Bằng chứng ’khủng bố’ của Việt Tân từ Hà Nội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khoảng 10 năm nay, mỗi khi phải đối diện với một vấn đề gây công phẫn trong quần chúng, Cộng Sản Việt Nam (CSVN) lại ra thông báo nói Việt Tân “là tổ chức khủng bố”. Riết rồi những thông báo kiểu như vậy trở nên nhàm chán, vì lần nào cũng vậy, bằng cách này hay cách khác, quốc gia cầm đầu cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu là Hoa Kỳ đều xác định Việt Tân không phải là tổ chức “khủng bố” như CSVN vu cáo.

Đầu tháng 10 vừa qua, sau khi Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng gia nhập Đảng Uỷ Công An và sau cuộc biểu tình ngày 02 Tháng 10 của mười mấy ngàn người trước công ty Formosa, thì ngày 07 Tháng 10 Bộ Công An lại ra thông báo báo rằng Việt Tân là “tổ chức khủng bố”. Thông báo này đã tạo nên nhiều phản ứng trên truyền thông quốc tế cũng nhưng trên các trang mạng xã hội Việt Nam.

Phản ứng của quốc tế

Lần này thông báo vừa kể của Bộ Công An tạo nên một “trận cười quốc tế”. Hàng chục hãng thông tấn hoặc báo chí quốc tế, thậm chí ở Nhật, Indonesia,… đã đăng tin này với lời xác minh của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ được hiểu là CSVN đã nói láo trong thông báo của họ. Bên dưới bản tin của một số tờ báo còn có nhiều bình phẩm rất bất lợi cho Hà Nội. Chẳng hạn như bên dưới bản tin trên tờ Nhân Dân ngày Thứ Năm, 29 Tháng 03 Năm 2007 đã đăng tải tất cả những gì được CSVN xem như bằng chứng về các hành vi “khủng bố” của Đảng Việt Tân trong bài báo nhan đề: “Ðập tan âm mưu, hoạt động khủng bố chống nước ta của bọn phản động lưu vong ’Việt Nam canh tân cách mạng đảng’”. Bài báo này chia các hoạt động gọi là “khủng bố” của Việt Tân ra làm hai giai đoạn theo thời gian: Từ năm 1982 đến năm 2000 và từ năm 2000 đến nay.

A- Giai đoạn trước năm 2000:

Các bằng chứng “khủng bố” được báo Nhân Dân đưa ra trong giai đoạn này là những hoạt động xâm nhập của Việt Tân vào quốc nội. Còn ở hải ngoại là tiến hành việc thành lập các “tổ chức ngoại vi” để vận động quần chúng; kể cả học sinh, lao động Việt Nam ở các nước Ðông Âu như “lập ra ’Ủy ban tự do vùng Trung Tiệp’ và ’Ðông Tiệp’; thông qua các tổ chức này thực hiện ’Kế hoạch Nancy’ móc nối với số phần tử chống đối ở trong nước thành lập tổ chức phản động mang tên ’Liên minh các lực lượng dân tộc đổi mới’ với ý đồ lật đổ chính quyền ở Việt Nam”.

Trong các hoạt động trên, không thấy báo Nhân Dân nêu ra bất cứ một vụ đặt bom, giết người, hay phá hoại, quấy nhiễu dân chúng nào.

Tuy nhiên, từ những dữ kiện được báo Nhân Dân cung cấp người ta dễ dàng nhận ra rằng, đối với trong nước Việt Tân là một tổ chức có một quá trình hoạt động lâu dài, có những hoạt động thực sự, và đã có nhiều người hy sinh trong cuộc đấu tranh của họ. Trong khi đó ở hải ngoại Việt Tân là tổ chức luôn sát cánh với Cộng đồng người Việt tỵ nạn Cộng sản, để vừa hỗ trợ cuộc đấu tranh tại quốc nội, vừa vận động quốc tế lên tiếng phản đối những cuộc đàn áp, vi phạm nhân quyền của CSVN.

b- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay:

Trong giai đoạn này, báo Nhân Dân liệt kê những hoạt động được CSVN gọi là “khủng bố” như sau:

“Ðối với trong nước, “Việt Tân” đẩy mạnh hoạt động phát triển lực lượng trong một số công dân Việt Nam học tập, lao động ở nước ngoài, sau đó đưa về nước hoạt động làm hạt nhân, kích thích các hoạt động gây rối an ninh trật tự, lôi kéo tập hợp lực lượng để chuẩn bị tiền đề cho việc tiến hành một cuộc “cách mạng mầu” ở Việt Nam; chúng tích cực hỗ trợ cho các đối tượng xấu trong nước nhen nhóm và tuyên bố thành lập các tổ chức phản động như “Liên minh dân chủ nhân quyền Việt Nam”, “Ðảng thăng tiến”, “Ðảng dân chủ XXI”, “khối 8406”, cổ vũ, kích động số này tiến hành các hoạt động gây rối an ninh trật tự ở Việt Nam”

Bài báo viết tiếp: “Với bản chất côn đồ, manh động, bọn cầm đầu “Việt Tân” tiếp tục chủ trương tiến hành các hoạt động khủng bố, phá hoại trong nội địa nước ta”. Dưới đây là một loạt những điều mà báo Nhân Dân gọi là “bản chất côn đồ” và “những hoạt động khủng bố” (của Việt Tân):

“Lợi dụng chính sách mở cửa về kinh tế, mở rộng dân chủ của Ðảng và Nhà nước ta, Việt Tân đang âm mưu đẩy mạnh các hoạt động:


  • Tìm cách lợi dụng một số tổ chức phi chính phủ (NGO) ở nước ngoài để tạo vỏ bọc, đưa lực lượng thâm nhập về Việt Nam hoạt động.

  • Tăng cường tác động, lôi kéo học sinh, công nhân Việt Nam đang học tập, lao động ở nước ngoài.

  • Lựa chọn trong số những đối tượng phản động, cực đoan trong nước để xây dựng thành lãnh đạo cấp cao của tổ chức, sử dụng số này như “những con thiêu thân” bằng cách đẩy số này ra hoạt động chống chính quyền.

  • Xây dựng các văn phòng luật sư, các chương trình tín dụng, các công ty kinh doanh ở trong nước để tạo nguồn tài chính và vỏ bọc hoạt động trong nước.

  • Chỉ đạo số cơ sở ngầm của chúng ở trong nước kích động quần chúng nhân dân “đối đầu” với Nhà nước Việt Nam nhằm tạo ra làn sóng quần chúng khiếu kiện khắp nơi trong cả nước, trong đó mưu toan thực hiện chiến dịch mặc “áo trắng” vào ngày 1, 15 hằng tháng và ngày bầu cử Quốc hội khóa XII; thành lập những nhóm đấu tranh cho quyền “tự do ngôn luận”, “tự do lập hội” như “Hội nhà báo tự do”, “Hội bảo vệ ký giả”, “Nhóm ái hữu công nhân Việt Nam”, “Hội dân oan”, “Công đoàn độc lập”…

  • Với sự giúp sức của một số nhân viên sứ quán nước ngoài, và một số tên cầm đầu nhóm chống phá ở trong nước, chúng đã đưa hoặc định đưa một số đối tượng ra nước ngoài đào tạo thành nòng cốt cho việc hình thành các tổ chức phản động; thu thập tài liệu gửi các tổ chức NGO, báo chí nước ngoài lên tiếng gây áp lực, tố cáo Việt Nam vi phạm “dân chủ, nhân quyền”.

  • Ráo riết chuẩn bị cho kế hoạch công khai hóa tổ chức “Việt Tân” ở trong nước năm 2007. Chúng cho rằng, năm 2007 là năm có thể xảy ra sự kiện có tính chất “bước ngoặt” ở Việt Nam do Việt Nam đã gia nhập WTO, bầu cử Quốc hội với khuynh hướng mở; mặc dù có một số cái gọi là nhóm đối lập đã tuyên bố thành lập ở trong nước, nhưng đều không có tiếng tăm, cho nên chúng coi đây là thời cơ để “Việt Tân” công khai hoạt động ở trong nước.

  • Tổ chức “Việt Tân” đang phát động các chiến dịch chống Việt Nam ở nước ngoài như vận động Việt kiều và người nước ngoài “tẩy chay” hàng hóa, dịch vụ hàng không của Việt Nam… Và thực tế, chúng đã mở chiến dịch tẩy chay các chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam. Ngoài ra, “Việt Tân” ráo riết vận động nhân vật cực hữu trong chính giới một vài nước và một số “tổ chức nhân quyền” ở nước ngoài, như “Quan sát nhân quyền quốc tế” (HRW), “Ủy ban bảo vệ nhà báo” (CPJ), “Văn bút Canada” lên tiếng can thiệp cho số đối tượng bị bắt giữ…”

Kết luận:

Trong tất cả những hoạt động của Việt Tân được báo Nhân Dân liệt kê ở trên, không có một hoạt động nào mang tính chất “khủng bố” theo nghĩa thông thường mà nhân loại vẫn từng hiểu. Ngay cả nếu so với 7 hành vi được định nghĩa là những “hành vi khủng bố” được liệt kê trong điều 3 “Luật Phòng Chống Khủng Bố” ngày 12 Tháng 6 Năm 2013 của nhà cầm quyền CSVN thì những hoạt động của Việt Tân cũng hoàn toàn nằm ngoài những định nghĩa đó.

Thế nhưng CSVN vẫn khơi khơi chụp mũ Việt Tân là “tổ chức khủng bố”. Bởi vậy, sự chụp mũ này đã gây nên “trận cười quốc tế” và “trận bão cười” của người Việt Nam cũng chỉ là điều dễ hiểu.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.

Tang thương ngay khi cơn bão Yagi đi qua. Trong hình là những chiếc quan tài xếp chồng lên nhau dành cho các nạn nhân của trận lũ quét xảy ra hôm 10/09/2024 ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, đã vùi lấp toàn bộ 37 gia đình với 158 người đang sinh sống. Ảnh: STR/AFP via Getty Images

Khi bão lũ đi qua!

Cơn bão đi qua không chỉ gây chết chóc mà còn làm lộ ra bao nhiêu chuyện đau lòng trong một xã hội nhiễu nhương và giả trá. Bão lũ là thiên tai nhưng ở đây những tổn thất nhân mạng và tài sản có phần lớn là do nhân tai, do cách tổ chức và điều hành xã hội vô trách nhiệm của nhà cầm quyền.