Báo chí trong nước trước các cuộc biểu tình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mai Khôi, thông tín viên RFA

2011-07-22

Mai Khôi có buổi nói chuyện với ba nhà truyền thông trong nước là nhà báo Lê Anh Hoài, Nhà báo Thanh Tuy, và ông Huỳnh Văn Thông về vai trò báo chí trước các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Bưng bít thông tin

Mai Khôi: Trước tiên chúng tôi xin được hỏi chuyện với nhà báo Lê Anh Hoài, báo Tiền Phong.

Thưa anh chúng tôi rất cảm ơn anh đã đồng ý trả lời cuộc phỏng vấn này. Thưa, anh suy nghĩ như thế nào về chức năng của một nhà báo trước những dòng thông tin mà xã hội bức xúc chẳng hạn như vụ lấn biển của Trung Quốc hay các cuộc biểu tình hồi gần đây?

Lê Anh Hoài: “Tôi nghĩ là nhà báo thì trước hết là phải thực hiện đúng trách nhiệm của mình, đó là việc đưa thông tin đúng sự thật. Thế thì trước vấn đề của đất nước là như gần đây ta thấy sự can thiệp của nước ngoài, thì tôi nghĩ các nhà báo tùy theo vị trí của mình cần phải đưa đúng thông tin đến cho tất cả nhân dân dều biết. Ở đây tôi nghĩ có hai hướng mà theo tôi là không nên.

Một đó là bưng bít thông tin làm cho cái thông tin đó không tới được với người dân. Và một xu hướng thứ hai tôi cũng cho là không nên như là vì tự ái cho dân tộc, hay là vì đau xót cho vận mệnh đất nước quá mà lại đưa những thông tin không có. Thế thì tôi nghĩ trước hết là nhà báo, anh là một người trí thức, thì trước hết anh phải là một người đưa tin hoàn toàn trung thực không theo một hướng nào hết.

Tuy nhiên tôi hiểu nếu mà theo một nhà trí thức thì nó cũng không phải là một cỗ máy vô cảm mà cũng là người xót thương cho vận mệnh đất nước. Tôi nghĩ là ngoài việc đưa thông tin thì nhà báo đó cũng nên có những bình luận, những bài phản ánh được lòng yêu nước của chính mình, và truyền lòng yêu nước đó đến người đọc.”

Mai Khôi: Chắc anh cũng hiểu được là chúng ta đang sống trong thời đại thông tin của internet. Mọi thông tin được lan truyền rất nhanh. Không trang mạng này thì cũng trang mạng khác…anh có cùng suy nghĩ với mọi người là nếu chính quyền VN có bưng bít thì cũng không có hiệu quả không ạ?

Lê Anh Hoài: “Tôi nghĩ, ở phạm vi văn hóa của tôi, tôi không thể hiểu hết được các động thái của cơ quan quản lý và của phía chính phủ. Nhưng mà về góc độ nghề nghiệp thì tôi cho việc bưng bít thông tin là không thể, bởi vì hiện nay ngoài hệ thống báo chí sống còn có hệ thống internet, và tôi nghĩ người đọc người xem internet với một thông tin không được kiểm chứng hoặc nó không toàn là thông tin tốt. Người xem internet đa phần là có trình độ, và người ta có thể lọc được ra thông tin bổ ích và biết được sự thật đang diễn ra.”

Mai Khôi: Thưa anh, nhưng mà trong luật báo chí VN có ghi rõ là chức năng của một nhà báo là phải sống trung thực với sự việc, và được quyền viết lên sự thật mà phải không ạ?

Lê Anh Hoài: “Dạ, tôi nghĩ là bản thân tôi chỉ là một phóng viên thôi, tôi sẽ cố gắng làm tất cả những đòi hỏi về nghề nghiệp của mình ở mức độ chừng mực nhất không chỉ ở VN mà trên thế giới thì tôi sẽ cố gắng làm cái việc mà tôi tin tưởng, dĩ nhiên tôi cũng phải chia sẻ là chức danh của tôi là như vậy thôi, cho nên chắc chắn sẽ có nhiều chức danh cao hơn khi họ là điều gì đó thì thật sự tôi cũng không thể can thiệp vào chuyện đó. Cái này chắc là chị hiểu….”

Không có điều kiện nói thật

Mai Khôi: Chúng tôi xin được hỏi chuỵên nhà báo Thanh Tuy, báo Nông Thôn Ngày Nay. Thưa anh, là một cây viết cho báo Nông Thôn Ngày Nay, chúng tôi có thắc mắc là trước những thông tin hồi gần đây thì anh sẽ xử lý như thế nào trong cương vị của một nhà báo?

Thanh Tuy: “Quan điểm của tôi thì như rất nhiều những người dân khác thôi, bởi vì tôi cũng là nhà báo thì sẽ phải cố gắng! À…biểu hiện! thì bây giờ trả lời cũng khó! Có nghĩa là rất nhiều về ý tưởng, nhưng mà để trả lời cụ thể như thế nào thì cũng khó. Biểu tình cũng không phải là việc tốt nhất, phải không ạ.”

Mai Khôi: Nghĩa là, anh có đồng tình với việc người dân xuống đường biểu tình rồi phải không?

Thanh Tuy: “Biểu hiện như thế nào thì bây giờ trả lời cũng rất khó, bây giờ có nhiều ý tưởng, nhưng để trả lời cụ thể như thế nào cũng là khó. Nhưng mà biểu tình cũng không phải là cách tốt nhất.

Tôi nghĩ, nếu mà vì đất nước thì đó là một việc làm rất là nên làm. Thì cũng như rất là nhiều nhà báo khác thôi, nếu mà được lên tiếng để mà bảo vệ đất nước, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ nhân dân thì nhà báo cũng như tất cả các nhà báo khác, làm tất cả những gì có thể!”

Mai Khôi: Mọi người vẫn thường thắc mắc 700 tờ báo mà gần như không có tờ báo nào đăng tin về những cuộc biểu tình đã diễn ra trong suốt 7 tuần qua, anh có thầy điều nay là một sự thật hay không?

Thanh Tuy: “Cái đấy thì…bọn tôi làm báo ở trong nước thì nó ăn sâu vào cái ý nghĩ, vì nói chung là có nhiều cái nó khó, không như một số những cái…nói chung là rất nhiều cái khó! Ai không biết là nên nói, nhưng nói thế nào, và nói ở đâu mới là quan trọng. Ở đây thì không có điều kiện như thế!”

Tránh thông tin nhạy cảm

Mai Khôi: Chúng tôi cũng may mắn có được cuộc nói chuyện ngắn với ông Huỳnh Văn Thông, hiện đang giảng dạy tại trường Báo chí TpHồ Chí Minh. Khi được hỏi về việc huấn luyện một nhà báo trong trường của ông ra sao, với tư cách là trường khoa ông trả lời:

Huỳnh Văn Thông:“Tôi nghĩ nhà báo thì ở đâu cũng vậy thôi, cũng phải là người làm nhiệm vụ đưa tin cho đời sống cho xã hội và đương nhiên là một nhà báo thì phải hoàn thành chức trọng của người cố gắng đưa tin tức. Thứ nhất là phải trung thực, chính xác. Thứ hai là đầy đủ trách nhiệm xã hội. Ở đây nó bao gồm cả ý nghĩa là trách nhiệm xã hội của nhà báo đối với đất nước.”

Mai Khôi: Nói như vậy, chắc ông cũng hiểu được người dân trong nước và hải ngoại trông chờ vào báo chí những bản tin về các vụ biểu tình vừa qua?

Huỳnh Văn Thông: “Tôi không có đủ thông tin về việc này, trên thực tế việc biểu tình chúng tôi chỉ nghe qua lời đồn mà thôi, nghe qua lời đồn thôi… Chứ để mà nói có, cụ thể như thế nào? Và tại sao báo chí không đăng thì thật ra việc đó tôi không biết. Việc đó ở VN cũng là việc nhạy cảm, nó ảnh hưởng đến lợi ích của quốc gia, của dân tộc. Tôi không biết rõ nguyên nhân đâu.”

Mai Khôi: Vậy thì trách nhiệm của người cầm bút phải hiểu như thế nào, thưa ông?

Huỳnh Văn Thông: “Mỗi người một kiểu thôi chị ơi, đó là chuyện của mỗi người trên quê hương mình thì có đóng góp được cái gì cho việc bảo vệ hay giữ gìn đất nước… thì tôi nghĩ ở từng thời điểm, ở từng giai đoạn thì mỗi người đều học được cái cách xử sự cho đúng. Tôi không thấy không khí gì gọi là biểu tình. Ở VN hiện này người ta cũng nhìn thấy cái áp lực về mặt an toàn an ninh quốc phòng do thực tế biểu hiện. Chuyện ấy nó gắn liền với những tham vọng phức tạp và phải được giải bằng bài toán lớn của quốc gia. Và người dân có quuyền biểu lộ tình cảm của họ.

Chỉ có điều là tùy theo tình hình quốc tế, với lại cũng phải phản ứng, cũng có thái độ, hành vi trong giới hạn của điều kiện cụ thể của đất nước, chứ không vì một lý do nào đó mà chúng ta bồng bột!

Tôi không thấy không khí biểu tình, người dân VN bây giờ họ cũng thấy những áp lực về mặt an toàn…Chuyện này nó gắn với những tham vọng rất là phức tạp, và phải được giải quyết với những bài toán của quốc gia. Và người dân có quyền biểu lộ tình cảm bằng lòng yêu nước.”

Vừa qua là cuộc trao đổi giữa chúng tôi với hai nhà báo và một vị trưởng khoa báo chí trong nước. Những ý kiến của họ đã cho thấy phần nào bối cảnh của những người phụ trách mảng thông tin hiện rất hạn chế khi đưa các tin tức mà nhà nước không cho phép. Trong không khí sục sôi của dất nước, người biểu tình vừa tranh đấu với ngoại nhân vừa phải dè chừng trước các cuộc đàn áp của cơ quan an ninh thật là khó khăn đủ đường cho họ. Nếu được báo chí thông tin kịp thời, tuy chỉ là chừng mực thì tình hình trạng của họ có thể nói là tốt hơn rất nhiều. Không đưa tin trung thực hay né tránh đưa những tin tức đang xảy ra cũng là một lỗi lầm lớn của báo chí đối với người dân, cho dù họ đang là cộng sự viên cho nhà nước đi chăng nữa.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.