Xử Bùi Hằng – Chính quyền thua toàn diện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bùi Thị Minh Hằng là một biểu tượng cho sức mạnh đấu tranh của phụ nữ ở tầng lớp bình dân. Nói là bình dân vì chị không phải người học cao hiểu rộng, chị cũng không thuộc tầng lớp thượng lưu, càng không phải quan chức nhà nước. Nhưng lạ thay, chị là một phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’.

Tôi gặp chị vào đầu tháng tư năm 2011, khi tôi đi ra Hà Nội để đến nơi xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.

Tôi gặp chị ở nhà thờ Thái Hà(Hà Nội). Khi ấy chị còn chưa nổi tiếng. Cảm nhận đầu tiên tôi thấy là chị rất khỏe và có sức mạnh từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Chị hoạt bát, tiếng to khỏe và ăn nói lưu loát mặc dù chị hay dùng ngôn ngữ dân dã phô phàm. Chị thấy tôi từ miền Nam ra, lại bị ốm mặt tái xanh và buồn nôn, chị vội tìm cho tôi nước nóng, và tìm các cha nhà thờ giới thiệu rằng tôi là vị khách phương xa đến cùng mọi người chuẩn bị sáng mai đến phiên tòa xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.

Chị dẫn tôi về chỗ trọ, lo cho tôi miếng ăn giấc ngủ. Sáng hôm sau, tôi, chị và mọi người đến phiên tòa. Tôi dùng điện thoại quay cảnh an ninh trấn áp xua đuổi mọi người khỏi khu vực gần tòa án, liền bị 4-5 tên công an áp tới đánh đập và lôi tôi lên một chiếc xe Jeep chở về trụ sở công an…Chị Hằng cùng mọi người bị bắt lên xe buýt chở đi, chị nhanh chân nhảy xuống được và thoát, tài thật!

Sáng hôm sau chị dẫn tôi đi chơi, ăn món cua bể, mua cốm xanh làm quà cho tôi và đưa tôi ra tận sân bay để về miền Nam.

Chị đấu tranh không ngơi nghỉ ở mọi nơi từ bắc vào nam làm công an khó chịu và phải tăng lực lượng bám theo chị mỗi khi có bất cứ sự kiện gì dính đến chính trị. Chị lăng xả, giúp đỡ những người dân thấp cổ bé họng bị áp bức, chị tham gia hoạt động nhân quyền, chị biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chị hiệp thông cầu nguyện cho tù nhân lương tâm, chị vạch trần thủ đoạn của lực lượng an ninh chìm nổi…Hoạt động nào chị cũng làm sôi nổi và ấn tượng. Chị trở nên nổi tiếng và thu hút sự chú ý từ trong nước đến nước ngoài trong hoạt động đấu tranh.

Thân thể chị còn để lại những thương tích và dấu vết sau những lần va chạm với công an và chính quyền.

Chị trở nên mạnh mẽ phi thường khiến chính quyền lo ngại, họ bắt chị đi ‘cải tạo’ 2 năm vô lý tại trại Thanh Hà. Các blogger, nhà văn, nhà trí thức lên tiếng đăng tải trên blog, các trang mạng quốc tế đăng theo, tin tức lan tỏa kết hợp sự đấu tranh bất khuất của chị Hằng. Sau hơn 5 tháng, chính quyền buộc phải trả tự do cho chị. Chỉ 5 tháng trong trại cải tạo mà chị bị sụt giảm hơn 15kg vì tuyệt thực!

Tuy nhiên, hình ảnh đập vào tim tôi không phải là hình ảnh chị sôi nổi và mạnh mẽ mà là một hình ảnh khác, đó chính là hình ảnh chị vừa đi vừa khóc nghẹn ngào khi biết mọi người đến thăm chị tại trại cải tạo Thanh Hà. Có người trách chị yếu đuối, không giữ được sự mạnh mẽ như thường ngày. Nhưng tôi hiểu, chị Hằng có hai hình ảnh trái ngược thì không có gì là mâu thuẫn khi hai hình ảnh này ở hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau với ý nghĩa cũng khác nhau rất nhiều. Cần nói rõ ràng rằng chị chưa bao giờ và cũng không bao giờ khuất phục. Chị Hằng luôn bản lĩnh từ bên trong, thể hiện qua những lá thư/đơn chị viết từ trại Thanh Hà. Tôi cũng từng chửi công an ở trụ sở và cũng tại nơi đó tôi phải rơi nước mắt khi thốt lên những oan nghiệt của cuộc đời. Không có gì là mâu thuẫn cả! Đã từng có lớp người đấu tranh thuộc hàng ‘trí thức’ nhưng lại ‘bột’ như những công tử được nuôi nấng tử tế, đã cúi đầu nhận tội. Còn chị thì không thuộc mô tuýp đó. Chị thuộc lớp người đấu tranh ngoan cường. Nước mắt chị không thừa giọt nào. Có nhiều thứ đáng để chị rơi nước mắt trong hoàn cảnh ấy, đáng lắm, nói thật, CSVN sợ cả nước mắt của chị chứ không phải chỉ sợ sự lồng lộn ầm ĩ của chị đâu! Chị khóc không có nghĩa là chị khuất phục. Chị khóc không có nghĩa là chị đầu hàng. Chị khóc không có nghĩa là chị yếu đuối. Chị khóc không có nghĩa là là chị nông nỗi. Chị khóc không có nghĩa là chị thiếu khôn ngoan. Chị khóc không có nghĩa là chị giả dối. Chị khóc không có nghĩa là chị buông xuôi. Chị khóc không có nghĩa là chị dừng lại. Chị khóc không có nghĩa là chị thay đổi. Ai đã nếm trãi cuộc sống giống chị sẽ dễ hiểu hơn. Ai lắng đọng lòng mình sẽ không trách nữa. Nên hiểu con người từ bên trong.

Khi chị cùng mọi người xuôi xuống đồng Tháp để cùng anh em ở miền Tây đấu tranh thì bị CSGT chặn lại dẫn đến tranh cãi và ùn tắc giao thông, thế là công an bắt chị với cáo buộc chị “gây rối trật tự công cộng”!

Chính quyền đã không lường trước sức mạnh của chị như thế nào mặc dù họ đã từng chùn bước khi đối mặt với chị ở trại Thanh Hà. Lần này, con trai chị đã qua Mỹ để vận động tự do cho mẹ và hai người cùng bị bắt, khắp từ trong đến ngoài nước dư luận ồn ào, người đấu tranh từ nam chí bắc hướng về phiên tòa xử chị tại Đồng Tháp ngày 26/8/2014. Một lực lượng an ninh đông đảo được tung ra để ngăn chặn những người có tiếng tăm đặt chân đến phiên tòa.

Xử chị tội “gây rối trật tự công cộng” nhưng lại khiến dư luận dấy động làm xấu thêm bộ mặt của chính quyền vốn bế tắc trước sức mạnh đấu tranh đang dâng trào của những người đòi dân chủ. Quả không may cho chính quyền khi đã lỡ dại bắt người phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’. Kỳ thực đây là một vụ án chính trị và chính quyền đã thua hoàn toàn. Ảnh: Chị Hằng khóc nghẹn ngào khi đi ra gặp người đến thăm chị.

Nguồn: FB Nguyễn Thiện Nhân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.