức để làm tan rã chế độ’’.

Một yếu tố quan trọng là sự gia tăng về số sinh viên từ Việt Nam đi du học ở các nước Tây Phương và họ nhìn thấy được những gía trị thật sự của nền dân chủ.

Ông Nguyễn Phong, một Uỷ Viên Trung Ương Đảng Việt Tân và cũng là một bác sĩ chuyên khoa về tim tại Sydney, tin rằng sự thành công sau cùng là ở nơi đây. Ông Phong nói: “Các du học sinh được cảnh cáo trước là đừng có liên hệ gì với bọn ’’ác nhân’’ ở những nước mà các em sẽ đến học, nhưng không ai có thể ngăn cản được tinh thần ham tìm hiểu của các bạn trẻ nầy khi so sánh sự tự do ở những nước Tây Phương với những gì họ có được tại quê nhà.

“Các em nhìn thấy được một giới truyền thông sinh hoạt tự do, tư do ngôn luận và tôn trọng nhân quyền nên khi trở về Việt Nam, sẽ nhận ra ngay sự trái ngược quá lớn. Có hàng ngàn du học sinh như vậy và dần dà các em sẽ không bị phản đối.”

Khi chỉ mới là sinh viên, Ông Điềm đã tham gia vào Việt Tân trong thời kỳ còn phôi thai. Năm năm trước, Ông nghỉ hẳn công việc Giám đốc ngành Y tế để làm việc toàn thời gian cho tổ chức. Ông Điềm nói “lúc đó thật rất dễ dàng để quay lưng bỏ đi, chỉ cần nói bây giờ tôi là người Mỹ rồi và cứ tiếp tục sống cuộc đời êm ả của tôi – và không còn nghi ngờ gì cả là tôi đã hấp thụ được rất nhiều cách sống của người Hoa Kỳ cũng như văn hóa của họ, nhưng trong tâm trí và trái tim của tôi, tôi luôn cảm nhận được mình là người Việt Nam.”

Ông Điềm nhớ lại khi vừa 12 tuổi, vào đêm 29 tháng 4 năm 1975, chỉ vài giờ trước sự đắc thắng của Cộng sản, Ông được dẫn lên một tàu lớn để trốn thoát khỏi Sài Gòn.

”Đây là cảnh tượng khủng khiếp đối với một thiếu niên như tôi và từ đó, tôi biết được chuyện gì đang xảy ra trong nước Việt Nam thật rất sai quấy. Những nạn nhân nầy không phải là quân nhân, không phải là kẻ thù, thủ phạm đang giết những thường dân, giết chính đồng bào của họ.

“Tôi khẳng định nơi công việc của tôi để bảo đảm rằng sẽ có sự thay đổi và những chuyện tàn bạo như thế sẽ không bao giờ xảy ra nữa.”

Sẻ rất dễ dàng để đi đến lập luận Việt Tân chỉ là một nhóm gây áp lực nữa mà thôi, là nạn nhân của lịch sử, vận động cho những vấn đề đã bị tạo ra bởi một cuộc chiến tranh mà phía Tây Phương muốn quên lãng, nhưng như vậy sẽ bỏ qua một điều quan trọng, có lẽ là một trọng điểm liên quan hết sức mật thiết đến hiện tại.

Với sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết, có lập luận cho rằng dân chủ tự do đã thắng trận chiến tư tưởng và nó sẽ tự động tràn lan khắp thế giới, và qua một thời gian ngắn, lập luận nầy hình như được xem là sự thật.

Nhưng hôm nay, những giá trị về dân chủ đã thụt lùi tại nhiều nơi trên thế giới vì Trung Quốc đang khuếch trương thế lực ở những vùng Phi Châu, Á Châu và Nam Thái Bình Dương. Những nhà độc tài từ Bainimarama đến Mugabe đang được trấn an là họ có đồng minh là Bắc Kinh, không giống như Liên Hiệp Âu Châu hay Hoa Kỳ, Trung Quốc sẻ không đính kèm những khuyến cáo nhàm chán về nhân quyền và dân chủ khi viện trợ hoặc cung cấp vũ khí.

Vâng, những chỉ dấu báo hiệu từ Phi Châu cho thấy Trung Quốc đang trên đà đi tới hủy bỏ chủ nghĩa Đa nguyên của Tây Phương như là một chướng ngại vật không cần thiết cho sự thịnh vượng. Nhà cầm quyền Hà Nội sẽ rất sướng tai khi nghe tới những tiến triển nầy.

Trong khi nhiều người ở phương Tây đang lặng mình trong vũng bùn của tự mãn hay vì lợi nhuận, nên cố ý giảm thiểu tầm vóc ảnh hưởng của sự chuyên quyền đang bành trướng để rồi chấp nhận nó. Phải nhờ đến các tổ chức như Việt Tân để nhắc nhở chúng ta về lời nói của một trong những nhà sáng lập tự do và dân chủ, Ông Thomas Jefferson.

“Tôi đã luôn nghĩ rằng sẽ được kính trọng và lợi ích nhiều hơn khi làm người mẫu mực hơn là bắt chước gương xấu.”

Sứ Quán Việt Nam ở Canberra đã được cho cơ hội để trình bày về việc nhà cầm quyền Việt Nam liệt kê Đảng Việt Tân vào thành phần khủng bố. Nhưng họ đã không hồi âm.

Nguồn: http://www.onlineopinion.com.au/aut…

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.