Từ Đời Sống Khốn Khó Đến Ước Mơ Đầu Năm!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong những ngày đầu năm âm lịch, người dân Việt nô nức đón mừng Tết Nguyên Đán Kỷ Sửu theo phong tục cổ truyền của người Việt Nam. Nhân ngày lễ thiêng liêng này, tất cả mọi người già trẻ lớn bé đều vẽ lên những ước mơ mà mình mong mỏi sẽ đạt được trong năm mới. Có một ước mơ chung mà mọi người Việt đều mong mỏi là đất nước sẽ được hùng cường thịnh vượng để không hổ danh con Rồng cháu Tiên trên trường quốc tế, để ai ai cũng hãnh diện với 2 chữ Việt Nam. Về bản thân mình, mọi người đều mơ ước một điều rất bình thường, nhưng dưới chế độ cộng sản nó mãi mãi vẫn chỉ là ước mơ ngoài tầm tay: đó là có được một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Người phương xa nếu chỉ nhìn vào những toà cao ốc ở Hà Nội, Sài Gòn, hay những tiệm ăn sang trọng tại các khu trung tâm thành phố, sẽ dễ ngộ nhận rằng người dân Việt Nam đã có một cuộc sống giầu sang. Tuy nhiên, chỉ cần vượt thoát ra khỏi vùng ánh sáng hào nhoáng đó, người ta sẽ nhìn thấy ngay đời sống nghèo khó thảm thương của hầu hết người dân Việt.

Mới đây, bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội vừa thông báo trên website của nhà nước cho biết “tính theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ người nghèo ở Việt Nam cuối 2008 sẽ lên tới 17%; hay 3,3 triệu hộ”, hoặc khoảng 15 triệu người. Giải thích về “tiêu chuẩn nghèo mới”, bộ này nói rằng đó là những người “có thu nhập dưới 300.000 đồng/người/tháng ở nông thôn và 390.000 đồng ở đô thị”.

JPEG - 54 kb

15 triệu người nghèo đói trong một đất nước không chiến tranh, có đầy đủ tài nguyên thiên nhiên và ý chí để cất cánh, quả là một sự việc bất thường. Trên thực tế, số người nghèo đói tại Việt Nam còn nhiều gấp bội con số mà bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội nêu lên ở trên. Chỉ duyệt qua một vài con số cụ thể, người ta sẽ thấy rõ ngay điều này.

Tại Việt Nam có 70% dân số, tức là khoảng 60 triệu người, sống ở nông thôn. Theo thống kê của Ngân Hàng Thế Giới thì thu nhập của nông dân Việt Nam là 250 đô la một năm, tức hơn 20 đô la một tháng, bằng khoảng 350.000 đồng. Đây là ước tính theo điều kiện tốt đẹp nhất, vượt trên thực tế, nhưng số tiền này cũng chỉ vừa đáp ứng nhu cầu lương thực tối thiểu cho một người với 2 bữa cơm rau. Thịt, cá rất thưa thớt trên mâm cơm của họ, chưa nói đến những nhu cầu thiết yếu khác hay thuốc men khi bệnh tật. Đây không thể gọi là một đời sống “ấm no” theo tiêu chuẩn thông thường. Như thế, dưới sự cai trị của đảng cộng sản, hơn 50 triệu dân nông thôn hoàn toàn sống trong cảnh nghèo khó.

Tại thành thị có khoảng 15 triệu công nhân. Thu nhập hàng tháng của họ từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Số tiền nói trên chỉ vừa đủ cho cơm áo và giúp họ thuê một chỗ ở chật hẹp qua đêm để đổi lấy sức lao động cực nhọc từ 8 đến 10 tiếng một ngày trong điều kiện khắc nghiệt. Nếu họ có gia đình, có con cái, thì chén cơm sẽ chỉ còn một nửa, và những đứa trẻ khi vừa lớn lên sẽ được cho đi bươi rác hoặc bán vé số để phụ kiếm tiền. Dưới sự cai trị của đảng cộng sản, người công nhân Việt Nam sống cơ cực như vậy.

JPEG - 8.9 kb
Số phận của con em lao động: đánh giầy trên hè phố!

Có thể nói trên 80% người dân Việt Nam không có tương lai. Và đó mới chỉ nói đến 2 nhu cầu thiết thân là cơm gạo để no bụng và áo ấm để che thân. Trên thực tế, cuộc sống của con người cần nhiều nhu cầu hơn thế nữa. Đó là một môi trường trong lành để sinh sống, với nguồn nước không bị nhiễm chất hoá học độc hại, và không khí không lẫn bụi bẩn làm nghẹt khí quản. Đó là một hệ thống y tế để chăm sóc khi bệnh tật, mà gia đình của bệnh nhân không phải bán nhà hay bán máu để trả tiền thuốc thang. Đó là một nền giáo dục lành mạnh có khả năng dậy dỗ các thế hệ trẻ tri thức cần thiết để trở thành người hữu dụng. Và đó là một cộng đồng cư dân để mọi người cùng sinh sống an hoà với nhân phẩm được tôn trọng, mỗi người được tự do tin tưởng vào đấng toàn năng của mình.

Những yếu tố đó hoàn toàn thiếu vắng dưới chế độ cộng sản Việt Nam. Hơn 30 năm trong hoà bình mà cả một dân tộc vẫn còn phải còm cõi lo tìm miếng cơm manh áo, và mục tiêu cao nhất được nhà nước hứa hẹn hàng năm chỉ là “xoá đói giảm nghèo” mà vẫn không khi nào đạt được!

Trong khi đó, báo đài nhà nước luôn loan truyền những hình ảnh xa hoa với xe hơi đắt giá hơn 1 triệu đô la lượn lách trên phố, với những cuộc thi hoa hậu tốn kém hàng chục tỷ đồng để phô diễn những kiều nữ chân dài, với những buổi yến tiệc truy hoan mà chỉ một chai rượu ngoại cũng có thể giúp một đứa bé sách cặp đến trường hàng năm trời.

Nhà nước cũng thường khoe khoang những thắng lợi to lớn trong mọi lãnh vực, những thành tích vượt bực làm cho quốc tế phải nể phục.

Trong những bản đúc kết thắng lợi này, không có thân phận của hàng triệu thiếu nữ đang sống tủi nhục vì phải bán mình nơi xứ người. Không có niềm thương nhớ gia đình của hàng triệu công nhân xa xứ phải kiên trì bám máy trong những ngày lễ tết. Không có dòng chữ nào đề cập đến hoàn cảnh của hàng triệu công nhân bị thất nghiệp đúng lúc mùa Xuân đang cận kề, những người công nhân khốn khổ bị quỵt trắng 2, 3 tháng tiền lương, giấc ngủ đêm đầy mộng mị vì lời kêu réo của chủ nợ ám ảnh bên tai… Cũng không có lời kêu than của những người nông dân, bán đến giạ lúa cuối cùng mà cũng không có được một mâm cơm tươm tất cúng ông bà ngày đầu năm…

JPEG - 10 kb
Công nhân Đà Nẵng đình công đòi… tiền lương!

Gạt sang một bên những khẩu hiệu hoa mỹ mà các cơ quan tuyên truyền của nhà nước ra rả hàng ngày, trái ngược với thực tế đang diễn ra trước mắt, để nhìn thẳng vào thực tại, những người lao động Việt Nam phải hiểu như thế nào về những sự việc xẩy ra quanh đời sống của mình?

Người nông dân cặm cụi trên đồng ruộng 365 ngày một năm, chỉ mong lúa gạo của mình khi thu hoạch sẽ được bán ra với mức giá hợp lý, đủ tiền trả nợ và nuôi sống gia đình. Thế nhưng tại sao lại bị cấm bán khi giá cao, và chỉ được phép bán khi giá cả rớt xuống rẻ mạt, làm mất trắng một số thu nhập đáng kể? Tại sao cuộc sống lầm than cứ đeo đẳng từ năm này tiếp sang năm khác. Đó có phải là tại nền kinh tế toàn cầu bị khủng hoảng hay không?

Người công nhân bị trả lương bóc lột và đối xử tàn tệ bởi chủ đầu tư ngoại quốc, thậm chí mất việc mất lương không được ai cứu giúp. Hãy nhìn vào đời sống hàng ngày, vào bữa cơm mỗi tối và giấc ngủ hàng đêm, đó có phải là sự “hy sinh” cần thiết để chiêu dụ đầu tư hầu phát triển đất nước hay không?

Con em của những gia đình lao động không có tiền trả học phí, phải bỏ học, lang thang. Lúc trưởng thành không nghề nghiệp và công ăn việc làm. Khi đau ốm không được chữa chạy, thuốc thang. Tương lai cũng sẽ đen tối y hệt như đời ông đời cha của chúng. Đó có phải là số phận mà thượng đế đã an bài cho những đứa trẻ này hay không? Hay chúng chỉ có con đường thoát duy nhất là bán thân nơi xứ người, để những đồng tiền hàng tháng chúng gửi về nuôi gia đình lại giúp gia tăng con số “kiều hối” mà nhà nước hân hoan báo cáo hàng năm?

Đó là tâm tư thực sự của những người lao động. Chúng ta không mong ước cuộc sống xa hoa phù phiếm, nhưng cũng không thể chấp nhận cuộc sống cơ cực truyền từ đời này sang đời khác như hiện nay. Vậy thì xin hãy nhớ rằng, chính chúng ta là người làm cho ước mơ đó trở thành hiện thực. Chính chúng ta phải làm vì đó là quyền lợi của mình mà không ai có thể tước đoạt, dù nhân danh nhà nước hay chính quyền. Bởi vì đây không phải là nhà nước do chúng ta chọn lựa, và chính quyền không phải là đất nước, dân tộc. Hãy nói lên điều đó trong mọi trường hợp, và hãy làm những việc cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mình, dựa trên lương tâm và công lý. Chúng ta sẽ không để nhà nước tiếp tục hô khẩu hiệu, đọc diễn văn, hay ban hành nghị quyết để rồi cuộc sống của con em chúng ta mãi tiếp tục bị chôn vùi trong bóng tối. Mùa Xuân là lúc hoa hy vọng được nẩy mầm. Hãy đừng để người khác quyết định cuộc đời của chúng ta mà hãy dành lấy quyền làm chủ đời mình kể từ hôm nay, để diệt trừ những áp bức, bất công, độc đoán, chuyên quyền… sao cho cuộc sống của mình được no ấm và đất nước Việt Nam được tươi đẹp vào ngày mai.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.