Chính giới Thụy Sĩ lên tiếng cho các nhà dân chủ Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban Biên Tập web Việt Tân : Sau khi được tin phiên tòa CSVN sẽ xét xử 8 nhà dân chủ Việt Nam, cơ sở Việt Tân tại Thụy Sĩ đã vận động chính giới và nhân vật tại Geneva lên tiếng qua 2 lá thư. Lá thư đầu tiên gửi đến Nguyễn Minh Triết. Lá thư thứ nhì gửi đến bà Ngoại Trưởng Thụy Sĩ Micheline Calmy-Rey.

Cả hai lá thư đều được gửi đi trước khi CSVN hoãn 2 buổi xét xử. Kính mời quý đọc gia xem bản dịch việt ngữ sau đây.


Do sự vận động của Việt Tân
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
www.viettan.org/fr
europe@viettan.org

Geneva, ngày 21 tháng 9, 2009

Kính gửi ông Nguyễn Minh Triết
Chủ Tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Tòa Đại Sứ nước CHXHCNVN
Schlösslistrasse 26
3008 Bern

Kính thưa ông chủ tịch,

Sau khi được đảng Việt Tân cấp báo, chúng tôi xin mạn phép gửi thư này đến ông để bày tỏ mối quan ngại sâu xa về hiện tình của một số nhà dân chủ Việt Nam đang là nạn nhân của chính sách trấn áp và ngược đãi hiện nay tại Việt Nam

Trước nhất, là chính sách bóp nghẹt tự do internet mà cụ thể là gần đây, một số nhà bloggers đã bị bắt giữ và khủng bố tinh thần vì họ đã sử dụng internet để tố cáo hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với các hải đảo Việt Nam tại Biển Đông.

Tiếp theo, hai tù nhân lương tâm là Linh Mục Nguyễn Văn LýLS Lê Thị Công Nhân vẫn không được quyền xuất trại mặc dù tình trạng sức khỏe của hai vị này cần được đưa vào bệnh viện điều trị gấp.

Và sau cùng, vào các ngày 24 và 25 tháng 9 2009, sáu nhà dân chủ, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Kim Nhàn, sẽ bị đưa ra xét xử tại Hải Phòng, và hai người khác, các ông Phạm Văn Trội và Vũ Hùng, tại Hà Nội, với tôi danh “tuyên truyền chống lại chế độ”, chỉ vì họ đã lên tiếng để tranh đấu cho dân sinh dân quyền tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đã ký vào bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Vì vậy, tôi rất mong ông Chủ Tịch can thiệp để các quyền tự do căn bản được tôn trọng, và để hai vị tù nhân lương tâm, LM Nguyễn Văn LýLS Lê Thị Công Nhân được điều trị.

Kính thư,

    Ông François Longchamp : tổng trưởng chánh quyền tiểu bang Geneva

    Ông Frédéric Hohl : dân biểu, Trưởng Nhóm đảng Cấp Tiến (Radical) tại Quốc Hội tiểu bang Geneva

    Ông Pierre Maudet : Ủy Viên chánh quyền thành phố Geneva

    Ông Adrien Genecand : Ủy viên thị xã Geneva, chủ tịch Nhóm Thanh Niên đảng Cấp Tiến (Parti Radical) Geneva

    Ông Bernard Favre, phụ tá tại chánh quyền thành phố Geneva, cựu tổng thơ ký đảng Cấp Tiến Geneva (Radical)

    Ông Ali Benouari, chủ tịch Hội Thụy Sĩ Hồi Giáo

    Bà Nadège Hirsch

    Bà Nadia Butnud

    Ông Roger Forster

    Ông Luc Heimendinger

PDF - 145 kb


Do sự vận động của Việt Tân
Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng
www.viettan.org/fr
europe@viettan.org

Geneva, ngày 21 tháng 9, 2009

Bà Micheline Calmy-Rey
Bộ Trưởng ngoại giao Thụy Sĩ

Palais fédéral
3003 Berne
departementsvorstehering @ eda.admin.ch

Kính thưa Bà Bộ Trưởng,

Sau khi được đảng Việt Tân cấp báo, chúng tôi xin mạn phép gửi thư này đến bà để bày tỏ mối quan ngại sâu xa về hiện tình của một số nhà dân chủ Việt Nam đang là nạn nhân của chính sách trấn áp và ngược đãi hiện nay tại Việt Nam

Trước nhất, là chính sách bóp nghẹt tự do internet mà cụ thể là một số nhà bloggers đã bị bắt giữ và khủng bố tinh thần vì họ đã sử dụng internet để tố cáo hành động xâm lấn của Trung Quốc đối với các hải đảo Việt Nam tại Biển Đông.

Tiếp theo, hai tù nhân lương tâm là LM Nguyễn Văn LýLS Lê Thị Công Nhân vẫn không được quyền xuất trại mặc dù tình trạng sức khỏe của hai vị này cần được đưa vào bệnh viện điều trị gấp.

Và sau cùng, vào các ngày 24 và 25 tháng 9 2009, sáu nhà dân chủ, các ông Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Quỳnh, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Tính, Nguyễn Văn Túc và Nguyễn Kim Nhàn, sẽ bị đưa ra xét xử tại Hải Phòng, và hai người khác, các ông Phạm Văn Trội và Vũ Hùng, tại Hà Nội, với tôi danh gán ghép “tuyên truyền chống lại chế độ”, chỉ vì họ đã lên tiếng để tranh đấu cho dân sinh dân quyền tại Việt Nam.

Chúng tôi xin mạn phép đề nghị cùng Bà Bộ Trưởng hãy yêu cầu tòa đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam :

  • gửi đại diện đến tham dự phiên tòa ngày 24/09/2009 tại Hải Phòng và ngày 25 tại Hà Nội, một mặt để nâng đỡ tinh thần các nhà đối kháng, mặt khác để chứng tỏ với phía Việt Nam là tình trạng nhân quyền vẫn là mối quan ngại thường xuyên của Thụy Sĩ. Theo chúng tôi được biết, tòa đại sứ một số quốc gia Âu Châu khác cũng sẽ gửi đại diện đến tham dự phiên tòa.
  • gửi đại diện đến thăm LM Nguyễn Văn LýLS Lê Thị Công Nhân, và can thiệp để 2 tù nhân lương tâm này được điều trị đúng đắn.

Kính thư,

    Ông François Longchamp : tổng trưởng chánh quyền tiểu bang Geneva

    Ông Frédéric Hohl : dân biểu, Trưởng Nhóm đảng Cấp Tiến (Radical) tại Quốc Hội tiểu bang Geneva

    Ông Pierre Maudet : Ủy Viên chánh quyền thành phố Geneva

    Ông Adrien Genecand : Ủy viên thị xã Geneva, chủ tịch Nhóm Thanh Niên đảng Cấp Tiến (Parti Radical) Geneva

    Ông Bernard Favre, phụ tá tại chánh quyền thành phố Geneva, cựu tổng thơ ký đảng Cấp Tiến Geneva (Radical)

    Ông Ali Benouari, chủ tịch Hội Thụy Sĩ Hồi Giáo

    Bà Nadège Hirsch

    Bà Nadia Butnud

    Ông Roger Forster

    Ông Luc Heimendinger

PDF - 132.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.